Bệnh Viêm Tuyến Tiền Liệt

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Viêm tuyến tiền liệt là một dạng viêm nhiễm xảy ra ở tuyến tiền liệt, cực kỳ phổ biến ở nam giới. Bệnh có thể xảy ra do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn và có thể chữa khỏi phát hiện điều trị kịp thời trong giai đoạn đầu. Ngược lại, nếu đến giai đoạn biến chứng nặng mới điều trị, tiên lượng thường thấp và làm giảm sinh sản, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. 

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm nhiễm tại tuyến tiền liệt, chủ yếu xảy ra ở nam giới

Tổng quan

Tuyến tiền liệt còn được gọi là nhiếp hộ tuyến, nằm dưới đáy bàng quang, bao quanh vùng đầu của niệu đạo, có nhiệm vụ tiết ra hormone sinh dục nam, bảo vệ tinh dịch khỏi các tác nhân gây hại và duy trì chức năng sinh sản. Tuy nhiên, tuyến tiền liệt lại rất dễ bị viêm nhiễm và gây viêm tuyến tiền liệt.

Viêm tuyến tiền liệt (Prostatitis) là tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan tuyến tiền liệt. Bệnh lý này thường chỉ xảy ra ở nam giới, trong bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là đàn ông trung niên. Khi mắc bệnh, nam giới thường gặp phải các triệu chứng đặc trưng về rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu liên tục hoặc bí tiểu. Kèm theo một số rối loạn tình dục như xuất tinh sớm hoặc rối loạn cương dương.

Phân loại

Bệnh viêm tuyến tiền liệt được chia làm 2 loại cơ bản dựa theo nguyên nhân gây bệnh:

Đa phần các trường hợp viêm đường tiết niệu thường là do nhiễm khuẩn

1. Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn 

Gồm 2 dạng nhỏ: cấp tinh và mạn tính:

  • Cấp tínhLà tình trạng viêm tuyến tiền liệt xảy ra đột ngột, các triệu chứng ồ ạt ở mức độ nặng. Điển hình với các triệu chứng như đau buốt, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi tanh hôi, lẫn máu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn ói, đau mỏi người...;
  • Mạn tínhNhiễm trùng mạn tính viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần. Các triệu chứng xuất hiện và tiến triển chậm, tuy không rầm rộ nhưng âm ỉ kéo dài như tiểu đêm thường xuyên, tiểu buốt, rát, tiểu mất kiểm soát, đau lưng dưới, đau nhức khi xuất tinh, đau tinh hoàn, dương vật, đau bàng quang...;

2. Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn

Có 2 dạng nhỏ gồm:

  • Mạn tính không do vi khuẩn: Thường xảy ra do có liên quan đến các bệnh lý, hội chứng đau vùng chậu tái phát, đau vùng chậu mạn tính... Kết quả xét nghiệm cân lâm sàng cho thấy không tồn tại vi khuẩn. Tuy nhiên, những triệu chứng ở dạng bệnh này thường tương tự như viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, tiểu nhiều, tiểu buốt, lẫn mủ trong nước tiểu;
  • Viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng: Thể bệnh này thường tiến triển trong âm thầm, không gây triệu chứng nên thường chỉ được phát hiện khi người bệnh tình cờ thăm khám bệnh.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra viêm tuyến tiền liệt thường là do vi khuẩn E. Coli hoặc nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn khác lây lan từ niệu đạo, bàng quang, tinh hoàn như tụ cầu, liên cầu khuẩn, vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn đại trường, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như giang mai, lậu, sùi mào gà...

Có thể hiểu đơn giản, tình trạng viêm tuyến tiền liệt cũng có thể là kết quả của phản ứng hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng đường tiểu hoặc lây nhiễm qua đường tình dục.

Yếu tố nguy cơ 

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát viêm tuyến tiền liệt như:

Nam giới trung niên suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu

  • Nam giới nghiện rượu bia, thuốc lá;
  • Tình dục phóng túng quá độ, quan hệ tình dục không an toàn;
  • Cơ thể nhiễm lạnh;
  • Chấn thương vùng hội âm, do vận động mạnh, tai nạn khi chơi thể thao (chạy xe đạp hoặc cưỡi ngựa);
  • Thực hiện các thủ thuật ngoại khoa có liên quan đến niệu đạ hoặc sau khi thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt;
  • Nam giới mắc các bệnh suy giảm miễn dịch (điển hình như HIV/ AIDS);
  • Thói quen ngồi lâu để làm việc hoặc lười vận động gây ra xung huyết, tăng nguy cơ viêm nhiễm;
  • Những người làm công việc phải chịu tác động mạnh hoặc rung lắc nhiều;
  • Người chịu áp lực tâm lý lớn hoặc tổn thương dây thần kinh;
  • Nam giới bị hẹp bao quy đầu dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và gây viêm tuyến tiền liệt;

Triệu chứng

Mỗi dạng viêm tuyến tiền liệt sẽ được biểu hiện thông qua các triệu chứng khác nhau:

Viêm đường tiết niệu do nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau nhức và rát buốt khi đi tiểu

# Triệu chứng nhiễm trùng cấp 

Khi xuất hiện vi khuẩn gây nhiễm trùng, các triệu chứng lập tức bùng phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng:

  • Sốt cao, ớn lạnh;
  • Bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt nhưng không tiểu nhiều;
  • Nước tiểu đục do có lẫn mủ;
  • Đau sau bìu và xung quanh gốc dương vật;

# Triệu chứng nhiễm trùng mạn 

Hiện tượng nhiễm trùng này thường kéo dài nhiều tháng, mức độ viêm nhiễm nhẹ với các triệu chứng sau:

  • Tiểu đêm thường xuyên, tiểu gấp;
  • Đau rát khi đi tiểu;
  • Khó tiểu tiện, tắc nghẽn đường tiểu;
  • Đau mỗi khi xuất tinh;
  • Tinh dịch có lẫn máu;
  • Đau vùng thắt lưng dưới, đau trực tràng;
  • Cảm giác nặng bìu;

# Triệu chứng hội chứng đau vùng chậu mạn tính

Viêm tuyến tiền liệt do đau vùng chậu gây các triệu chứng đặc trưng tương tự như viêm tuyến tiền liệt do nhiễm trùng. Nhưng chỉ khác là dạng này không tồn tại vi khuẩn. Triệu chứng điển hình thường gặp nhất là:

  • Đau nhức kéo dài > 3 tháng, tại 1 trong 4 vị trí sau: bìu, dương vật, bụng dưới, vùng giữa bìu và trực tràng;
  • Kèm theo đau nhức khi xuất tinh và đau rát khi đi tiểu;
  • Tăng tần suất tiểu tiện > 8 lần/ ngày;
  • Dòng nước tiểu yếu;

Chẩn đoán 

Để chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt, bác sĩ thường thu thập đầy đủ những thông tin cơ bản về triệu chứng lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh cá nhân và tính chất công việc, lối sống sinh hoạt hàng ngày... Sau đó, tùy từng trường hợp sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp thăm khám cận lâm sàng khác để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh.

Xét nghiệm máu đo chỉ số PSA chẩn đoán viêm đường tiết niệu

  • Siêu âm tuyến tiền liệt: Siêu âm thông qua ngả trực tràng nhằm kiểm tra mức độ đau, mức độ nhạy cảm khi chạm, sờ, nắn vào tuyến tiền liệt;
  • Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra các thành phần trong nước tiểu, đánh giá các chỉ số sinh hóa, tìm kiếm và phát hiện các tế bào viêm nhiễm, vi khuẩn. Sau đó kết hợp nuôi cấy nước tiểu để xác định loại vi khuẩn gây bệnh;
  • Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra số lượng bạch cầu, PSA. Vì đa phần trong các trường hợp viêm tuyến tiền liệt, chỉ số PSA thường tăng rất cao;
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ MRI vùng chậu để đánh giá cấu trúc và chức năng tuyến tiền liệt có hoạt động bình thường không;

Biến chứng và tiên lượng

Viêm tuyến tiền liệt dù được phát hiện ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính nhưng không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng khó lường cho sức khỏe như:

Viêm đường tiết niệu là bệnh nam khoa dễ biến chứng nếu không điều trị kịp thời

  • Viêm tinh hoàn: Tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm lâu ngày làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lây lan sang tinh hoàn. Đây là biến chứng viêm tuyến tiền liệt phổ biến, 2 bệnh lý này gần như xảy ra song song khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.
  • Thận hư: Chức năng lọc và bài tiết nước tiểu của thận bị ảnh hưởng rất nhiều do viêm tuyến tiền liệt. Lâu ngày khiến chức năng tiểu tiện bị rối loạn, gây tác động tiêu cực đến chức năng thận, một số trường hợp nặng còn khiến thận hư, thận yếu, thậm chí biến chứng suy thận cực kỳ nguy hiểm.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Viêm nhiễm kéo dài không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, không có kết quả làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ác tính, dẫn đến ung thư.
  • Vô sinh: Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình sản xuất các chất nuôi dưỡng tinh dịch, giúp tăng tỷ lệ thụ thai. Nhưng khi bị viêm nhiễm kéo dài, chức năng này suy giảm kéo theo sự ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, tinh dịch loãng, số lượng và chất lượng tinh trùng kém khó có con, vô sinh, hiếm muộn.
  • Liệt dương: Chức năng tình dục ở nam giới viêm tuyến tiền liệt cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Đặc biệt khả năng xuất tinh và cương dương bị hạn chế, khó đạt cơn cực khoái, khó xuất tinh hoặc xuất tinh ngược, lâu ngày dẫn đến liệt dương, góp phần làm tăng nguy cơ vô sinh và mất hoàn toàn khả năng tình dục.

Tuy nhiên, tiên lượng điều trị viêm tuyến tiền liệt thường khá tốt, có thể chữa khỏi dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngược lại, chỉ những bệnh nhân chủ quan, lơ là bỏ qua triệu chứng, để bệnh tiến triển ngày càng nặng, phát sinh biến chứng mới gặp phải những hệ lụy khó lường này.

Điều trị

Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh có thể điều trị được. Tùy theo nguyên nhân và mức độ triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

1. Dùng kháng sinh

Điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp và mãn tính do nhiễm khuẩn chủ yếu bằng kháng sinh nhằm tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tùy theo dạng bệnh cấp hoặc mạn tính mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ dùng thuốc phù hợp. Thuốc có thể dùng dưới dạng uống hoặc dạng tiêm tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể.

Điều trị viêm đường tiết niệu chủ yếu bằng kháng sinh

  • Giai đoạn viêm cấp tính: Thường được chỉ định dùng thuốc trong vòng 2 tuần. Ưu tiên dùng các loại kháng sinh nhóm Quinolon để kiểm soát triệu chứng khi chưa xác định được loại vi khuẩn.
    • Levofloxacin viên 500mg, dùng 1 viên/ lần, duy nhất 1 lần/ ngày, dùng tối đa trong 14 - 28 ngày;
    • Ofloxacin viên 400mg, dùng 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày, dùng tối đa trong 14 - 28 ngày;
    • Kết hợp với Cephalosporin thế hệ 3 & 4 hoặc combo kháng sinh Amoxicillin + Clavulanate;
    • Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần đảm bảo uống nhiều nước, khoảng 2l/ ngày để tăng đào thải thuốc qua thận;
    • Có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau Non - Steroid nếu cần;
  • Giai đoạn viêm mạn tính: Khi chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính, bệnh nhân cần dùng kháng sinh lâu hơn, tối đa trong vòng 4 tuần, tùy theo sức khỏe và cơ địa của từng bệnh nhân.
    • Các thuốc kháng sinh thường dùng như Clarithromycin, Trimethoprim hoặc Levofloxacin... nhằm tiêu diệt vi khuẩn và ức chế nhiễm trùng tái phát;
    • Kết hợp với các loại thuốc khác như:
      • Thuốc chẹn alpha: có tác dụng tác động tích cực đến vùng cổ bàng quang, cải thiện chức năng tiểu tiện, giảm áp lực lên tuyến tiền liệt;
      • Thuốc giảm đau, chống viêm: giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ giảm đau khi tiểu tiện, đau bàng quang, đau khi xuất tinh... Tuy nhiên, cần tuân thủ liều dùng để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn như đái tháo đường, tim mạch, đông máu...;

2. Liệu pháp thay thế thuốc

Hiện nay, y học hiện đại ghi nhận liệu pháp thay thế có khả năng giúp cải thiện các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt hiệu quả như:

  • Phản hồi sinh học: Sử dụng các thiết bị phát tín hiệu giám sát nhằm điều khiển phản ứng của cơ thể, thư giãn cơ bắp, cải thiện và kiểm soát cơn đau do viêm tuyến tiền liệt gây ra;
  • Châm cứu: Một vài nghiên cứu khoa học về phương pháp này cho thấy việc châm kim qua da, tác động sâu đến một số vị trí nhất định trên cơ thể có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm tuyến tiền liệt hiệu quả, nhất là nhưng cơn đau nhức khó chịu;
  • Vật lý trị liệu: Là các biện pháp tích cực giúp tác động đến vùng tuyến tiền liệt, hỗ trợ cải thiện triệu chứng hiệu quả:
    • Hệ thống điều trị CIS dành cho bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn;
    • Hệ thống điện trường giúp sát khuẩn và tăng cường lưu thông tiền liệt tuyến, loại bỏ độc tố, thúc đẩy phục hồi các chức năng cơ bản của tuyến tiền liệt;
    • Hệ thống điện hạt nhân ZYT sử dụng nguồn năng lượng điện trường mức cao, tác động đến vùng viêm tuyến tiền liệt, loại bỏ viêm nhiễm mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác;

XEM THÊM: 5 cây thuốc nam chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả

3. Can thiệp ngoại khoa

Với những trường hợp viêm tuyến tiền liệt nghiêm trọng, nhiễm trùng nặng nề gây biến chứng bội nhiễm, hoại tử và không đáp ứng dùng thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay để ngăn chặn biến chứng.

Sau các chẩn đoán thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, nuôi cấy vi khuẩn, xác định mức độ tổn thương tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ cân nhắc việc áp dụng phương pháp phẫu thuật phù hợp. Phương pháp được áp dụng điển hình nhất là phẫu thuật thông ống tuyến tiền liệt bị tắc hoặc cắt bỏ tuyến tiền liệt.

Phòng ngừa

Tích cực duy trì lối sống khoa học và lành mạnh là giải pháp tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh viêm tuyến tiền liệt và các bệnh lý nam khoa khác.

Tập thể dục rèn luyện thể chất tích cực, tăng cường miễn dịch giảm nguy cơ nhiễm trùng gây viêm đường tiết niệu

  • Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, sử dụng bao cao su, quan hệ nhẹ nhàng, tránh thô bạo;
  • Quan hệ tình dục dựa trên nền tảng tình cảm, chung thủy, không quan hệ tùy tiện với nhiều người để tránh nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục;
  • Rèn luyện thể chất tích cực bằng cách tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, tránh ngồi lâu trong thời gian dài, hạn chế tối đa các tổn thương cho cơ quan sinh dục;
  • Nam giới nên hạn chế mặc quần short quá ngắn, ôm sát hạ bộ để giảm bớt áp lực tác động lên vùng đáy chậu, hạn chế nguy cơ viêm tuyến tiền liệt;
  • Có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ưu tiên khẩu phần ăn nhiều vitamin, khoáng chất, ít chất béo, đạm, thực phẩm chứa chất bảo quản, gia vị cay nóng;
  • Nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá;
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tránh nín nhịn để giúp hoạt động bài tiết nước tiểu diễn ra trơn tru, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường để kịp thời xử lý và điều trị đúng cách;

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Bệnh viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân khiến tôi bị viêm tuyến tiền liệt?

3. Bị viêm tuyến tiền liệt có con được không?

4. Tiên lượng đối với tình trạng bệnh của tôi như thế nào?

5. Bệnh của tôi có chữa khỏi dứt điểm được không? Mất thời gian bao lâu?

6. Phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt tốt nhất dành cho tôi?

7. Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng kháng sinh có hiệu quả không?

8. Dùng thuốc kháng sinh lâu ngày có gây tác dụng phụ không?

9. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không điều trị viêm tuyến tiền liệt?

10. Bị viêm tuyến tiền liệt cần có chế độ chăm sóc tại nhà như thế nào?

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh nam khoa phổ biến ở nam giới, nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường về sau. Do đó, mỗi người cần tự nâng cao ý thức trong việc hiểu rõ bản chất và sự nguy hiểm của bệnh, chủ động thăm khám điều trị theo phác đồ để ngăn ngừa rủi ro. Đồng thời, xây dựng lối sống khoa học, tích cực để phòng bệnh tái phát.

HỮU ÍCH

Chia sẻ:
Bệnh Tinh dịch có máu
Tinh dịch có máu là vấn đề sức khỏe nam khoa được nhiều quý ông quan tâm. Tình trạng này thường xảy ra ở nam giới dưới 40 tuổi và…
Bệnh Viêm Tinh Hoàn
Viêm tinh hoàn là bệnh lý nam khoa phổ biến.…
Bệnh Viêm Túi Tinh
Viêm túi tinh có liên quan đến tình trạng viêm…
Bệnh Ung thư dương vật
Ung thư dương vật là bệnh ung thư hiếm gặp…
Bệnh Hẹp Niệu Đạo

Hẹp niệu đạo là bệnh lý xảy ra phổ biến ở nam giới, nhất là nam giới trung niên. Niệu…

Bệnh Phì Đại Tuyến Tiền Liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý nam khoa phổ biến ở nam giới trung niên, lớn tuổi. Đây…

Xuất tinh sớm Bệnh Xuất Tinh Sớm

Xuất tinh sớm là một dạng rối loạn tình dục phổ biến ở nam giới. Một số trường hợp còn…

Yếu sinh lý Bệnh Yếu Sinh Lý

Yếu sinh lý là một dạng rối loạn các chức năng tình dục ở cả nam lẫn nữ, nhưng phổ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua