Trị Hôi Miệng Bằng Lá Trầu Không – Mẹo Dùng Lưu Truyền

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Trị hôi miệng bằng lá trầu không là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Cách chữa này phù hợp với người bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, cà phê, dùng các thực phẩm nặng mùi,… Đối với tình trạng hôi miệng do bệnh lý, các mẹo chữa từ lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ.

Hôi miệng là tình trạng răng miệng phổ biến, ai cũng có thể mắc phải ít nhất 1 lần trong đời. Thống kê nhận thấy, có đến 80% trường hợp bị hôi miệng do vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi, phát triển mạnh. 

lá trầu không trị hôi miệng
Trị hôi miệng bằng lá trầu không là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do vệ sinh răng miệng kém, thức ăn thừa và mảng bám xuất hiện trên răng. Đây là điều kiện để vi khuẩn phát triển, phân hủy thức ăn thừa và sinh ra khí H2S (có mùi trứng thối) trong khoang miệng.

Hôi miệng mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Hơi thở có mùi khiến người bệnh ngại nói chuyện, tiếp xúc với mọi người xung quanh. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cơ hội phát triển trong công việc và giảm kết quả học tập.

Một số trường hợp bị hôi miệng do mắc các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản,… nếu không được thăm khám và chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng, tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.

Để khắc phục hơi thở có mùi, nhiều người tìm đến các mẹo dân gian từ các thảo dược tự nhiên có độ an toàn và lành tính. Thành phần hoạt chất có trong nhiều loại thảo dược có tác dụng làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám, kiểm soát vi khuẩn phát triển quá mức. Từ đó cải thiện hơi thở có mùi hiệu quả. 

Tác dụng trị hôi miệng của lá trầu không

Trị hôi miệng bằng lá trầu không được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian và được phản hồi tích cực. Theo tài liệu y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay, nồng, tác dụng giảm đau, sát khuẩn, tiêu viêm,… Nên thường được tận dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm, đau nhức lưng và một số vấn đề răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng, hôi miệng.

Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ phục hồi niêm mạc tổn thương hiệu quả. Chiết xuất từ thảo dược này mang lại nhiều công dụng, trong đó có trị hôi miệng. Với mùi thơm dịu, lá trầu không sẽ giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ tiêu trừ vi khuẩn, nấm gây hại trong khoang miệng.

Có thể nhận thấy, lá trầu không có tác dụng kiểm soát chứng hôi miệng và một số vấn đề nha khoa thường gặp. Mặc dù được đánh giá có độ an toàn, lành tính nhưng mẹo chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp hôi miệng ở mức độ nhẹ. Nếu hơi thở có mùi là hệ quả của các bệnh lý, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Hướng dẫn cách dùng lá trầu không chữa hôi miệng 

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa hôi miệng bằng lá trầu không. Theo đó, bạn có thể dùng lá trầu không đơn lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược khác để tăng tác dụng như muối, gừng tươi, vỏ bưởi, lá trà xanh, mật ong,… 

Dưới đây là một số cách chữa hôi miệng bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng:

1. Súc miệng lá trầu không trị hôi miệng

Cách đơn giản nhất trong điều trị hôi miệng là súc miệng với nước sắc lá trầu không. Mẹo chữa này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa trong khoang miệng, từ đó loại bỏ mùi hôi trong miệng nhanh chóng.

vệ sinh răng miệng đúng cách
Dùng nước sắc lá trầu không súc miệng phù hợp với người bị hôi miệng do dùng món ăn nặng mùi, hút thuốc, bia rượu,…

Dùng nước sắc lá trầu không súc miệng phù hợp với người bị hôi miệng do dùng các món ăn, thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, nghệ, phô mai, uống bia rượu, người có thói quen hút thuốc lá,… Áp dụng mẹo này thường xuyên còn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu,…

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không tươi
  • Ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Cho lá trầu không vào nồi cùng với 250ml nước đun trên lửa vừa
  • Dùng nước này súc miệng từ 3 – 4 lần/ ngày để cải thiện hơi thở có mùi

2. Giảm hôi miệng với trầu không và muối

Để tăng tác dụng làm sạch răng miệng và kiểm soát chứng hôi miệng, bạn có thể kết hợp lá trầu không với muối. Muối có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau và ngăn ngừa vi khuẩn trong khoang miệng phát triển quá mức. 

Bạn có thể dùng nước sắc lá trầu không với muối súc miệng đều đặn mỗi ngày để cải thiện chứng hôi miệng. Hoặc dùng lá trầu không tươi và muối biển nhai trực tiếp để tinh dầu trong thảo dược thẩm thấu vào niêm mạc miệng và phát huy công dụng.

3. Kết hợp lá trầu không với gừng tươi

Gừng (sinh khương) là vị thuốc Đông y có dược tính và công năng đa dạng nên được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Với hàm lượng tinh dầu thơm dồi dào, gừng tươi có tác dụng loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, một số thành phần hoạt chất trong gừng còn giúp sát khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh nha khoa thường gặp.

trầu không và gừng
Để cải thiện tình trạng hôi miệng, bạn có thể kết hợp lá trầu không với gừng tươi

Sự kết hợp giữa lá trầu không với gừng tươi không chỉ giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng kém mà còn mang lại hơi thở thơm mát, sảng khoái, đồng thời bảo vệ răng miệng trước sự tấn công của tác nhân gây hại.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và 1 củ gừng tươi
  • Lá trầu không ngâm rửa với nước muối. Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng
  • Đun sôi 500ml nước cho cho các thảo dược vào đun sôi
  • Để sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước và để nguội
  • Dùng nước này súc miệng sau mỗi lần chải răng để đạt được hiệu quả tốt nhất

4. Nhai lá trầu không tươi 

So với súc miệng với nước sắc lá trầu không thì nhai lá trầu không trực tiếp sẽ loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng hiệu quả hơn. Mẹo chữa này tận dụng tinh dầu thơm trong lá trầu không khắc phục tình trạng hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, nếu có thể chịu được vị cay nồng của lá trầu không, bạn có thể áp dụng cách chữa này.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chọn một lá trầu không tươi, không sâu bệnh
  • Sau khi ngâm rửa với nước muối pha loãng thì xả lại với nước sạch
  • Cho một ít muối vào lá trầu không và bỏ vào miệng nhai
  • Nước lá trầu không tiết ra sẽ thẩm thấu vào niêm mạc mô nướu, lưỡi 
  • Sau vài phút thì nhổ bỏ bã trầu không

5. Lá trầu không kết hợp lá trà xanh chữa hôi miệng

Trà xanh không chỉ là loại thức uống ưa chuộng tại nhiều quốc gia mà còn là vị thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, lá trà xanh có tính mát, vị đắng, hơi chát, ngọt và có tác dụng tốt đối với kinh thận, can. Trong khi đó, nghiên cứu dược lý hiện đại nhận thấy tinh dầu thảo dược này có mùi thơm, chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, làm sạch răng miệng, hỗ trợ phục hồi tế bào bị tổn thương.

Trong dân gian, lá trà xanh được dùng chữa hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, chảy máu răng, viêm tủy răng. Do đó, khi kết hợp lá trầu không và lá trà xanh sẽ làm tăng tác dụng chữa trị, kiểm soát hơi thở có mùi nhanh chóng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và 1 nắm lá trà xanh 
  • Sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
  • Đun sôi 300ml nước rồi cho tất cả nguyên liệu vào
  • Đun tiếp khoảng 5 phút thì tắt bếp
  • Để nước nguội và dùng súc miệng sau mỗi lần đánh răng
  • Thực hiện mẹo chữa đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất

6. Loại bỏ hơi thở có mùi hôi với lá trầu không và mật ong 

Như đã đề cập, nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng là do vi khuẩn phát triển quá mức. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và kiểm soát vi khuẩn sinh sôi quá mức. 

mật ong và lá trầu không chữa hôi miệng
Trong dân gian lưu truyền mẹo chữa hôi miệng kết hợp từ lá trầu không và mật ong mang lại hiệu quả cao

Trong dân gian lưu truyền cách trị hôi miệng bằng lá trầu không và mật ong. Nói về mật ong thì đây là sản phẩm từ thiên nhiên mang lại giá trị lớn đối với sức khỏe. Không chỉ giúp bồi bổ, tăng cường sức đề kháng, mật ong còn chứa các thành phần hoạt chất kháng khuẩn, giảm viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh nha khoa thường gặp, trong đó có hôi miệng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lá trầu không tươi sau khi ngâm rửa sạch thì để ráo
  • Đun sôi 250ml nước rồi cho lá trầu không vào đun tiếp vài phút rồi tắt bếp
  • Chắt lấy phần nước để nguội cho vài muỗng mật ong vào khuấy đều
  • Sau khi chải răng thì dùng nước này súc miệng
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để cải thiện mùi hôi trong khoang miệng hiệu quả

7. Lá trầu không và vỏ bưởi giảm hôi miệng

Ngoài các mẹo chữa trên, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng hôi miệng bằng lá trầu không kết hợp với vỏ bưởi. Trong vỏ bưởi có chứa hàm lượng tinh dầu dồi dào, không chỉ có mùi thơm mà còn mang lại nhiều công dụng như kích thích mọc tóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng,… 

Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng, mang lại hơi thở thơm mát, dễ chịu, đồng thời hạn chế các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm mô nướu, chảy máu răng, áp xe răng khởi phát. Nếu không tìm được vỏ bưởi, bạn có thể thay thế bằng vỏ chanh hoặc vỏ cam đều được.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Vỏ bưởi sau khi rửa sạch thì cắt nhỏ
  • Đun sôi 500ml nước rồi cho các nguyên liệu vào
  • Sau khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Dùng nước này súc miệng mỗi ngày để loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng

Trị hôi miệng bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Trị hôi miệng bằng lá trầu không là mẹo dân gian được nhiều người tin tưởng thực hiện và phản hồi tích cực. Trong y học cổ truyền, lá trầu không là vị thuốc lành tính, không độc và mang lại nhiều công dụng chữa bệnh. Việc áp dụng mẹo chữa hôi miệng từ thảo dược này được đánh giá có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng.

Về hiệu quả khi dùng lá trầu không trị hôi miệng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các cách chữa dân gian từ thảo dược nói chung chỉ có tác dụng hỗ trợ, phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, xảy ra do những nguyên nhân thông thường. 

hôi miệng có tự khỏi không
Về hiệu quả khi dùng lá trầu không trị hôi miệng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ địa hiệu quả của bài thuốc chữa sẽ phát huy nhanh hoặc chậm, thậm chí không mang lại hiệu quả. Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng cách chữa này. Trường hợp bị hôi miệng do bệnh lý, bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất. 

Ngoài các mẹo chữa hôi miệng bằng lá trầu không, bạn cần kết hợp các biện pháp chăm sóc để đạt được kết quả tốt nhất. Theo đó, cần vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế các món ăn nặng mùi, tránh sử dụng các thức uống chứa cồn, nhiều đường, từ bỏ thói quen hút thuốc lá,…

Lưu ý khi trị hôi miệng bằng lá trầu không

Trong thời gian áp dụng mẹo chữa hôi miệng bằng lá trầu không, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần lựa chọn lá trầu không sạch, không sâu bệnh, thuốc trừ sâu để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh cũng như hạn chế phát sinh tác dụng không mong muốn. Bên cạnh đó, cần ngâm rửa dược liệu với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn.
  • Lá trầu không có thể gây kích ứng, dị ứng ở một số đối tượng, nhất là người có cơ địa nhạy cảm. Do đó, nên cân nhắc trước khi thực hiện mẹo chữa này.
  • Nếu không nhận thấy kết quả sau một thời gian áp dụng cách chữa này, bạn nên cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị để kiểm soát hơi thở có mùi hiệu quả.
  • Hơi thở có mùi hôi xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Để kiểm soát tình trạng này triệt để, bạn cần xác định nguyên nhân. Các mẹo chữa từ lá trầu không được xem như biện pháp hỗ trợ.
  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế các thức uống chứa cồn, chất kích thích và thức ăn cay nóng, nặng mùi, kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách để kiểm soát và phòng ngừa hôi miệng tái phát.

Bài viết đã tổng hợp một số mẹo chữa hôi miệng bằng lá trầu không cũng như một số lưu ý trong quá trình áp dụng. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn nên tham vấn y khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách Kiểm Tra Có Bị Hôi Miệng Không 6 Cách Kiểm Tra Có Bị Hôi Miệng Không Chính Xác Nhất

Các cách kiểm tra có bị hôi miệng không được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng hôi miệng ảnh…

Kẽ Răng Bị Hôi Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Điều Trị và Xử Lý Sao Hiệu Quả

Kẽ răng bị hôi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể xảy…

Hôi miệng – Nguyên nhân gây bệnh và cách trị tận gốc

Hôi miệng ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số thế giới. Đa số nguyên nhân dẫn đến hôi miệng là…

Nước vo gạo có thể sử dụng kết hợp với chanh để chữa hôi miệng Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Nước Vo Gạo – Bật Mí Mẹo Hay

Chữa hôi miệng bằng nước vo gạo là một trong những phương pháp dân gian được truyền miệng, nhận được…

Hôi miệng từ cổ họng Hôi Miệng Từ Cổ Họng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Sao?

Hôi miệng từ cổ họng là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên nó lại không đơn giản…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua