Xuất tinh ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Xuất tinh ra máu là hiện tượng tinh dịch chuyển từ màu trắng ngà sang hồng đỏ. Đây là triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra như viêm nhiễm tinh hoàn, tổn thương niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh,… 

Xuất tinh ra máu
Tình trạng xuất tinh ra máu liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Xuất tinh ra máu là bệnh gì?

Xuất tinh ra máu, còn gọi là huyết tinh, là tình trạng xuất hiện máu trong tinh dịch. Đây có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ những nguyên nhân nhẹ như viêm nhiễm đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh lý tuyến tiền liệt hoặc ung thư.

1. Viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh

Chiếm 40% trường hợp nam giới bị xuất tinh ra máu là do bị viêm túi tinh. Túi tinh bị viêm sẽ gây kích thích đến niêm mạc dẫn đến sung huyết, phù nề ở các ống và tuyến đường dẫn tinh.

Bên cạnh đó, túi tinh bị viêm, sưng phù gây tắc nghẽn trong quá trình xuất tinh. Việc tăng cường co bóp nhanh ở cơ quan này sẽ làm đứt mạch máu khiến tinh dịch có máu.

2. Tổn thương niệu đạo

Quan hệ tình dục quá mức làm tổn thương tuyến tiền liệt, túi tinh tắc nghẽn dẫn đến xuất tinh ra máu. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng trong lúc quan hệ hoặc tư thế không thuận lợi cũng khiến cho nam giới bị tổn thương niệu đạo, dễ gây chảy máu khi xuất tinh.

3. Viêm tuyến tiền liệt

Xuất tinh ra máu
Xuất tinh ra máu có thể do nam giới mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt khiến cho tinh dịch bị biến đổi và lẫn máu. Điều này phổ biến hơn khi tiến hành sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, chạy tia xạ trị trong ung thư, cắt tinh hoàn, thắt ống dẫn tinh,…

4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Cấu tạo của cổ bàng quang có rất nhiều mạch máu nối liền trực tiếp với niệu đạo. Khi quan hệ tình dục và xuất tinh, một số tĩnh mạch bị giãn do co thắt mạnh dẫn đến đứt, máu lẫn vào tinh dịch. Bệnh có thể chuyển biến phức tạp nếu không được kiểm soát kịp thời. 

5. Bị ung thư hoặc mắc một số bệnh lý khác

Nam giới có thể thường thấy tinh dịch lẫn máu khi bị ung thư ở cơ quan tiết niệu hoặc sinh dục, chẳng hạn như ung thư tinh hoàn, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tuyến tiền liệt,…

Ngoài ra các tình trạng như rối loạn đông máu, viêm gan mạn tính, xơ gan,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến nam giới ra máu lúc xuất tinh.

Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, xuất tinh ra máu không gây ra biến chứng nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân, một số biến chứng có thể xảy ra:

  • Nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm lâu dài
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây vô sinh ở nam giới.
  • Cảm giác lo lắng và ảnh hưởng đến đời sống tình dục
  • Tăng nguy cơ tử vong nếu nguyên nhân là ung thư.

 Tốt nhất nên thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm tra và đề xuất hướng điều trị.

Xuất tinh ra máu
Nam giới nên tiến hành thăm khám sớm nếu bị tinh dịch có máu

Điều trị xuất tinh ra máu

Điều trị tinh dịch có máu cần dựa vào nguyên nhân. Dưới đây là một số cách thường được áp dụng:

Điều trị tại nhà 

  • Sử dụng lá hẹ tươi:  Hái 1 nắm lá hẹ tươi, mang rửa sạch sau đó ép lấy nước, thêm vài hạt muối để uống mỗi ngày.
  • Rễ cau: Chọn phần rễ cau màu trắng, mọc nhô lên mặt đất. Rễ cau mang thái lát, phơi khô, sao vàng, mỗi ngày dùng khoảng 20g sắc với 500ml nước, cô đặc còn khoảng 200ml chia làm 2 lần uống mỗi ngày. 
  • Vỏ bí đao kết hợp với đậu cô ve: Vỏ bí đao rửa sạch, thái nhỏ cho lẫn đậu cô ve, thêm 3 bát nước, sắc cô đặc đến khi còn khoảng 1 bát thì chắt lấy nước uống, bỏ bã

Điều trị y tế

Phương pháp nội khoa

Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ hoặc do viêm nhiễm bên ngoài gây nên. Những thuốc thường dùng trong điều trị xuất tinh ra máu:

  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc điều trị phù nề alphachoay hoặc thuốc cầm máu transamin
Chữa xuất tinh ra máu cần có sự chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Phương pháp ngoại khoa

Ngoại khoa sử dụng những dòng điện sóng ngắn đưa vào cơ thể theo tần số cao và đảo điều. Tế bào nóng dần lên tăng tuần hoàn máu cải thiện tình trạng bệnh.

Khi xuất tinh ra máu do các bệnh ung thư thì việc can thiệp bằng thủ thuật ngoại khoa hoặc xạ trị theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết. 

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp

Để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả nhất cũng như phòng tránh nguy cơ xuất tinh ra máu, nam giới nên lưu ý một số điều trong sinh hoạt hàng ngày: 

  • Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.
  • Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục, mặc đồ lót sạch, chất vải mềm thoáng.
  • Từ bỏ thói quen bia rượu và các chất kích thích ảnh hưởng đến sinh lý.
  • Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể với rau xanh, các thực phẩm chứa nhiều magie…
  • Tập thể dục thể thao lành mạnh, tăng cường sức đề kháng..
  • Tránh lạm dụng thuốc. Điều trị bệnh cần theo chỉ định của bác sĩ.

Xuất tinh ra máu có thể là một vấn đề nguy hiểm, cần được điều trị y tế ngay lập tức. Vì thế người bệnh nên sớm thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chia sẻ:
Điều trị xuất tinh sớm bằng sóng cao tần Điều Trị Xuất Tinh Sớm Bằng Sóng Cao Tần – Điều Cần Biết

Điều trị xuất tinh sớm bằng sóng cao tần là phương pháp trị bệnh hiện đại, đang dần trở nên…

Bệnh xuất tinh sớm có ảnh hưởng đến sinh con không và có chữa được không?

Với tình trạng tinh binh xuất ra quá nhanh và những tác hại mà bệnh mang lại, nhiều nam giới…

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc – Đồng Hành Cùng Quý Ông Trong hành Tìm Lại Bản Lĩnh đích thực 

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị tư vấn và khám chữa các bệnh…

Mua thuốc chống xuất tinh sớm cần lựa chọn địa chỉ uy tín Thuốc chống xuất tinh sớm mua ở đâu hàng thật, đúng giá?

Bên cạnh việc lựa chọn được một loại thuốc phù hợp, khá nhiều người quan tâm đến vấn đề thuốc…

Vì sao Mãnh lực trường xuân được xem “khắc tinh số 1” của bệnh xuất tinh sớm

Không chỉ được bệnh nhân toàn quốc tin tưởng sử dụng, Mãnh lực trường xuân còn được các chuyên gia…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua