Trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài bằng những mẹo đơn giản, hiệu quả
Ngứa cổ và ho có đờm là những triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, tình trạng liên tục sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong những trường hợp này, các cách trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài bằng dân gian được rất nhiều người lựa chọn để cải thiện bệnh một cách tự nhiên, an toàn, đơn giản tại nhà.
Tại sao bị ngứa cổ ho có đờm kéo dài?
Ho là một phản ứng bình thường của cơ thể khi cổ họng bị kích thích. Nhưng ngứa cổ ho có đờm kéo dài lại là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nào đó cần theo dõi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
- Cảm lạnh và cảm cúm
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm họng
- Viêm amidan
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá…
- Bệnh phổi mãn tính
Nếu tình trạng này kéo dài, chúng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, không có năng lượng, suy nhược cơ thể, có thể bị tổn thương dây thanh quản và mắc ung thư vòm họng, do đó việc điều trị kịp thời để cải thiện các triệu chứng bệnh là điều cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo thêm: Bà bầu ho có đờm đặc – Cách trị an toàn, hiệu quả
7 mẹo trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng y tế, sử dụng thuốc tân dược thì các mẹo dân gian trị ho có đờm cũng được nhiều người áp dụng. Các phương pháp này thường đơn giản, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ.
1. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả. Mỗi ngày bạn có thể súc miệng bằng nước muối để xoa dịu kích ứng ở cổ họng, giảm viêm nhiễm và cải thiện lượng đờm trong cổ.
Cách thực hiện:
- Dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc pha 0,9g muối ăn hoặc muối biển vào 1 lít nước;
- Súc miệng ngày 3 – 4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất;
2. Kết hợp chanh với mật ong
Chanh và mật ong đều giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp kháng khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch, ức chế phản ứng dị ứng gây viêm ngứa và tiết đàm ở cổ họng.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Pha loãng 2 thìa mật ong với 1/2 thìa nước cốt chanh và 100 ml nước ấm
- Ngậm trong miệng và nuốt từ từ cho chảy xuống cổ họng.
Cách 2:
- Chuẩn bị 2 quả chanh thường hoặc chanh đào, 2 thìa mật ong và 1 thìa đường phèn
- Chanh cắt thành nhiều lát mỏng, cho vào chén cùng với mật ong và đường phèn
- Chưng cách thủy hỗn hợp trên trong 20 phút
- Chắt nước uống 3 lần trong ngày. Phần xác chanh có thể ngậm và nuốt cả nước lẫn bã. Dùng khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
**Lưu ý:
- Người đang bị tiêu chảy, đau bụng không nên dùng
- Không uống chanh mật ong khi đang đói bụng. Thời điểm sử dụng thuốc thích hợp là sau khi ăn 30 phút – 1 tiếng.
- Bệnh nhân bị tiểu đường nên thận trọng cân đối lại lượng đường sử dụng trong bữa ăn vì dùng mật ong hàng ngày có thể làm tăng đường huyết.
=> ĐỌC THÊM: 4 cách chữa ho có đờm bằng mật ong cực hay
3. Gừng
Gừng là vị thuốc chữa ngứa cổ họng, ho có đờm được sử dụng phổ biến trong dân gian. Theo đông y, dược liệu này tính ấm, giúp tiêu đờm, kháng viêm và ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Cách thực hiện
Cách 1:
- Lấy vài lát gừng đem chưng cách thủy với đường phèn trong 15 phút
- Lấy gừng ngậm mỗi khi cổ họng lên cơn ngứa và vướng đàm. Phần nước tiết ra trong quá trình hấp có thể chắt uống.
Cách 2:
- Lấy một nắm lá me và 1 củ gừng giã nát đem đun sôi cùng 2 cốc nước cho cạn còn 1 cốc
- Sau đó, thêm đường và 1 thìa nước cốt chanh vào, quậy đều hỗn hợp
- Chia làm nhiều lần uống hết trong ngày.
4. Ô mai
Ô mai được xem là cứu cánh cho những người đang bị ngứa cổ, ho khan, ho có đờm lâu ngày. Nó có tác dụng giữ ấm cơ thể, kích thích bài tiết nước bọt chống khô ngứa và xoa dịu cổ họng.
Mỗi ngày lấy 3 – 4 quả ô mai ngậm trong miệng và nuốt nước từ từ để các chất ngấm sâu vào thành họng phát huy tác dụng tối ưu.
5. Cam thảo
Cam thảo được ghi nhận là một loại dược liệu tính bình, vị ngọt, giúp giải độc, bổ phổi, dưỡng tỳ vị. Đặc biệt, loại thảo dược này chứa các chất như histamin, saponin cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, xoa dịu căng thẳng thần kinh, giảm ngứa cổ họng do dị ứng.
Cách thực hiện
- Dùng 2 thìa rễ cam thảo hãm với 300ml nước sôi
- Để khoảng 15 phút trà cam thảo sẽ chuyển sang màu vàng nhạt
- Uống khi trà còn ấm. Nếu muốn tăng công dụng và hương vị trà, hãy thêm một chút mật ong vào, quậy đều lên và thưởng thức.
6. Bột nghệ
Nghệ là mẹo tự nhiên trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài hiệu quả. Hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm ở đường thở và chữa lành tổn thương ở cổ họng.
Cách thực hiện:
- Lấy 1/2 thìa bột nghệ pha cùng nước ấm
- Uống hỗn hợp trên 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối
Tham khảo thêm: Sáng ngủ dậy khạc ra đờm xanh có phải bị bệnh về hô hấp không?
7. Rau diếp cá
Ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rau diếp cá còn có tác dụng tốt trong việc tiêu đờm, sát trùng, làm sạch cổ họng và xoa dịu trạng thái ngứa ngáy khó chịu. Dân gian thường kết hợp dược liệu này với nước vo gạo làm thuốc chữa bệnh.
Cách thực hiện:
- Hái 1 nắm rau diếp cá rửa sạch với nước muối
- Tiếp theo, đem diếp cá nấu chung với 2 ly nước vo gạo trong 10 phút
- Lọc ra chia uống nhiều lần trong ngày. Thuốc ngày nào làm hết ngày đó không để qua đêm.
Trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài bằng dân gian có thực sự hiệu quả?
Nhìn chung, những cách trị ho có đờm bằng dân gian chỉ là những mẹo được truyền tai nhau từ xa xưa, áp dụng các bài thuốc có sẵn trong tự nhiên để cải thiện các triệu chứng bệnh. Vì vậy, hiệu quả của chúng không được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học, tác dụng phát huy cũng sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân.
Ngoài ra, vì là phương pháp tự nhiên nên chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, không đáp ứng được các bệnh lý nặng mạn tính. Thời gian để đạt được kết quả cũng khá lâu, vì vậy người bệnh cần phải kiên trì trong thời gian dài.
Bạn nhân cũng nên lưu ý rằng, phương pháp dân gian chỉ hỗ trợ điều trị cải thiện bệnh, không thay thế hoàn toàn việc sử dụng thuốc tây hay các phương pháp điều trị y tế khác. Do đó, nếu sau một thời gian sử dụng mà không mang đến hiệu quả, bạn nên thăm khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp hơn.
Tham khảo thêm: Ho nhiều về đêm có đờm – Nguyên nhân và cách trị
Những lưu ý khi trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài bằng dân gian
Khi áp dụng các cách trị ho ngứa cổ họng có đờm, bạn cần lưu ý những điều sau để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh những tác dụng phụ không mong muốn:
- Sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, sơ chế cẩn thận trước khi sử dụng.
- Lựa chọn những phương pháp phù hợp với cơ địa, tránh xảy ra dị ứng.
- Có thể gây tương tác với một số loại thuốc đang sử dụng, vì vậy hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.
- Sử dụng đúng liều lượng, thời gian để đạt được hiệu quả tối ưu.
- Hiệu quả thường chậm, cần kiên trì sử dụng liên tục trong thời gian dài.
- Không thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị bằng y khoa.
- Nếu thấy khó chịu, có triệu chứng bất thường xảy ra, cần ngưng thuốc ngay lập tức.
Các cách trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài cần được thực hiện kiên trì, đúng phương pháp, đúng liều lượng thì mới cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, tốt nhất người bệnh vẫn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho, ngứa họng, từ đó mới lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Ho kéo dài – Chữa mãi không khỏi coi chừng mắc bệnh này
- Ho có đờm vàng là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị HIỆU QUẢ NHẤT hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!