Chữa Hôi Miệng Bằng Đông Y Hiệu Quả – Bài Thuốc Hay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Chữa hôi miệng bằng Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn bên cạnh dùng tân dược theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp này tận dụng các dược liệu có dược tính và công năng để khắc phục căn nguyên gây hôi miệng. Thuốc Đông y chữa nhiệt miệng được đánh giá có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng.

Quan niệm của Đông y về hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng sức khỏe phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Theo y học hiện đại, đa số các trường hợp bị hôi miệng do sự phát triển, sinh sôi quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng. Các yếu tố làm tăng nguy cơ có thể kể đến như vệ sinh răng miệng kém, dùng các thực phẩm nặng mùi, hút thuốc lá. Hoặc là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan,…

chữa hôi miệng bằng đông y
Chữa hôi miệng bằng Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì có độ an toàn cao, lành tính

Theo quan niệm của Đông y, hôi miệng khởi phát do hở tâm vị. Tâm vị là cơ vòng nằm ở đầu dạ dày và cuối thực quản, có chức năng ngăn chặn thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và khoang miệng. Tuy nhiên, khi tâm vị bị rối loạn thì tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện. Thức ăn và dịch tiết dạ dày sẽ gây ra mùi hôi, chua ở khoang miệng và đi kèm với nhiều biểu hiện khác.

Các bài thuốc Đông y sẽ tác động đến căn nguyên khởi phát, bởi khi căn nguyên được kiểm soát thì các biểu hiện lâm sàng sẽ thuyên giảm và biến mất hẳn. Đối với chứng hôi miệng, Đông y sẽ tập trung trừ nhiệt ở dạ dày, giải độc, thanh nhiệt, đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng mô nướu bị tổn thương.

Chữa hôi miệng bằng Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì có độ an toàn cao, lành tính. Các bài thuốc chữa bệnh đều tận các vị thuốc phù hợp với cơ địa của người Việt, không phát sinh tác dụng phụ nếu áp dụng trong thời gian dài và có thể dùng được cho người cao tuổi, người mắc bệnh nền.

Tuy nhiên, thuốc Đông y chữa bệnh thường phát huy chậm hơn so với thuốc Tây. Bên cạnh đó, hiệu quả chữa hôi miệng còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa, mức độ bệnh lý, thời gian sử dụng thuốc và nhiều yếu tố khác. Nhìn chung, chữa hôi miệng bằng Đông phù hợp với những trường hợp hơi thở có mùi do trào ngược dạ dày, vệ sinh răng miệng kém, tổn thương mô nướu,…

Các bài thuốc chữa hôi miệng bằng Đông y hiệu quả

Trong Đông y chia chứng hôi miệng thành nhiều thể bệnh khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ áp dụng bài thuốc phù hợp. Để đạt được kết quả tốt nhất cũng như tránh phát sinh tác dụng không mong muốn, người bệnh nên đến phòng khám Đông y để được bắt mạch, chẩn đoán và hướng dẫn bài thuốc với liều lượng hợp lý.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa hôi miệng hiệu quả:

Bài thuốc chữa hôi miệng thể thấp nhiệt uẩn phục

Nhiều người hợp bị hôi miệng do thấp nhiệt uẩn phục tức là thói quen sử dụng bia rượu, thức uống chứa cồn, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, cay nóng. Từ đó sinh nhiệt ở tỳ vị gây nóng rát, trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Thức ăn cùng với dịch dạ dày sẽ gây ra mùi hôi khó chịu ở khoang miệng. Bên cạnh đó, thể bệnh này còn khiến người bệnh nóng rát thượng vị, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa,…

trào ngược dạ dày
Thể thấp nhiệt uẩn phục khiến người bệnh nóng rát thượng vị, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa

Để khắc phục chứng thấp nhiệt uẩn phục ở người bị hôi miệng. Đông y sử dụng các vị thuốc có tác dụng phương hương hóa thấp, thanh nhiệt lợi thấp như bạc hà, bán hạ, liên kiều, xương bồ, hoạt thạch. 

Chuẩn bị dược liệu:

  • Bán hạ
  • Xương bồ
  • Liên kiều
  • Khấu nhân
  • Hoắc hương
  • Cam thảo
  • Hậu phác
  • Hoạt thạch
  • Mộc thông
  • Hoàng cầm
  • Hoạt thạch
  • Bạc hà
  • Hoàng liên

Hướng dẫn sắc thuốc:

  • Các dược liệu sau khi rửa sạch thì để ráo
  • Sau đó cho tất cả vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ
  • Đến khi cạn còn ⅓ thì tắt bếp và chắt lấy nước
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc một thang theo hướng dẫn của thầy thuốc

Áp dụng bài thuốc này đều đặn giúp khắc phục chứng thấp nhiệt uẩn phục, cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày gây ra. Từ đó, loại bỏ hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Đông y chữa hôi miệng do nhiệt độc

Hôi miệng do nhiệt độc đề cập đến tình trạng nóng trong, niêm mạc miệng bị tổn thương, sưng viêm, đau rát, thiểu năng nước bọt và hơi thở có mùi hôi. Bên cạnh đó, chứng bệnh này còn thể hiện thông qua một số biểu hiện như táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng, nước tiểu có màu đỏ. Để khắc phục chứng hôi miệng do nhiệt độc, Đông y chú trọng đến phương pháp thanh nhiệt giải độc.

bài thuốc chữa hôi miệng
Đông y áp dụng bài thuốc thanh nhiệt giải độc để khắc phục chứng hôi miệng do nhiệt độc

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • Huyền sâm 12g
  • Sinh địa 20g
  • Mộc thông 10g
  • Thạch cao 40g
  • Thăng ma 8g
  • Cam thảo 4g
  • Tri mẫu 12g
  • Ngọc trúc 12g

Cách sắc thuốc:

  • Các dược liệu cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ
  • Sắc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn ⅓ thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi lần uống nên hâm nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất
  • Ngày sắc uống 1 thang đến khi chứng hôi miệng thuyên giảm hẳn

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • Quất bì 50g
  • Quế tâm 50g
  • Cam thảo 50g
  • Tế tân 50g
  • Táo nhục
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Các dược liệu đem tán thành bột mịn 
  • Trộn đều với táo nhục và mật ong rồi vo thành viên bằng hạt đậu 
  • Mỗi ngày uống từ 5 – 10g cùng với cốc nước ấm
  • Uống trước khi ngủ để đạt được kết quả tốt nhất 

Bài thuốc 3

Chuẩn bị:

  • Cam thảo 90g
  • Đinh hương 15g
  • Quế tâm 45g
  • Xuyên khung 30g
  • Tế tân 45g
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc mang đi tán thành bột mịn
  • Sau đó trộn đều với mật ong và làm thành viên nhỏ bằng hạt ngô 
  • Mỗi ngày trước khi ngủ uống 5g với nước ấm

Bài thuốc 4

Chuẩn bị:

  • Thạch cao 30g
  • Trúc diệp 9g
  • Mạch môn 18g
  • Bán hạ chế 4g
  • Cam thảo 3g
  • Nhân sâm 5g
  • Gạo 8g

Cách sắc thuốc:

  • Tất cả dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm 
  • Đổ nước đầy nước và đun trên lửa nhỏ
  • Đến khi sắc lại còn ⅓ là được
  • Chia nước thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang

Bài thuốc Đông y trị hôi miệng hư hỏa

Hôi miệng do hư hỏa thường khởi phát do tỳ vị hư nhưng trong một số trường hợp xảy ra do thận âm hư. Thể bệnh này được nhận biết thông qua các biểu hiện như niêm mạc miệng xuất hiện lở loét, đỏ rát, đau nhẹ, miệng có mùi hôi khó chịu.

hôi miệng do hư hỏa
Lương y chọn các bài thuốc chứa dược liệu có tác dụng tư âm thanh nhiệt như hoàng liên, bạch linh, đan bì,…

Ngoài ra, thầy thuốc nhận thấy người bị hôi miệng hư hỏa có lưỡi đỏ mạch tế sác. Để chữa trị chứng bệnh này, Đông y chọn các bài thuốc chứa dược liệu có tác dụng tư âm thanh nhiệt như hoàng liên, bạch linh, đan bì, trạch tả, thục địa, bạch thược, đơn bì, thăng ma,…

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • Bạch linh 10g
  • Đan bì 10g
  • Trạch tả 10g
  • Thục địa 30g
  • Sơn thù 15g
  • Hoài sơn 15g
  • Tri mẫu 12g
  • Bạch thược 10g
  • Huyền sâm 12g
  • Hoàng bá 12g

Hướng dẫn sắc thuốc:

  • Dược liệu mang đi rửa sạch
  • Sau đó cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ
  • Đun trên lửa nhỏ và sắc đặc
  • Chia nước thuốc thành 2 lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến tình trạng hơi thở có mùi được kiểm soát

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị hương nhu 40g
  • Rửa sạch dược liệu thì cho vào ấm đun sôi cùng 200ml nước
  • Đến khi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Dùng nước này súc miệng 2 lần/ ngày vào buổi sáng vào tối
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất

Bài thuốc 3

Chuẩn bị:

  • Sinh địa 12g
  • Hoàng liên 5g
  • Đơn bì 6g
  • Quy thân 6g
  • Thăng ma 6g

Cách sắc thuốc:

  • Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào nồi sắc với lượng nước vừa đủ
  • Đến khi cạn còn ⅓ thì tắt bếp và chắt lấy phần nước, bỏ bã
  • Chia nước thuốc thành 2 lần và uống vào buổi và tối
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang giúp lương huyết dưỡng âm, thanh tuyên vị hỏa, giảm khát nước hiệu quả

Ngoài các bài thuốc Đông y chữa hôi miệng được đề cập trên, người bệnh có thể được thầy thuốc hướng dẫn một số bài thuốc khác tùy thuộc vào nguyên nhân, biểu hiện và tình trạng sức khỏe. Liều lượng thuốc có thể gia giảm tùy thuộc vào từng đối tượng. Vì vậy, nên tham vấn y khoa trước khi sắc thuốc để tránh phát sinh tác dụng ngoại ý.

Lưu ý khi chữa hôi miệng bằng Đông y

Chữa hôi miệng bằng Đông y được đánh giá có độ an toàn cao, có thể áp dụng tại nhà nên được nhiều người bệnh lựa chọn. Bên cạnh đó, do tận dụng các dược liệu có dược tính nhẹ nên có thể áp dụng trong thời gian dài mà không phát sinh tác dụng nghiêm trọng. Phương pháp này phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là người lớn tuổi bị hôi miệng, mắc bệnh lý nền.

đông y điều trị hôi miệng
Trước khi dùng thuốc Đông y chữa hôi miệng, bạn nên đến gặp lương y để được bắt mạch, chẩn đoán

Tuy nhiên, trước khi dùng bài thuốc Đông y chữa hôi miệng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực tế là các bài thuốc Đông y chữa hôi miệng không phù hợp với tất cả trường hợp bị hôi miệng. Cụ thể, phương pháp này chỉ phù hợp với người mắc chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản, nóng trong, xuất hiện tổn thương ở mô nướu. Trường hợp hơi thở có mùi do các bệnh nha khoa hoặc các bệnh nội khoa có mức độ nặng, người bệnh nên đến bệnh viện và điều trị theo tây y để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Trước khi dùng thuốc Đông y để loại bỏ tình trạng hơi thở có mùi, bạn nên đến gặp thầy thuốc có trình độ chuyên môn để được bắt mạch, chẩn đoán. Bởi tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn nữa, tùy thuộc vào đối tượng sẽ chỉ định bài thuốc có liều lượng phù hợp. Để tránh “tiền mất tật mang” bạn nên lựa chọn phòng khám Đông y chất lượng, uy tín.
  • Như đã đề cập, tác dụng chữa hôi miệng của thuốc Đông y phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu không nhận thấy kết quả sau một thời gian dùng thuốc đều đặn, bạn nên cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị phù hợp.
  • Bên cạnh sử dụng thuốc Đông y cải thiện tình trạng hôi miệng, người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách, ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm nặng mùi, thức uống chứa cồn, chất kích thích, từ bỏ thói quen hút thuốc lá và nên uống nhiều nước để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
  • Có thể kết hợp một số thảo dược tự nhiên để giúp hơi thở thơm mát, sảng khoái, đồng thời làm tăng tác dụng làm sạch răng miệng, hạn chế hình thành mảng bám như đinh hương, bạc hà, mùi tàu, húng chanh, vỏ chanh tươi,… Súc miệng với nước sắc từ các thảo dược này từ 2 – 3 lần/ ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài viết đã tổng hợp một số bài thuốc Đông y chữa hôi miệng theo từng thể bệnh. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, tránh phát sinh tác dụng phụ, bạn nên đến gặp thầy thuốc Đông y để được thăm khám và hướng dẫn bài thuốc cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Hôi miệng vì dạ dày: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Hôi miệng dạ dày là tình trạng khiến một người bị hôi miệng kéo dài, mặc dù đã áp dụng…

Nước bọt có mùi hôi Nước Bọt (Miếng) Có Mùi Hôi và Cách Chữa Trị, Ngăn Ngừa

Nước bọt có mùi hôi là tình trạng thường xuyên gặp phải mặc dù đã chải răng, vệ sinh răng…

Hôi miệng sau khi sinh Hôi Miệng Sau Khi Sinh và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Lâu Dài

Hôi miệng sau khi sinh không phải tình trạng hiếm gặp, xảy ra chủ yếu do thói quen vệ sinh…

Trẻ bị hôi miệng – Nguyên nhân & cách xử lý ba mẹ cần biết

Vệ sinh răng miệng kém, uống ít nước, mắc các bệnh về nha khoa, nhiễm trùng đường hô hấp trên,...…

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng Cách Làm Nước Súc Miệng Chữa Hôi Miệng Đơn Giản Nhất

Chỉ đánh răng thôi vẫn chưa đủ để đánh bay hoàn toàn mùi hôi miệng nên bạn cần kết hợp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua