Đau lưng sau sinh các mẹ cần chữa sớm kẻo mãn tính

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Có đến 50% phụ nữ bị đau lưng sau sinh và các triệu chứng thường biến mất trong 1 – 2 tuần hoặc 1 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các cơn đau lưng có thể kéo dài và biến chứng thành mãn tính. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?

đau lưng sau sinh
Đau lưng sau khi sinh con là một tình trạng phổ biến và thường không nguy hiểm

Nguyên nhân đau lưng sau sinh

Đối với một số phụ nữ, các dấu hiệu đau lưng sau khi sinh có thể trở nên nghiêm trọng và phát triển thành mãn tính nếu không được cải thiện đúng lúc. Nguyên nhân của tình trạng này thường xuất phát từ:

  • Đau lưng khi mang thai là do một lượng lớn hormone Progesterone và Relaxin tiết ra làm giãn dây chằng và khớp xương chậu, giúp thai nhi thoải mái hơn trong bụng mẹ. Sau khi sinh, các hormone này có xu hướng tồn tại thêm vài tháng và khiến người phụ nữ bị đau lưng.
  • Thay đổi về thể chất khi mang thai cũng góp phần gây ra các cơn đau lưng. Điều này thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ và tiếp tục kéo dài vài tháng sau khi sinh.
  • Tăng cân trong quá trình mang thai khiến cột sống, cơ bắp chịu nhiều áp lực. Điều này tạo thêm căng thẳng cho cơ lưng và gây đau.
  • Tử cung mở rộng khi sinh con cũng khiến cơ bụng dưới và lưng dưới chịu nhiều áp lực. Từ đó gây ra các tổn thương ở lưng.
  • Mất ngủ, tư thế cho con bú, sinh hoạt sau sinh… cũng có thể góp phần gây đau lưng sau khi sinh.

Đau lưng sau sinh kéo dài bao lâu?

Trong hầu hết các trường hợp, Hormone Relaxin sẽ tồn tại đến 6 tháng sau khi sinh con. Do đó, các cơn đau lưng thường có xu hướng giảm dần trong thời gian này.

Sức mạnh cơ bắp, xương khớp, dây chằng được phục hồi và hỗ trợ cắt giảm các cơn đau. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ hoạt động thể lực vất vả sau khi sinh thì cơn đau có thể kéo dài từ 10 – 12 tháng.

Tham khảo thêm: Biểu hiện đau lưng do thận yếu và cách khắc phục

Cách chữa đau lưng sau sinh

Đau lưng sau khi sinh không nguy hiểm, vì vậy, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị ngay tại nhà để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc gây khó khăn cho sinh hoạt, nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

1. Áp dụng các bài tập giảm đau lưng sau khi sinh

Tập thể dục là cách tốt nhất để cắt giảm các cơn đau lưng sau khi sinh. Các bài tập nhẹ nhàng có thể làm giảm đau nhức và giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. 

  • Đi bộ

Bắt đầu việc luyện tập bằng cách đi bộ hoặc đi dạo nhẹ nhàng xung quanh nhà hoặc công viên. Cách này có thể tăng sự linh hoạt cho cơ lưng, cột sống và giảm đau.

đi bộ giảm đau lưng
Đi bộ hoặc thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để chữa đau lưng khi sau sinh hiệu quả
  • Bài tập co thắt bụng và hít thở sâu

Đây là bài tập trị đau lưng và thư giãn cơ bắp hiệu quả. Ngoài ra, bài tập này cũng làm săn chắc cơ bụng và vùng bụng của phụ nữ sau sinh, giúp nhanh lấy lại vóc dáng.

Để thực hiện, người tập ngồi thẳng, hít thở sâu và nén khí cơ cơ hoành. Giữ chặt cơ bụng trong khi hít vào và thả lỏng khi bạn thở ra, những cơn đau lưng sau sinh sẽ được cải thiện.

  • Bài tập xương chậu

Người luyện tập ở tư thế mà lòng bàn tay và đầu gối chạm sàn nhà. Giữ lưng, cột sống và cổ thẳng. Kéo mông về phía trước khi hít vào, nghiêng xương chậu và đẩy xương mu lên trên, để yên trong 3 nhịp thở. Thư giãn và lập lại 2 – 3 lần.

  • Bài tập Kegel

Kegel là bài tập làm săn chắc bàng quang và cũng hữu ích để hỗ trợ các triệu chứng đại, tiểu tiện không tự chủ sau khi sinh. Khi mới luyện tập, bạn có thể thực hiện các bước trong nhà vệ sinh khi đi tiểu.

Các động tác cơ bản thường là ngăn ngừa nước tiểu sau đó là giải phóng chúng. Khi đã quen với các thao tác, bạn có thể co bóp, giữ và giải phóng các cơ hậu môn, âm đạo khi không có nhu cầu đi tiểu. Thực hiện ít nhất 10 lần cho mỗi hiệp và 3 lần mỗi ngày.

  • Bài tập lưng trên

Các tư thế điều chỉnh lưng trên có thể giảm đau và cung cấp năng lượng cho vùng lưng, cổ, vai. Để thực hiện, người tập ngồi thẳng lưng, hai tay bắt chéo qua ngực. Sau đó vặn người sang trái rồi sang phải. Lặp lại 10 lần cho mỗi bên.

Sau các bài luyện tập, bạn cần thư giãn 5 phút để cơ thể hạ nhiệt và nhịp tim ổn định lại bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể kéo căng các cơ sau khi tập để tránh đau nhức.

2. Giảm cân

Giảm cân sau sinh là một cách hiệu quả để giảm đau lưng. Để giảm cân sau sinh an toàn, hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Đi bộ hoặc hoạt động thể lực nhẹ nhàng.
  • Cho con bú có thể đốt cháy 600 – 800 calo mỗi ngày.
  • Theo dõi các chất béo và calo nạp vào cơ thể, đủ dưỡng chất và không ăn kiêng.
  • Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo…
  • Uống đủ nước, khoảng 8 – 10 ly mỗi ngày, giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
giảm cân sau sinh
Giảm cân sau sinh một cách khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả

3. Massage

Khi mang thai và sinh con, dây chằng và cơ ở vùng chậu có xu hướng căng ra. Do đó, các thao tác massage sẽ giúp giảm căng thẳng, áp lực ở vùng chậu, giúp lưu thông máu, giải phóng Endorphin, từ đó cải thiện các cơn đau sau sinh.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ sinh mổ, việc massage sau sinh chỉ nên thực hiện sau khi vết thương đã lành hẳn. Tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến vết mổ.

Tham khảo thêm: 5 loại miếng dán giảm đau lưng tốt nhất hiện nay

4. Điều trị y tế

Đôi khi các cơn đau lưng sau khi sinh có thể trở nên nghiêm trọng. Lúc này bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc giảm đau mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc tê và Steroid để giảm viêm xung quanh vùng xương chậu. Các loại thuốc thường được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm tĩnh mạch để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến em bé.

5. Một số cách giảm đau lưng sau sinh khác

Đừng quá căng thẳng, lo lắng khi bị đau lưng sau khi sinh. Để giảm các cơn đau, bạn có thể điều chỉnh một số vấn đề trong lối sống và sinh hoạt như:

  • Không nâng các vật nặng trước khi cơ thể hoàn toàn hồi phục.
  • Khi cho con bú hãy đưa bé đến gần ngực trước khi nâng bé lên, không vươn người khi bế bé.
  • Khi đặt bé xuống giường, nôi hoặc sàn nhà, hãy uốn cong đầu gối thay vì lưng.
  • Sử dụng địu em bé hoặc xe đẩy khi cần di chuyển bé. Không đặt em bé trên hông, điều này có thể làm quá tải các cơ lưng và gây đau.
  • Duy trì tư thế ngồi thẳng.
  • Ngủ với gối thấp và đệm mỏng.
  • Tránh tắm nước lạnh và nước quá nóng. Sử dụng nước ấm vừa phải trong vài tuần sau khi sinh để thư giãn các dây thần kinh và dây chằng.
  • Tránh căng thẳng, áp lực, stress sau sinh.
  • Nghe nhạc, đọc sách, thiền định và giữ một tâm trạng tích cực.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù đau lưng sau sinh thường không nguy hiểm và không cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng kể cả khi bạn áp dụng các biện pháp tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ.

đau lưng sau sinh
Nếu các cơn đau có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ

Ngoài ra, bạn cũng cần đến bệnh viện ngay khi:

  • Đau lưng kèm sốt.
  • Có cảm giác tê ở một hoặc hai chân.
  • Đau lưng do vấp ngã, va chạm, tại nạn hoặc chấn thương.
  • Mất cảm giác ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể bao gồm háng, mông,…
  • Cơn đau kéo dài hơn 6 tháng với cường độ tăng dần.

Tình trạng đau lưng sau sinh là một vấn đề phổ biến và không quá nghiêm trọng, tuy nhiên ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng chăm sóc con cái. Việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tìm kiếm sự tư vấn y tế có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
chữa giãn dây chằng lưng 8 Cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà phục hồi hiệu quả

Ngoài việc điều trị tại bệnh viện, bạn có thể áp dụng các cách chữa giãn dây chằng lưng tại…

Đau lưng khó thở là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm Đau lưng khó thở kèm tức ngực là bệnh gì, nguy hiểm không?

Đau lưng khó thở kèm theo tức ngực là bệnh gì, có triệu chứng ra sao, bệnh có nguy hiểm…

Bị đau nhói sau lưng (bên phải – trái) là bị gì?

Hiện tượng đau nhói sau lưng có thể ảnh hưởng đến bên trái, bên phải lưng hoặc cả hai bên.…

nằm nhiều bị đau lưng Nằm nhiều bị đau lưng – Cẩn thận kẻo thành mãn tính

Nằm nhiều bị đau lưng thường liên quan đến tư thế ngủ không phù hợp hay giường ngủ không thoải…

Đau lưng sau khi quan hệ (ở nữ, nam) – Hãy cẩn thận!

Đau lưng sau khi quan hệ là hiện tượng thường gặp ở nam giới nhưng cũng có thể ảnh hưởng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua