Hở Eo Tử Cung

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Hở eo tử cung xảy ra khi cổ tử cung giãn sớm dù chưa đến ngày dự sinh. Tình trạng này xảy ra sớm trong tam cá nguyệt thứ hai và tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Hiện nay, hở eo tử cung có thể điều trị được bằng cách khâu eo cổ tử cung từ tuần 16 - 18 của thai kỳ. Đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh trong tử cung cho đến ngày chào đời. 

Tổng quan

Tử cung là bộ phận quan trọng đối với nữ giới, đóng vai trò chính trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và sinh con. Đây là nơi phôi thai đã thụ tinh làm tổ trong suốt thai kỳ và là nơi thai nhi phát triển lớn dần cho đến khi chào đời. Eo tử cung có hình ống, nằm ở đoạn cuối tử cung và đây cũng chính là nơi em bé được sinh ra.

Hở eo tử cung xảy ra khi cổ tử cung yếu và giãn sớm dù chưa đến ngày dự sinh

Hở eo tử cung (Cervical incompetence/ Cervical weakness) là tình trạng cổ tử cung yếu và không đủ khả năng giữ được trọng lượng của thai nhi đang phát triển trong buồng tử cung. Hậu quả dẫn đến việc giãn sớm và sinh non, sảy thai. Tình trạng này còn được gọi là suy cổ tử cung hoặc khiếm khuyết cổ tử cung.

Vấn đề sản khoa này không quá phổ biến, ước tính khoảng 1/100 trường hợp gặp phải. Hở eo tử cung có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải do tổn thương khi nạo phá thai, phẫu thuật khoét hoặc cắt một đoạn cổ tử cung... Tình trạng này thường xảy ra phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 2, khoảng từ tuần 14 - 27 của thai kỳ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Thông thường, eo tử cung sẽ đóng kín trong các tam cá nguyệt đầu thai kỳ nhằm bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây hại. Đến tháng cuối thai kỳ, eo tử cung sẽ dần giãn ra như một dấu hiệu báo sanh. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó khiến eo tử cung hở sớm hơn dự định, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Nguyên nhân chính xác gây hở eo tử cung vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia xác định tình trạng này có liên quan đến yếu tố bẩm sinh di truyền, trẻ có tử cung dị dạng ngay từ khi chào đời hoặc tổn thương tử cung do các phẫu thuật cổ tử cung trước đó.

Nạo phá thai nhiều lần rất dễ dẫn đến hở eo tử cung

Ngoài ra, còn rất nhiều các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ gây hở eo tử cung, bao gồm:

  • Tử cung hoặc cổ tử cung bị dị dạng, kích thước ngắn hoặc tử cung 2 sừng;
  • Đã từng sảy thai hoặc sinh non trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ;
  • Đã từng phẫu thuật xâm lấn đến tử cung, cắt chóp hoặc cắt đoạn cổ tử cung;
  • Nhiều lần nạo phá thai;
  • Rách cổ tử cung trong lần mang thai hoặc sinh con trước đó;
  • Ảnh hưởng từ các rối loạn di truyền gây yếu và hở eo tử cung. Điển hình như hội chứng Ehlers-Danlos;
  • Nguy cơ bị hở eo tử cung cao ở người da đen và mang đa thai;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Khác với chuyển dạ sớm gây ra các triệu chứng rõ ràng như co thắt, vỡ ối, hở eo tử cung gây sảy thai hoặc sinh non thường ít có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Đến giai đoạn sau, thai nhi ngày càng phát triển khiến cổ tử cung chịu áp lực lớn và phát sinh các dấu hiệu như:

Hở eo tử cung thường gây co thắt tử cung nhẹ, đau bụng, tăng áp lực vùng chậu...

  • Tử cung co thắt nhẹ;
  • Đau bụng, đau lưng;
  • Áp lực vùng chậu;
  • Chảy máu âm đạo, để lại các đốm đỏ sẫm trên quần lót;
  • Thay đổi màu sắc dịch tiết âm đạo;

Chẩn đoán

Chẩn đoán hở eo tử cung được thực hiện thông qua đánh giá các triệu chứng lâm sàng và khám sức khỏe tổng thể. Đồng thời, khai thác tiền sử sức khỏe, phẫu thuật tử cung hoặc sinh con trong lần trước đó, các dấu hiệu bất thường khi mang thai...

Để xác định chắc chắn hở eo tử cung và tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung để xem có dấu hiệu giãn hay thiếu hụt hay không. Kết hợp siêu âm kiểm tra độ dài của cổ tử cung, nếu tử cung ngắn rất có thể nó là yếu tố dẫn đến sinh non.

Trong một số trường hợp, thai phụ phải thực hiện xét nghiệm fibronectin thai nhi, kiểm tra nồng độ protein có trong cổ tử cung khi mang thai. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, chứng tỏ sản phụ có nguy cơ sinh non cao.

Biến chứng và tiên lượng

Hở eo tử cung là một trong những vấn đề sản khoa nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng như:

  • Sảy thai (là tình trạng mất thai < 20 tuần);
  • Sinh non (em bé chào đời < 37 tuần);

Sinh non và sảy thai là 2 hệ lụy nguy hiểm khi bị hở eo tử cung

Ngoài ra, biến chứng hở eo tử cung còn xuất phát từ việc điều trị bằng phương pháp khâu eo cổ tử cung. Có thể kể đến như:

  • Vỡ tử cung;
  • Xuất huyết trong;
  • Rách cổ tử cung;
  • Nhiễm trùng;

Tuy nhiên, khâu eo cổ tử cung cũng chính là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với tình trạng này. Tiên lượng điều trị tốt, hồi phục sức khỏe nhanh chóng và đặc biệt đảm bảo an toàn cho tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, hãy chú ý theo dõi các biểu hiện bất thường trong thai kỳ, dù là nhỏ nhất để được tư vấn và chỉ định điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp.

Điều trị

Mục tiêu điều trị hở eo tử cung là giúp sản phụ giữ thai càng lâu càng tốt và ngăn ngừa biến chứng sảy thai, sinh non. Các biện pháp điều trị tích cực được áp dụng phổ biến trong sản khoa bao gồm:

Khâu eo cổ tử cung

Đây là phương pháp điều trị hở eo tử cung hiệu quả nhất hiện nay, nhằm cố gắng ngăn ngừa chuyển dạ sinh non. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng 2 kỹ thuật sau:

Khâu qua ngả âm đạo

Được thực hiện bằng cách khâu đóng cổ tử cung bằng 1 sợi chỉ duy nhất. Thời điểm khâu đóng eo tử cung phù hợp nhất là từ tuần 16 - 20 của thai kỳ. Tùy từng trường hợp khác nhau, tiền sử sảy thai lần trước mà bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm thực hiện phù hợp.

Khâu eo tử cung là phương pháp điều trị hở eo tử cung hiệu quả và an toàn nhất hiện nay

Chỉ định:

  • Bị sảy thai do hở eo tử cung hoặc không rõ nguyên nhân;
  • Thai nhi còn sống và phát triển bình thường;
  • Chưa có dấu hiệu chuyển dạ;
  • Mang song thai nhưng chiều dài cổ tử cung < 25mm;

Chống chỉ định:

  • Tuổi thai > 14 tuần;
  • Viêm nhiễm cơ quan sinh dục;
  • Thai nhi phát triển bất thường, thai chết;
  • Vỡ ối non;
  • Co thắt tử cung;
  • Xuất huyết tử cung;

Khâu eo cổ tử cung bằng một loại chỉ không tan và có bản rộng 5mm. Bác sĩ sẽ khâu cổ tử cung thành một vòng, sao cho mũi khâu nằm sâu trong lớp mô và không xâm lấn qua đầu ối, bàng quang. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường, chăm sóc tích cực, ăn uống phù hợp và tránh làm việc nặng để sớm phục hồi sức khỏe.

Đặt vòng nâng Pessary

Trường hợp thai phụ chưa đủ điều kiện để phẫu thuật hoặc chưa muốn phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng đặt vòng nâng Pessary. Thời điểm đặt tốt nhất từ tuần 14 - 32. Vòng Pessary sẽ được lấy ra sau 37 tuần hoặc khi sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ.

Điều trị dự phòng

Hở eo tử cung thường khó chẩn đoán do ít có dấu hiệu. Do đó, nếu may mắn phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ khiến thai phụ dễ sinh non hoặc sảy thai, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp sau để giảm nguy cơ này.

  • Tăng cường bổ sung progesterone: Những thai phụ có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai cao, có liên quan đến hở eo tử cung, bác sĩ sẽ khuyến khích tăng cường bổ sung progesterone từ tam cá nguyệt thứ 2.
  • Siêu âm theo dõi thường xuyên: Tăng cường siêu âm theo dõi thai kỳ, chủ yếu là kiểm tra chiều dài cổ tử cung cho đến khoảng tuần thứ 24. Nếu phát hiện có sự thay đổi bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định khâu cổ tử cung trước khi có biến chứng xảy ra.

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu đối với tình trạng hở eo tử cung. Tuy nhiên, thai phụ có thể giảm rủi ro mắc phải bằng các cách sau:

Tuân thủ lịch khám thai định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu hở eo tử cung và điều trị kịp thời

  • Không nên nạo phá thai để tránh gây tổn thương đến tử cung. Trường hợp bắt buộc bỏ thai hãy áp dụng các biện pháp an toàn, không xâm lấn đến cổ tử cung.
  • Hạn chế quan hệ tình dục tần suất quá nhiều hoặc thô bạo, tránh các hoạt động vận động quá sức khi đang mang thai.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, sử dụng thực phẩm lành mạnh, tránh rượu bia, các chất kích thích trong thai kỳ.
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ, siêu âm thai đo chiều dài cổ tử cung thường xuyên để kịp thời phát hiện bất thường, kịp thời điều trị giảm nguy cơ sinh non, sảy thai.
  • Tư vấn sinh sản và khám sức khỏe tiền hôn nhân, bổ sung vitamin uống trước khi mang thai và trước khi sinh con.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị đau tức bụng, chảy máu âm đạo trong thai kỳ có phải dấu hiệu của sinh non không?

2. Tại sao tôi bị hở eo tử cung?

3. Tôi bị hở eo tử cung nặng hay nhẹ?

4. Tôi có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non không?

5. Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán hở eo tử cung?

6. Phương pháp điều trị hở eo tử cung tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

7. Khâu đóng eo tử cung có nguy hiểm không? Chi phí bao nhiêu?

8. Tôi có thể sinh thường khi bị hở eo tử cung không?

Phụ nữ mang thai bị hở eo tử cung có nguy cơ sao sinh non hoặc sảy thai, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng của mẹ lẫn thai nhi. Do đó, để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con suôn sẻ, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng sảy thai trước đây, đồng thời khám thai thường xuyên để theo dõi và có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Hội Chứng Seckel (người tí hon)
Hội chứng Seckel là dị tật bẩm sinh hiếm gặp do rối loạn di truyền gây ra. Thống kê chỉ khoảng hơn 100 trường hợp mắc hội chứng này trên…
Hội chứng Lesch-Nyhan
Hội chứng Lesch - Nyhan là một dạng rối loạn…
Hội chứng truyền máu song thai
Hội chứng truyền máu song thai là vấn đề sản…
Hội chứng lão hóa sớm
Hội chứng lão hóa sớm là một trong những rối…
Lạc nội mạc tử cung Bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa phổ biến, ảnh hưởng đến 10-15% phụ nữ trong…

Hội Chứng XYY (hội chứng siêu nam)

Hội chứng XYY chỉ xảy ra ở trẻ nam sau sinh và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Những trẻ…

Bệnh Teo Thực Quản

Teo thực quản là một trong những dị tật bẩm sinh được hình thành từ những bất thường trong giai…

U nang buồng trứng Bệnh U Nang Buồng Trứng

U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa phổ biến và hầu hết đều lành tính, ít nguy hiểm.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua