Vi Khuẩn HP Có Gây Hôi Miệng Không? Khắc Phục Sao?
“Vi khuẩn Hp có gây hôi miệng không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa, trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây hôi miệng và đi kèm với một số biểu hiện khác. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe.
Vi khuẩn Hp có gây hôi miệng không?
Vi khuẩn Helicobacter pylori là loại xoắn khuẩn sinh sống trong môi trường axit như dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể phá vỡ lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó tiết ra các thành phần kích thích khiến dạ dày tăng sản xuất dịch vị. Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 90% trường hợp bị viêm loét dạ dày liên quan đến tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).
Hôi miệng là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến. Chứng hôi miệng khiến nhiều người tự ti, gặp khó khăn trong giao tiếp hàng ngày. Tình trạng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Nếu được kiểm soát đúng cách sẽ khắc phục các biểu hiện nhanh chóng.
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Mặc dù là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa nhưng xoắn khuẩn này cũng có thể lây nhiễm sang khoang miệng. Sự xuất hiện của vi khuẩn Hp trong khoang miệng làm tăng nguy cơ viêm khoang miệng, viêm nha chu, hôi miệng.
Tình trạng hôi miệng do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra có thể kiểm soát hoàn toàn nếu bệnh lý nguyên nhân được khắc phục. Nhiều trường hợp bị hôi miệng do nguyên nhân này không nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Dấu hiệu nhận biết hôi miệng do vi khuẩn Hp
Không giống như tình trạng hôi miệng thông thường, chứng hôi miệng do vi khuẩn Hp không chỉ tác động đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến đường ruột. Việc nhận biết các triệu chứng bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định mức độ bệnh, từ đó áp dụng phương pháp khắc phục phù hợp.
Người bị hôi miệng do vi khuẩn Hp có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện sau:
- Bạn hoặc người xung quanh nhận thấy mùi hôi khó chịu ở khoang miệng. Tình trạng này có thể xảy ra ngay khi vệ sinh răng miệng sạch
- Tình trạng hôi miệng do vi khuẩn Hp gây ra thường nặng hơn vào buổi sáng
- Ngoài biểu hiện hôi miệng, trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp còn gây ra một số biểu hiện như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, trớ thức ăn, đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu, chướng bụng,…
- Rêu lưỡi dày, thường có màu vàng và khó làm sạch hoàn toàn
Ảnh hưởng của chứng hôi miệng do vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Helicobacter pylori là loại vi khuẩn gam âm và tồn tại trong dạ dày. Loại xoắn khuẩn này chỉ phát triển và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày và nhiều vấn đề ở đường ruột khác. Ngoài các triệu chứng ở dạ dày, người bệnh còn gặp phải tình trạng hôi miệng do vi khuẩn Hp gây ra.
Thực tế, chứng hôi miệng khởi phát do nguyên nhân này chỉ được kiểm soát khi bệnh lý nguyên nhân được khắc phục. Trường hợp chủ quan, không tiến hành điều trị sẽ khiến mùi hôi ở khoang miệng kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến vị giác, giao tiếp hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hơn nữa, hôi miệng do xoắn khuẩn này nếu không được kiểm soát sớm còn làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề nha khoa khác như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, răng ê buốt,…
Không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa hóa, nhiễm vi khuẩn Hp còn gây hôi miệng và hàng loại các vấn đề nha khoa nếu không được điều trị sớm. Do đó, bạn cần chủ động trong thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh lý để kiểm soát chứng hôi miệng nhanh chóng.
Chẩn đoán hôi miệng do vi khuẩn Hp
Như đã đề cập, chứng hôi miệng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên rất khó trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, để xác định hôi miệng có do vi khuẩn Hp gây ra không, cần can thiệp các kỹ thuật xét nghiệm y tế.
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu
- Test hơi thở
- Nội soi để làm sinh thiết
Việc thực hiện các xét nghiệm trên nhằm xác định sự hiện diện của vi khuẩn Hp – nguyên nhân gây hôi miệng. Bên cạnh đó, các phương pháp chẩn đoán còn góp phần quan trọng trong việc phát hiện sớm các vấn đề dạ dày, từ đó kiểm soát sớm bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Các biện pháp khắc phục tình trạng hôi miệng do vi khuẩn Hp
Nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng nói riêng và nhiều vấn đề nha khoa khác. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng tình trạng này cần được khắc phục sớm để tránh những phiền toái trong giao tiếp, ăn uống cũng như dự phòng các biến chứng nặng nề ở dạ dày do xoắn khuẩn gây ra.
Để kiểm soát dứt điểm tình trạng này, người bệnh cần khắc phục bệnh lý nguyên nhân, đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng, ăn uống, sinh hoạt điều độ và loại bỏ các thói quen xấu:
1. Điều trị H. pylori
Để kiểm soát tình trạng hơi thở có mùi hôi hoàn toàn, bạn cần khắc phục bệnh lý nguyên nhân. Theo đó, khi nhiễm khuẩn H. pylori đã được kiểm soát, các biểu hiện của chứng hôi miệng cũng sẽ biến mất. Sau khi xét nghiệm, xác định được sự có mặt của xoắn khuẩn này, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp. Mục tiêu của việc điều trị là tiêu diệt vi khuẩn, phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và trung hòa dịch vị ở dạ dày. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Metronidazole, amoxicillin, clarithromycin, tetracycline, tinidazole
- Thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày: Esomeprazole, dexlansoprazole, rabeprazole, omeprazole, lansoprazole
- Bismuth subsalicylate có thể được chỉnh định cùng với nhóm kháng sinh
- Thuốc kháng thụ thể histamin H2: Cimetidine, nizatidine, famotidine,…
Thời gian dùng thuốc điều trị có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần tùy thuộc vào phác đồ điều trị. Bệnh nhân cần tuân thủ tốt chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Bởi vi khuẩn Hp có khả năng kháng thuốc cao, nếu tự ý thay đổi liều lượng hoặc dùng thuốc không đều đặn sẽ khiến bệnh lý tiến triển nặng nề và gây khó khăn trong việc điều trị về sau.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh lý nha khoa nói chung và hỗ trợ điều trị hôi miệng do vi khuẩn Hp nói riêng. Mặc dù không thể kiểm soát được chứng hôi miệng hoàn toàn nhưng thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng có thể ngăn chặn hại khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh và gây ra các vấn đề răng miệng khác.
Cách vệ sinh răng miệng giúp cải thiện chứng hôi miệng do vi khuẩn Hp gây ra:
- Bên cạnh đánh răng từ 2 – 3 lần/ ngày, bạn cần sử dụng thêm chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch các mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng
- Để làm giảm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, có thể dùng nước muối pha loãng để súc miệng hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
- Không chỉ răng, lưỡi cũng là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn gây hại và gây ra nhiều vấn đề nha khoa. Do đó, bạn nên vệ sinh mặt lưỡi với dụng cụ chuyên dụng từ 2 lần/ tuần.
3. Tận dụng một số thảo dược tự nhiên
Tình trạng hôi miệng do vi khuẩn Hp gây ra có thể thuyên giảm khi dùng một số thảo dược tự nhiên như lá bạc hà, gừng tươi, vỏ chanh, tinh dầu đinh hương,… Những thảo dược này có lượng tinh dầu thơm, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh tác dụng giảm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, các mẹo chữa từ những thảo dược này còn giúp phòng ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả.
Dùng vỏ chanh giảm hôi miệng:
- Vỏ chanh sau khi rửa sạch thì để ráo
- Bào nhỏ vỏ chanh rồi trộn với kem đánh răng
- Dùng hỗn hợp này chải răng như bình thường
- Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày để cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả
Lá bạc hà:
- Chuẩn bị vài lá bạc hà tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
- Sau khi chải răng thì dùng lá bạc hà nhai trực tiếp để khắc phục chứng hôi miệng
- Hoặc có thể dùng nước ép lá bạc hà trộn với kem đánh răng và chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày
Gừng tươi:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng
- Đun sôi 500ml rồi cho thảo dược vào đun thêm vài phút nữa rồi tắt bếp
- Dùng nước này súc miệng sau khi đánh răng
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất
4. Ăn uống khoa học
Thói quen ăn uống không chỉ đóng vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm vi khuẩn Hp mà còn tác động đến tình trạng hôi miệng. Vì vậy, người bệnh cần chủ động trong việc xây dựng và duy trì chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh lý. Đồng thời hỗ trợ làm giảm chứng hôi miệng do vi khuẩn Hp.
Dưới đây là chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do vi khuẩn Hp gây ra:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị nhiễm khuẩn Hp cũng như giảm chứng hôi miệng.
- Người bị hôi miệng tránh dùng các món ăn, thực phẩm nặng mùi, chứa nhiều gia vị, dầu mỡ
- Bổ sung sữa chua và các thực phẩm chứa probiotic vào thực đơn hàng ngày để giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ điều trị bệnh lý nguyên nhân hiệu quả.
- Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn chính để làm giảm áp lực lên dạ dày, ngăn ngừa trào dược dạ dày. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
5. Uống nhiều nước
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do vi khuẩn Hp gây ra. Khô miệng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ hôi miệng. Nguyên do là khi hoạt động tiết nước bọt bị giảm sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh và phát sinh các vấn đề về răng miệng.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, bạn nên uống từ 2- 2.5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động tiết nước bọt, ngăn ngừa khô miệng và hôi miệng. Bên cạnh dùng nước lọc, có thể dùng nước ép rau củ, trái cây tươi hoặc các loại trà thảo mộc để bổ sung các khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể.
6. Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, bạn cần chủ động trong việc thăm khám sức khỏe răng miệng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần. Biện pháp này giúp phòng ngừa cũng như sớm phát hiện các vấn đề nha khoa bất thường và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp
Phòng ngừa vi khuẩn Hp gây hôi miệng tái phát
Vi khuẩn Hp tồn tại sẵn trong đường tiêu hóa. Trường hợp dương tính với xoắn khuẩn này có thể được kiểm soát tốt nhưng vẫn có nguy cơ tái phát cao khi gặp điều kiện thuận lợi. Trường hợp nhiễm khuẩn Hp tái phát nhiều lẫn sẽ khiến tình trạng hôi miệng kéo dài dai dẳng và gây ra nhiều phiền toái, giảm chất lượng cuộc sống.
Do đó, sau khi xử lý hôi miệng do vi khuẩn Hp, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tập thói quen ăn chín, uống sôi, hạn chế dùng đồ ăn tươi sống như tôm tái, cá ngừ sống, gỏi sứa,…
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hít khói thuốc lá thụ động
- Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng. Đồng thời thăm khám sức khỏe răng miệng và lấy cao răng định kỳ để phòng ngừa hôi miệng cũng như các vấn đề răng miệng khác.
- Súc miệng với nước sạch và nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn nhẹ để làm sạch khoang miệng, hạn chế hại khuẩn phát triển quá mức.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Vi khuẩn Hp có gây hôi miệng không?” và một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng này. Thực tế, tình trạng hôi miệng do nhiễm khuẩn H. pylori sẽ được khắc phục khi bệnh lý nguyên nhân được kiểm soát tốt. Do đó, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!