Cách Làm Nước Súc Miệng Chữa Hôi Miệng Đơn Giản Nhất

Chỉ đánh răng thôi vẫn chưa đủ để đánh bay hoàn toàn mùi hôi miệng nên bạn cần kết hợp sử dụng nước súc miệng để tăng hiệu quả. Bên cạnh chọn lựa sử dụng các sản phẩm nước súc miệng Tây y, bạn hoàn toàn có thể tự làm nước súc miệng chữa hôi miệng tại nhà chỉ với những nguyên liệu thảo dược tự nhiên, không chứa hóa chất như muối, chanh, gừng, bạc hà, giấm táo…

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng
Hôi miệng có thể được xử lý hiệu quả bằng các loại nước súc miệng thảo dược tự làm tại nhà

Hướng dẫn cách làm nước súc miệng chữa hôi miệng tại nhà

Hôi miệng xảy ra cực kỳ phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng nó lại mang đến nhiều phiền toái cho cuộc sống, thậm chí lấy đi những cơ hội tốt trong công việc, học tập. Các chuyên gia nha khoa cho biết, để thoát khỏi tình trạng hôi miệng không khó, bạn chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và súc miệng bằng một số nước thảo dược tự nhiên. 

Sử dụng các loại nước súc miệng có nguồn gốc từ thiên nhiên đang là xu hướng phổ biến được nhiều người chọn lựa. Không chỉ đem lại hiệu quả đánh bay mùi hôi miệng rõ rệt mà còn đảm bảo an toàn, lành tính khi sử dụng, ngoài ra còn tiết kiệm tối đa chi phí. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo và áp dụng: 

1. Nước muối loãng súc miệng

Muối có chứa những thành phần khoáng chất có lợi cho sức khỏe răng, nướu. Đặc biệt, với đặc tính sát trùng, chống khuẩn tự nhiên giúp làm sạch các ổ viêm trong khoang miệng, loại bỏ mảng bám thức ăn và xoa dịu các vết loét (nếu có). Bên cạnh đó, sử dụng nước muối pha loãng súc miệng thường xuyên còn giúp loại bỏ mùi hôi miệng, phòng ngừa răng sâu, viêm nha chu và giảm đau răng hiệu quả. 

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng
Súc miệng bằng nước muối tự pha mỗi ngày giúp cải thiện hôi miệng và ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu…

Cách làm 

  • Chuẩn bị 1 ly nước ấm 100ml, cho vào 1 thìa muối tinh, khuấy đều lên, chú ý đảm bảo không quá nhạt cũng không quá mặn. 
  • Tiến hành súc nước muối ít nhất 2 lần/ ngày hoặc sau mỗi bữa ăn. 

2. Nước súc miệng bạc hà + baking soda + muối + chanh

Tinh dầu bạc hà còn có vị cay, tính mát với khả năng sát trùng, diệt khuẩn, thường được dùng để trị cảm, cải thiện hệ tiêu hóa… Đặc biệt, với mùi thơm thanh mát đặc trưng, lá bạc hà được sử dụng để trị chứng hôi miệng khá tốt. Khi kết hợp với baking soda, muối và một ít nước cốt chanh sẽ càng làm tăng công dụng khử mùi hôi miệng, đem lại cho bạn hơi thở thơm mát.

Cách làm

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 5 giọt tinh dầu bạc hà nguyên chất, nước cốt 1/2 quả chanh, 1 thìa cafe muối, 4 muỗng cafe baking soda. 
  • Trộn hết các nguyên trên vào chai nước 500ml, lắc đều lên cho hỗn hợp hòa tan hoàn toàn. Có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần. 
  • Sau khi đánh răng xong, bạn dùng nước này để súc miệng kỹ toàn bộ khoang miệng. 
  • Kiên trì sử dụng 2 lần/ ngày sẽ giúp răng trắng sáng, thơm mát. 

3. Nước súc miệng muối + gừng

Nước súc miệng muối và gừng rất dễ làm, đặc biệt đem lại hiệu quả cao trong việc giảm mùi hôi miệng, giảm đau răng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. 

Cách làm

  • Dùng 1 củ gừng tươi, cạo vỏ và thái mỏng. 
  • Đun sôi một nồi nước, cho gừng và muối vào đun lên khoảng 5 phút. 
  • Đợi nước nguội bớt thì dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày.

4. Nước súc miệng ngò gai

Ngò gai (hay còn được gọi là rau mùi tàu) với mùi thơm đặc trưng khó lẫn không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn đem lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Có thể kể đến như bệnh khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ho, cảm cúm… Và trong dân gian còn lưu truyền cách làm nước súc miệng ngò gai để chữa hôi miệng cực kỳ hiệu quả. 

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng
Mùi thơm đặc trưng của nước súc miệng ngò gai giúp cải thiện mùi hôi miệng khó chịu

Cách làm

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mùi tàu, rửa sạch rồi cắt nhỏ. 
  • Xay nhuyễn cùng một ít nước và vắt lấy nước cốt. 
  • Pha thêm 1 ít muối vào khuấy cho tan đều rồi dùng để súc miệng. 

5. Nước súc miệng tinh dầu đinh hương + quế + bạc hà

Tinh dầu đinh hương được biết đến là loại dược liệu có tính gây tê, chống khuẩn và khử mùi hôi cực tốt. Còn quế là vị thuốc được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y, với vị ngọt cay và tính nhiệt. Trong quế còn chứa hàm lượng cao hoạt chất aldehyde cinnamic giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, kích thích tăng tiết nước bọt, hỗ trợ điều trị hiệu quả một số bệnh lý như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu…

Do đó, khi kết hợp đinh hương, quế và bạc hà sẽ tạo thành một loại nước súc miệng tốt vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn vừa đánh bay mùi hôi miệng, giữ cho hơi thở của bạn thơm mát dài lâu.

Cách làm

  • Chuẩn bị 1 thìa cafe tinh dầu đinh hương, 1 thìa cafe bột quế và 4 giọt tinh dầu bạc hà. 
  • Đun sôi nồi nước 500ml, cho hết các nguyên liệu trên vào và đun sôi 3 – 5 phút. 
  • Lọc qua rây để lấy phần nước trong, cho vào chai bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. 
  • Sau khi đánh răng xong, bạn sử dụng nước này để súc miệng vài lần. Kiên trì áp dụng cho đến khi mùi hôi miệng biến mất. 

6. Nước súc miệng trà xanh

Tương tự như những loại dược liệu khác, trà xanh được sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng hôi miệng nhờ chứa hàm lượng cao hoạt chất polyphenol diệt khuẩn tốt. Bạn có thể tự làm nước súc miệng trà xanh tại nhà để dùng hàng ngày, không chỉ giúp đánh bay mùi hôi khó chịu mà còn góp phần cải thiện triệu chứng của các bệnh lý về răng miệng. 

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng
Nước súc miệng lá trà xanh có tác dụng sát trùng, làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi khó chịu

Cách làm

  • Bạn có thể dùng lá trà xanh tươi hoặc túi lọc trà xanh đun sôi lên rồi để nguội. 
  • Dùng nước này súc miệng nhiều lần trong ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn. 

7. Nước súc miệng vỏ bưởi

Một loại nước súc miệng tự nhiên hiệu quả và đơn giản bạn có thể tự làm ngay tại nhà đó là nước súc miệng từ vỏ bưởi. Trong vỏ bưởi chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, tinh dầu bưởi có mùi thơm đặc trưng, chứa chất cay tiêu diệt vi khuẩn tạo mùi hôi rõ rệt sau vài lần sử dụng. 

Cách làm

  • Dùng vỏ của 1 quả bưởi, rửa sạch và cắt nhỏ. 
  • Cho vào nồi đun sôi cùng 500ml nước trong vòng 10 phút. 
  • Phần nước thu được để nguội rồi dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày. 

8. Nước súc miệng giấm táo

Giấm táo là sản phẩm thu được từ quá trình lên men tự nhiên. Trong giấm táo có chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe như các loại acid amin, acid acetic, vitamin, khoáng chất… Nhờ đó mà giấm táo được biết đến với khả năng khử trùng, sát khuẩn và giảm viêm hiệu quả. Đối với người bệnh hôi miệng hoàn toàn có thể dùng giấm táo để làm nước súc miệng nhằm cải thiện mùi hôi khó chịu. 

Cách làm

  • Chuẩn bị 1 cốc nước ấm, cho vào 3 thìa cafe giấm táo. 
  • Khuấy đều lên rồi súc miệng ít nhất 2 lần/ ngày hoặc súc ngay sau mỗi bữa ăn. 

9. Nước súc miệng baking soda + tinh dầu

Bạn hoàn toàn có thể tự làm nước súc miệng tại nhà bằng 2 nguyên liệu dễ tìm là baking soda và tinh dầu tùy thích. Sự kết hợp tạo thành nước súc miệng tự nhiên với đặc tính chống khuẩn tốt, khử mùi hôi và đem lại hơi thở thơm mát cho bạn. Không những vậy, sử dụng giấm táo còn giúp răng trắng sáng, hoàn toàn không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe răng miệng. 

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng
Tự làm nước súc miệng từ baking soda và tinh dầu vừa giúp đánh bay mùi hôi miệng vừa giúp răng trắng sáng

Cách làm

  • Trộn 2 thìa cafe baking soda cùng 2 giọt tinh dầu tràm trà. 
  • Đổ nửa cốc nước lọc vào và khuấy đều lên cho đến khi tan hoàn toàn. 
  • Sau khi đánh răng xong, bạn dùng hỗn hợp này để súc miệng nhiều lần. Lưu ý trước khi sử dụng phải lắc đều vì bột baking soda thường nằm lắng xuống đáy bình. 

10. Nước súc miệng nha đam

Trong nha đam chứa đa dạng các loại vitamin (A, B, C, E…) và các khoáng chất (sắt, magan, kẽm, magie…) có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt những chất này có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch các mảng bám, ổ khuẩn gây viêm, sưng đau và sâu răng, khử mùi hôi miệng khó chịu. 

Cách làm

  • Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ, chỉ lấy phần thịt nha đam bên trong. 
  • Trộn nha đam với muối và rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ chất nhờn. 
  • Cắt nhỏ nha đam, cho vào nồi nước 500ml đun sôi lên. 
  • Rây hỗn hợp để lọc lấy phần nước. Đợi nguội lại rồi dùng để súc miệng 2 lần/ ngày. 

Hướng dẫn cách súc miệng bằng nước thảo dược đúng cách

Sau khi đã hoàn thành bước chuẩn bị nước súc miệng tự làm, tiếp theo bạn sẽ thực hiện các bước súc miệng đúng cách như sau:

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng
Súc miệng đúng cách giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả và đem lại hơi thở thơm mát dài lâu
  • Hớp một lượng nước súc miệng vừa đủ, không nên quá nhiều vì sẽ làm đầy miệng khó súc, thậm chí có thể gây sặc trong khi súc. 
  • Khi súc miệng cần chú ý để nước tiếp xúc với tất cả các khu vực trong khoang miệng, nhất là ở các kẽ răng nằm sâu trên cung hàm.
  • Ngậm giữ trong vòng 60 giây hoặc lâu hơn, có như vậy mới đủ thời gian để các tinh chất thẩm thấu và loại bỏ các ổ vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng. 
  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi hết nước súc miệng. Cuối cùng súc miệng lại bằng nước lọc để làm sạch khoang miệng.

Một số lưu ý khi sử dụng nước súc miệng tự làm trị hôi miệng

Tự làm nước súc miệng trị hôi miệng tại nhà vừa đem lại hiệu quả cao vừa an toàn, tiết kiệm. Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích này người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đây là những mẹo dân gian chưa được kiểm chứng khoa học nên chỉ được sử dụng như một cách hỗ trợ cải thiện mùi hôi miệng. Không nên thay thế hoàn toàn cho kem đánh răng chuyên dụng. 
  • Khi súc miệng cần chú ý thực hiện trong thời gian đủ lâu, không nên súc quá nhanh, qua loa vì sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, cũng không nên súc quá lâu hoặc quá nhiều lần trong ngày vì lâu dần sẽ dẫn đến khô miệng, thay đổi môi trường bên trong khoang miệng, làm xỉn màu răng… 
  • Thời điểm sử dụng nước súc miệng tự làm có thể trước hoặc sau khi đánh răng đều được. Cả hai thời điểm này đều đem lại hiệu quả như nhau. 
  • Khi dùng nước súc miệng tự làm nên đợi cho nước hơi ấm là tốt nhất. Không nên dùng ngay khi nước nóng hoặc đã lạnh vì sẽ dễ làm ê buốt răng, lâu ngày dẫn đến hỏng men răng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. 

Trên đây là một số gợi ý về những loại nước súc miệng đơn giản mà bạn có thể tự làm ngay tại nhà để trị hôi miệng tốt nhất. Để đem lại hiệu quả tối ưu, bạn cần chú ý trong khâu chọn nguyên liệu chất lượng và kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Kết hợp chải răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để hỗ trợ điều trị hôi miệng hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:57 - 03/07/2023 - Cập nhật lúc: 09:58 - 04/07/2023
Chia sẻ:
Thực phẩm chức năng trị hôi miệng 10 Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Tốt
Trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng trị hôi miệng, có tác dụng xua tan mùi hôi…
Không thể đưa ra kết luận chắc chắn về hiệu quả của trà xanh trong điều trị hôi miệng 3 Cách Dùng Trà Trị Hôi Miệng Có Hiệu Quả Đến Bất Ngờ
Trị hôi miệng bằng trà xanh là một trong những phương pháp dân gian đơn giản, được nhiều người biết…
Hôi miệng sau khi ngủ dậy Hôi Miệng Sau Khi Ngủ Dậy: Cách Chữa Trị và Xử Lý Nhanh
Chắc hẳn có không ít người gặp phải tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy. Nhưng có bao giờ…
Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm
Sâu răng hôi miệng là vấn đề thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như…
Các loại kem đánh răng trị hôi miệng tốt nhất kèm giá bán

Việc tìm một loại kem đánh răng trị hôi miệng phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện vấn…

Các loại quả mọng được đánh giá rất cao trong việc hỗ trợ điều trị hôi miệng 10 Loại Thực Phẩm Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Nhanh Tức Thì

Bổ sung các loại thực phẩm trị hôi miệng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bạn hỗ…

Trẻ bị hôi miệng – Nguyên nhân & cách xử lý ba mẹ cần biết

Vệ sinh răng miệng kém, uống ít nước, mắc các bệnh về nha khoa, nhiễm trùng đường hô hấp trên,...…

chữa hôi miệng bằng đông y Chữa Hôi Miệng Bằng Đông Y Hiệu Quả – Bài Thuốc Hay

Chữa hôi miệng bằng Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn bên cạnh dùng tân dược theo…

Cao Răng Có Làm Hôi Miệng không? Cao Răng Có Làm Hôi Miệng không? Lấy Có Hết Hôi không?

Cao răng có làm hôi miệng không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Được biết cao răng là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua