Đau lưng khi mang thai – Mẹo giảm đau nhanh cho mẹ bầu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau lưng khi mang thai là một trong những vấn đề sức khỏe khá phổ biến ở mẹ bầu, nhất là ở thai phụ gần đến kỳ “vượt cạn”. Đau tuy không gây nguy hiểm nhưng chúng kéo theo nhiều rắc rối trong suốt thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần điều trị sớm để chấm dứt nhanh tình trạng khó chịu này.

Đau lưng khi mang thai
Đau lưng trong quá trình mang thai là vấn đề sức khỏe thường gặp ở hầu hết mẹ bầu

Nguyên nhân đau lưng khi mang thai?

Mang thai là quá trình thiêng liêng nhưng gây nhiều thay đổi và rắc rối sức khỏe cho mẹ bầu, trong đó đau lưng là vấn đề phổ biến. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều yếu tố như:

  • Thay đổi hormone: Khi mang thai, cơ thể tiết hormone relaxin làm dây chằng và khớp ở xương chậu nới rộng, hỗ trợ sinh nở. Tuy nhiên, nếu tiết quá nhiều relaxin, dây chằng và khớp có thể trở nên lỏng lẻo và mất ổn định, gây đau lưng.
  • Tăng cân: Tăng cân và sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên cột sống, làm tăng nguy cơ đau lưng và đau khớp khi mang thai.
  • Trọng tâm cơ thể thay đổi: Khi mang thai, tử cung mở rộng và thai nhi lớn lên gây áp lực lên cột sống, khiến cơ thể mẹ bầu phải điều chỉnh trọng tâm và thường xuyên chống lưng, dẫn đến đau nhức lưng.
  • Căng thẳng: Thông thường, khi mang thai, một số xương khớp chịu nhiều áp lực dẫn đến căng thẳng, nhất là vùng xương chậu. Từ đó mẹ bầu có thể bị đau lưng trong thời kỳ mang thai.

Phương pháp điều trị đau lưng khi mang thai

Đau lưng là triệu chứng bình thường và sẽ giảm dần sau khi sinh, mức độ đau có thể khác nhau tùy cơ địa và sức khỏe. Tuy nhiên, để giảm thiểu triệu chứng đau khó chịu này, thai phụ có thể áp dụng các biện pháp điều trị an toàn sau đây.

1. Nghỉ ngơi 

Để giảm đau lưng trong quá trình mang thai, thai phụ nên nghỉ ngơi đủ để cơ thể phục hồi, giảm áp lực lên cột sống. Tuy nhiên, cũng không nên nằm nghỉ quá lâu trên giường, bởi theo theo nghiên cứu của giáo sư Judith Maloni, điều này có thể không tốt cho mẹ và thai nhi.

nghỉ ngơi đúng cách
Để giảm tình trạng đau lưng, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để giảm áp lực lên cột sống

Nghỉ ngơi quá mức khi mang thai có thể tăng nguy cơ co thắt, đông máu, cao huyết áp, chảy máu và teo cơ. Để duy trì sức khỏe và giảm đau lưng, mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bao gồm 15 – 30 phút ngủ trưa và tổng thời gian ngủ hàng ngày là 8 – 10 tiếng.

2. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp và sức khỏe cho xương khớp, làm cho các khớp xương trở nên săn chắc và linh hoạt, giảm căng thẳng lên cột sống và giúp giảm đau khi mang thai.

Các bài tập an toàn cho phụ nữ mang thai có thể bao gồm đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội và một số bài tập tăng cường sức mạnh cho lưng và bụng, tùy thuộc vào đối tượng và sự đề xuất của bác sĩ vật lý trị liệu.

3. Chườm nóng và lạnh

Chườm nóng kích thích vi mạch máu và dây thần kinh dưới da, cải thiện lưu thông máu và giúp giảm đau ở lưng. Chườm lạnh giảm đau và sưng, hỗ trợ điều trị đau lưng khi mang thai.

chườm nóng và chườm lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh là phương pháp giảm đau lưng phổ biến cho các mẹ bầu

Cách thực hiện bao gồm sử dụng túi nước đá đặt lên vùng đau trong 20 phút, lặp lại 2-3 lần mỗi ngày và sau 3 ngày, chuyển sang chườm nóng. Tuy nhiên, cần tránh túi chườm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh bỏng da và ảnh hưởng đến dây thần kinh,

Lưu ý, không nên chườm nhiệt vào bụng khi mang thai để tránh tác động đến thai nhi.

Tham khảo thêm: Đau lưng khó thở kèm tức ngực là bệnh gì, nguy hiểm không?

4. Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp y học Trung Quốc sử dụng kim nhỏ, mỏng để kích hoạt hệ thống giảm đau tự nhiên thông qua việc châm vào các vị trí huyệt đạo.

Ngoài việc giảm đau, châm cứu cũng có thể giúp mẹ bầu giảm buồn nôn và ngăn ngừa chảy máu trong những tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, việc thực hiện châm cứu cần được tiến hành bởi nhà vật lý trị liệu có kinh nghiệm, và không nên kéo dài quá 15-20 phút để tránh co thắt tử cung.

5. Cải thiện tư thế

Tư thế không đúng khiến cột sống chịu nhiều áp lực là nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu nên thay đổi tư thế thích hợp khi làm việc hoặc ngồi, ngủ để giảm nhanh chứng đau nhức ở lưng.

Bà bầu đau lưng
Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu đau lưng là nằm nghiêng sang một bên và dùng gối kê phần bụng

Khi ngồi làm việc, mẹ bầu có thể sử dụng khăn cuộn lại để đặt sau lưng để hỗ trợ. Khi ngủ, nên nghiêng người sang một bên với gối kê dưới phần gối, bụng và đầu để giảm căng thẳng lưng.

Đặt chân lên ghế đẩu khi ngồi cũng giúp giảm áp lực lên cột sống. Đứng thẳng cũng giúp cơ kéo dài và giảm đau nhức ở lưng.

6. Nắn khớp xương chiropractic

Nắn khớp xương giúp điều chỉnh khớp sai lệch, giảm áp lực và căng thẳng lưng, hỗ trợ hồi phục và giảm đau. Nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy thao tác này giảm triệu chứng đau lưng liên quan đến thai kỳ.

Một nghiên cứu khác từ năm 1998 cho thấy, 70% phụ nữ mang thai áp dụng nắn khớp xương và có kết quả giảm đau lâu dài. Tuy là biện pháp an toàn, nhưng mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

7. Sử dụng đai đeo hỗ trợ

Để giảm đau lưng khi mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng đai đeo hỗ trợ, giúp nâng đỡ phần bụng và giảm áp lực lưng dưới, hông và thắt lưng. Tuy nhiên, cần đeo đai trong khoảng thời gian nhất định và chỉ khi cần thiết như khi uốn cong, nâng vật hoặc đi lại.

đau lưng khi mang thai
Đai hỗ trợ cũng là một phương pháp nâng đỡ bụng bầu hiệu quả, từ đó giảm tình trạng áp lực lên thắt lưng

Không nên đeo liên tục suốt ngày để tránh làm hệ thống xương khớp và cơ bắp ngưng hoạt động, gây ảnh hưởng sau này. Đồng thời, cũng cần lưu ý không đeo quá chặt để tránh gây vỡ cơ quan vùng chậu.

Tham khảo thêm: Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai và cách xử lý đúng

Một số lời khuyên dành cho thai phụ giúp giảm đau lưng khi mang thai

Ngoài các biện pháp làm giảm đau lưng trong quá trình mang thai nêu trên, mẹ bầu cũng nên áp dụng các lời khuyên sau đây:

  • Không nên mang giày cao gót
  • Nếu cần nhặt vật từ mặt đất nên sử dụng chân để ngồi xổm chứ không được uốn cong lưng, cúi xuống nhặt

Nếu cơn đau lưng vẫn kéo dài, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc giảm đau an toàn. Thường thì, Acetaminophen (Tylenol) và một số loại thuốc giãn cơ có thể được khuyến cáo.

Tuy nhiên, không nên sử dụng Aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như naproxen (Aleve) hoặc ibuprofen (Advil và Motrin) để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Khi nào mẹ bầu cần điều trị từ bác sĩ?

Mặc dù đau lưng trong quá trình mang thai không nguy hiểm nhưng nếu gặp phải các biểu hiện sau đây, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Bởi đau có thể không phải là triệu chứng sinh lý bình thường mà rất có thể là do vấn đề xương khớp gây nên.

  • Cơn đau nhức diễn ra thường xuyên và dữ dội
  • Đau ngày càng nghiêm trọng hoặc đau bắt đầu đột ngột
  • Đau quặn thắt
  • Khó tiểu

Đau lưng khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp. Do đó, khi thấy triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần tiến hành kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:13 - 06/03/2024 - Cập nhật lúc: 11:35 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Đau lưng dưới (ngang thắt lưng): Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Đau lưng dưới là một trong những vấn đề sức khỏe mà rất nhiều người đang gặp phải hiện nay.…

Mang vật nặng bị đau lưng là tình trạng thường xảy ra ở nhiều người Bê, khiêng hoặc làm việc nặng bị đau lưng & giải pháp khắc phục

Làm việc nặng bị đau lưng là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải sau những giờ làm…

Dùng lá nhàu trị đau lưng – Mẹo đơn giản mà hay

Dùng lá nhàu trị đau lưng là một phương pháp dân gian đơn giản và hiệu quả, được nhiều người…

đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng Đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng có nguy hiểm?

Đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới. Tình trạng này…

Đau lưng sau sinh các mẹ cần chữa sớm kẻo mãn tính

Có đến 50% phụ nữ bị đau lưng sau sinh và các triệu chứng thường biến mất trong 1 -…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua