Bệnh đau lưng ở phụ nữ: Nguyên nhân, cách khắc phục
Bệnh đau lưng ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số người bị đau lưng do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, lao động nặng nhọc. Nhưng nếu bị đau lưng kéo dài, chị em nên thận trọng với các vấn đề ở cột sống hay các bệnh lý phụ khoa. Nếu có nhiều triệu chứng bất thường, nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở phụ nữ
Hiện tượng đau lưng ở phụ nữ có thể xảy ra do các vấn đề về y tế hoặc có liên quan đến chế độ sinh hoạt, vận động hàng ngày của người bệnh. Cụ thể như sau:
1. Đau lưng ở phụ nữ do bệnh lý
Đau lưng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý trong cơ thể phụ nữ, đặc biệt là về cột sống. Chị em cần cẩn trọng nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Thoái hóa cột sống: Thường gặp ở phụ nữ trung niên, nhưng cũng ngày càng tăng ở người trẻ do lao động nặng, thừa cân và tư thế sai khiến đốt sống và sụn bị tổn thương.
- Đau thần kinh tọa: Phụ nữ mắc chứng này thường có đau thắt lưng, có thể lan dọc xuống đùi và bàn chân.
- Vấn đề về phụ khoa: Bệnh nhiễm trùng cổ tử cung, sa tử cung, u xơ, u nang tử cung, ung thư…
- Hội chứng Piriformis: Gây đau ở thắt lưng, có thể lan toàn thân khi leo cầu thang hoặc ngồi xe hơi trong thời gian dài.
- Thoát vị đĩa đệm: Gây đau lưng khi đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào dây thần kinh.
- Suy thận: Cảm giác đau ở khu vực thắt lưng trái hoặc phải có thể phát triển sau khi mắc suy thận.
- Viêm cột sống dính khớp: Gây đau lưng vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu.
- Viêm dây chằng: Gây đau khi cúi lên, đi lại nhiều, hoặc bưng bê đồ nặng.
- Chấn thương ở cột sống: Có thể gây ra đau lưng ở phụ nữ.
- Loãng xương: Gây đau lưng và dễ gãy xương.
- Rối loạn chức năng của khớp cùng chậu: Gây đau ở thắt lưng và mông.
- Viêm ruột thừa: Gây đau ở bên phải của eo và rốn.
- Viêm đường tiết niệu: Gây đau từ vùng lưng bên phải đến eo lưng.
- Hội chứng đau cơ xơ hóa: Gây đau ở lưng và rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi.
- Gai cột sống: Phát triển sau chấn thương ở đốt sống, gây đau lưng.
Tham khảo thêm: Vì sao bị đau lưng về đêm? Cách khắc phục nhanh
2. Các nguyên nhân khác gây đau lưng ở phụ nữ
Không phải phụ nữ nào bị đau lưng cũng do bệnh lý gây ra. Một số trường hợp có thể bị đau lưng vì những lý do khác như:
- Ngồi hoặc đứng lâu khiến khí huyết kém lưu thông, gia tăng áp lực lên cột sống
- Dư thừa cân nặng, béo phì
- Ít vận động
- Bưng bê vật nặng nhiều
- Cúi lên cúi xuống thường xuyên
- Tư thế ngồi làm việc hoặc tư thế ngủ không đúng
- Thay đổi hormone cùng với quá trình tăng cân, giãn nở tử cung trong thai kỳ
- Thường xuyên đi giày cao gót
- Căng thẳng quá mức
- Kỳ hành kinh làm thay đổi nội tiết tố.
Bệnh đau lưng ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, đau lưng ở phụ nữ có thể chấm dứt sau vài ngày mà không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi đau lưng kéo dài nhiều ngày, chúng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn làm trở ngại cho sinh hoạt, công việc…
Nếu đau lưng là do các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, việc phát hiện và điều trị chậm trễ có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, chúng còn ảnh hưởng đến các hoạt động như cúi lên, cúi xuống, vặn mình… Khả năng vận động của người bệnh không chỉ gặp khó khăn mà còn có thể bị tàn phế suốt đời. Vì vậy, cần được phát hiện và điều trị sớm.
Chẩn đoán bệnh đau lưng ở phụ nữ
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau lưng là bước quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, giúp bác sĩ dễ dàng lên phác đồ điều trị và nhanh chóng cải thiện đúng tình trạng bệnh.
Quá trình chẩn đoán bắt đầu bằng thăm khám lâm sàng, trong đó là tìm hiểu về các triệu chứng, lịch sử bệnh, chế độ sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Tiếp theo, bác sĩ sẽ khám bên ngoài lưng để tìm điểm đau và các dấu hiệu khác như sưng, viêm ngoài cột sống.
Bệnh nhân cũng được yêu cầu thực hiện các hoạt động để đánh giá chức năng vận động của cột sống, giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng của bệnh đối với phụ nữ.
Một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định như chụp X-quang, chụp MRI, đo loãng xương, xét nghiệm máu hoặc nước tiểu… nhằm phát hiện tổn thương bên trong khu vực bị đau và giúp xác định nguyên nhân gây bệnh.
Tham khảo thêm: Hút thai xong bị đau lưng có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh đau lưng ở phụ nữ
Để chữa đau lưng ở phụ nữ, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau và điều trị triệu chứng liên quan. Trong trường hợp không đáp ứng được với điều trị nội khoa, phẫu thuật có thể được xem xét.
1. Cách trị đau lưng tại nhà
Các bài thuốc thảo dược và mẹo tự nhiên có thể giúp xoa dịu đau lưng ở phụ nữ mặc dù không loại bỏ nguyên nhân gốc.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Sử dụng nhiệt để giảm đau lưng ở phụ nữ có thể bao gồm chườm đá lạnh hoặc chườm nước nóng. Đối với trường hợp có sưng đỏ, bệnh nhân có thể áp đá lạnh vào vùng đau trong khoảng 15 – 20 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày.
Đối với trường hợp không có sưng viêm, chườm nước nóng từ chai nước nóng hoặc túi muối rang nóng trong khoảng 10 phút cũng giúp giảm đau, kích thích lưu thông máu. Áp dụng 4 – 5 lần mỗi ngày để giảm cơn đau tạm thời.
Massage chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ
Massage nhẹ nhàng ở vùng lưng giúp cải thiện đau lưng bằng cách đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm viêm và thư giãn thần kinh cũng như các cơ ở lưng. Các bước thực hiện:
- Bệnh nhân nằm sấp trên giường, người trợ giúp xòe rộng hai bàn tay và xoay tròn trên lưng.
- Dùng tay xát dọc và ngang trên vùng đau, hai tay di chuyển theo hướng ngược chiều nhau.
- Ấn từ từ vào điểm co cứng trên lưng để đảm bảo thông kinh mạch và chống co thắt cơ.
- Sử dụng mu bàn tay để áp vào vùng đau.
- Bấm đầu ngón cái vào các điểm đau, kết hợp với xoa để tăng cường lưu thông khí huyết.
Chườm muối gừng nóng
Một số mẹo tự nhiên giúp giảm đau lưng ở phụ nữ bao gồm:
- Sử dụng gừng: Gừng tươi rang cùng muối hột, bọc vào vùng đau và chườm khoảng 20 phút, thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
- Sử dụng ngải cứu: Chườm ngải cứu rang với muối hạt vào vùng đau 15-20 phút, thực hiện 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra có thể uống nước cốt ngải cứu pha với mật ong vào buổi sáng, tối trong 2 tuần để cải thiện đau lưng.
Ngoài ra, cây lược vàng, lá lốt, đu đủ, đinh lăng… cũng được sử dụng. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ hỗ trợ giảm đau và không mạnh như thuốc tây, thích hợp cho đau lưng nhẹ.
Tham khảo thêm: Đau lưng khi mang thai – Mẹo giảm đau nhanh cho mẹ bầu
2. Chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ bằng thuốc tây
Khi bị đau lưng, có thể kê một số loại thuốc như sau để cải thiện tình trạng đau nhức:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, Codein, Aspirin, Tramadol… hiệu quả cho đau từ nhẹ đến trung bình.
- Thuốc giãn cơ: Soma, Dantrolene, Parafon Forte, Norflex, Baclofen… giúp giảm đau và tăng phạm vi chuyển động của cột sống lưng.
- Thuốc kháng sinh: dùng trong trường hợp đau lưng do nhiễm khuẩn.
3. Phẫu thuật chữa đau lưng
Các bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống có thể gây ra đau lưng nghiêm trọng và biến chứng. Nếu không phản ứng với thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật có thể được khuyến nghị.
Phương pháp phẫu thuật sẽ được điều chỉnh dựa trên tình trạng bệnh, sức khỏe tổng quát và mong muốn của bệnh nhân. Tư vấn của bác sĩ là quan trọng để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp.
Cách phòng ngừa bệnh đau lưng ở phụ nữ
Để giảm nguy cơ bị đau lưng, các chị em phụ nữ nên:
- Hạn chế mang giày cao gót, đặc biệt khi phải di chuyển nhiều.
- Tránh nâng vật nặng quá mức và nhờ sự giúp đỡ khi cần.
- Giữ tư thế đúng khi ngồi và thường xuyên đứng dậy đi lại để giảm co cứng cơ và áp lực lên cột sống.
- Ngủ ở tư thế ngửa và chọn đệm phù hợp để hỗ trợ cột sống.
- Bổ sung canxi, vitamin D, phosphorus vào khẩu phần ăn hàng ngày.
- Duy trì cân nặng ổn định.
- Thực hiện tập thể dục hàng ngày, nhưng tránh tập quá sức và các bộ môn có cường độ cao gây chấn thương cho cột sống.
Thông qua bài viết, hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về bệnh đau lưng ở phụ nữ, biết cách phòng tránh cũng như những phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy chăm sóc cơ thể mình mỗi ngày để có một sức khỏe tốt và cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 thuốc trị đau lưng của Mỹ tốt nhất được tin dùng
- 10 bài thuốc chữa đau lưng hiệu quả – Mẹo hay dân gian
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!