Vì sao bị đau lưng về đêm? Cách khắc phục nhanh
Đau lưng về đêm là tình trạng phiền toái rất nhiều người gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe bất thường. Cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Đau lưng về đêm nguyên nhân do đâu?
Đau lưng vào ban đêm tuy là tình trạng thường gặp nhưng cũng không thể chủ quan. Đừng bỏ qua nếu nếu tình trạng này kéo dài và trở nên nghiêm trọng. Một số nguyên nhân gây nên triệu chứng này là:
1. Thoái hóa cột sống
Cột sống chịu áp lực từ hoạt động cơ thể, nếu bị tổn thương, có thể gây đau lưng, đặc biệt là vào ban đêm. Khi cơn đau thường rõ ràng và dữ dội hơn khi người bệnh nằm xuống, đây thường là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống.
Đặc biệt, khi người bệnh làm việc nặng vào ban ngày, đau lưng có thể trở nên nặng hơn và thường xuyên hơn khi nằm ngủ vào ban đêm.
2. Ảnh hưởng từ bệnh xương khớp mạn tính
Bên cạnh thoái hóa cột sống, các bệnh xương khớp khác như gai cột sống, viêm cột sống, thoát vị đĩa đệm… cũng có thể gây ra đau lưng vào ban đêm.
Trong trường hợp bệnh lý này tiến triển nặng, cơn đau thường trở nên dữ dội, gây khó chịu và thậm chí làm mất ngủ do đau.
3. Các bệnh về nội tạng
Khi đau lưng, ít ai nghĩ đến tổn thương trong nội tạng, nhưng một số bệnh như về thận và dạ dày cũng có thể gây ra đau lưng vào ban đêm.
Sỏi thận và thận yếu có thể làm đau lưng, với cường độ đau phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi.
Về dạ dày, các vấn đề như viêm hoặc loét cũng có thể gây đau lan tỏa từ bụng sang hông và sau lưng, thường là vào ban đêm.
Tham khảo thêm: Các bài tập thể dục chữa đau lưng đơn giản, hiệu quả
4. Các nguyên nhân khác gây đau lưng về đêm
Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý thì đau lưng vào ban đêm còn có thể do một số yếu tố khác gây nên như:
Chấn thương
Đau lưng vào ban đêm có thể là kết quả của chấn thương, có thể xuất phát từ tai nạn, lao động hoặc thể thao.
Các chấn thương nặng như giãn dây chằng, giãn cơ, bong gân có thể để lại di chứng nghiêm trọng, gây đau lưng lan tỏa xuống hông và nửa thân dưới nếu không được điều trị kịp thời.
Nằm ngủ không đúng tư thế
Ngủ trong tư thế không đúng cũng thường gây đau lưng vào ban đêm bằng cách chèn ép mạch máu, làm giảm lưu thông máu và trao đổi oxy.
Sự thiếu hụt oxy có thể gây ra sự giải phóng lượng lớn acid lactic, dẫn đến đau lưng khi ngủ.
Nằm nệm không phù hợp
Nệm không phù hợp cũng góp phần vào việc gây đau lưng vào ban đêm. Nệm kém chất lượng, không đều hoặc có bề mặt lồi lõm có thể tác động tiêu cực đến cột sống, tăng áp lực đè nén khi ngủ, gây nên những cơn đau lưng.
Đi giày cao gót
Đi giày cao gót không chỉ ảnh hưởng đến vùng chân mà còn có thể làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, gây lệch khỏi cấu trúc cột sống.
Trọng tâm thường chuyển về phía trước khi mang giày cao gót, làm cho nhiều phụ nữ phải cong lưng để cân bằng cơ thể. Điều này tạo ra áp lực lớn cho vùng lưng, góp phần vào việc kích hoạt đau lưng vào ban đêm.
Làm việc và sinh hoạt sai tư thế cả ngày
Các tư thế xấu hàng ngày như ngồi vắt chéo chân, khom lưng, đứng lâu, ngủ gục lên bàn làm việc có thể thay đổi đường cong tự nhiên của cột sống.
Sự thay đổi này kéo dài có thể làm các đốt sống bị lệch và gây cong vẹo cột sống, dẫn đến đau lưng.
Tham khảo thêm: Hút thai xong bị đau lưng có nguy hiểm không?
Cách khắc phục nhanh tình trạng đau lưng về đêm
Đau lưng vào ban đêm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, có thể làm suy yếu tinh thần và hiệu suất làm việc. Để giảm ảnh hưởng này, cần có biện pháp khắc phục đúng đắn.
1. Chọn gối và nệm phù hợp
Chọn gối và nệm phù hợp được coi là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện giấc ngủ và giảm đau lưng vào ban đêm.
Nằm trên nệm phù hợp giúp giảm áp lực lên vùng cột sống và dây thần kinh. Nên thay gối và nệm mỗi 5 năm một lần để duy trì sức khỏe cơ xương khớp.
2. Massage vùng lưng bị đau
Massage là biện pháp hiệu quả trong việc giảm đau nhức xương khớp, bao gồm cả đau lưng vào ban đêm. Massage giúp cơ bắp được kéo giãn và giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép, tạo cảm giác dễ chịu và thư giãn.
Đặc biệt, liệu pháp massage còn chăm sóc tốt cho sức khỏe tinh thần. Cơn đau lưng được xoa dịu, tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
3. Chú ý đến tư thế ngủ
Để giảm đau lưng về đêm, quan trọng là bạn cần chú ý đến tư thế ngủ của mình. Một số gợi ý từ các chuyên gia bao gồm:
- Ngủ nghiêng và gập chân sao cho đầu gối hướng đến phần ngực, giúp mở rộng các đốt sống.
- Sử dụng gối lớn hoặc gối ôm ở giữa 2 chân khi nằm nghiêng.
- Đặt một chiếc gối mềm dưới đầu gối khi nằm ngửa để giữ lưng thẳng hơn và giảm đau.
- Hạn chế nằm sấp, nhưng nếu không tránh khỏi, đặt một chiếc gối dưới phần xương chậu và bụng dưới để giảm áp lực lên thắt lưng.
4. Tránh ăn nhiều hay dùng rượu bia, chất kích thích
Ăn no gần giờ đi ngủ có thể gây trào ngược acid dạ dày, tăng nguy cơ đau lưng. Nếu đói vào nửa đêm, chỉ nên ăn ít như 1 lát bánh mì. Hạn chế thức uống có cồn và chất kích thích, đặc biệt là cho những người bị các vấn đề xương khớp.
Bỏ hút thuốc lá sớm giúp giảm nguy cơ đau lưng do nicotine làm giảm lưu thông máu.
Tham khảo thêm: Đau lưng sau khi quan hệ (ở nữ, nam) – Hãy cẩn thận!
5. Dùng nhiệt làm dịu cơn đau
Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả, chúng giúp cơ thể thả lỏng và làm dịu cơn đau, mang lại cảm giác thư thái, đặc biệt phù hợp với trường hợp đau lưng mãn tính.
Cách thực hiện: Tắm nước ấm khoảng 10 phút trước khi đi ngủ, để nước chảy qua vùng thắt lưng. Hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm.
Ngoài việc tắm nước ấm, bạn cũng có thể sử dụng bình nước ấm hoặc miếng dán nhiệt áp lên vùng đau.
Tuy nhiên, không nên sử dụng khi đi ngủ để tránh nguy cơ cháy hoặc bỏng. Thời gian lý tưởng là khoảng 15 – 20 phút trước khi đi ngủ.
6. Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ
Nếu đau lưng về đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, hãy xem xét việc sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng loại thuốc giảm đau tại chỗ để thoa lên vùng lưng bị đau.
Thuốc này sẽ giúp thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau. Bạn có thể mua tại các hiệu thuốc và nên tham khảo ý kiến của dược sĩ về cách sử dụng phù hợp.
7. Thăm khám khi cần thiết
Để cải thiện đau lưng vào ban đêm, hãy áp dụng các kỹ thuật chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, nếu đau không giảm sau 4 tuần, cần thăm khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp các triệu chứng như đau lan từ lưng xuống mông và chi dưới, đau dữ dội khi gập người, đau lưng kèm sốt, mất cảm giác hoặc yếu đi ở chân, rối loạn đường ruột hoặc bàng quang…
Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng đau lưng về đêm, từ đó có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp để giảm bớt khó chịu, tăng cường chất lượng giấc ngủ của mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Dùng lá nhàu trị đau lưng – Mẹo đơn giản mà hay
- Ngủ dậy bị đau lưng do đâu? Cách trị nhanh nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!