Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai và cách xử lý đúng
Đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là hai vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều bà bầu phải đối mặt. Tình trạng này không chỉ mang đến cảm giác mệt mỏi, khó chịu, mà còn tạo ra những khó khăn trong việc vận động hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý phù hợp là hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, giúp quá trình thai kỳ diễn ra suôn sẻ, thoải mái hơn.
Nguyên nhân gây đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai
Thai kỳ là khoảng thời gian rất nhạy cảm, cơ thể phụ nữ thường có những thay đổi nhất định. Chính những sự thay đổi này có thể khiến cho những cơn đau bất thường phát sinh, điển hình là đau lưng và đau bụng dưới, điều mà 90% phụ nữ đều gặp phải.
Tuy nhiên, điều này đa phần xảy ra là do những thay đổi sinh học thông thường trong cơ thể mẹ. Chỉ khoảng 3% nguyên nhân kích hoạt xuất phát từ các bệnh lý mãn tính.
1. Vấn đề tăng cân
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này, trung bình mỗi phụ nữ sẽ tăng khoảng 10 – 15kg trong suốt quá trình hai kỳ. Tăng cân sẽ khiến cho vùng cột sống phải chịu đựng rất nhiều áp lực.
Khi thai nhi lớn dần lên, vùng bụng to ra cũng sẽ gây chèn ép đến các khu vực lân cận. Điều này sẽ làm kích hoạt tình trạng đau nhức, dễ gặp nhất là ở vùng thắt lưng, khớp háng và bụng dưới.
2. Tư thế xấu
Mẹ bầu thường rất khó có được tư thế thoải mái cả khi ngồi hay nằm, thường xuyên phải duy trì một tư thế kéo dài. Thói quen thiếu lành mạnh này đã khiến cho vùng cột sống phải chịu đựng nhiều áp lực.
Áp lực đè nén thường xuyên sẽ khiến cho mạch máu và dây thần kinh lân cận bị chèn ép. Chính điều này là nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức lưng trải rộng ra cả vùng bụng dưới xuất hiện.
3. Thay đổi hormone
Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ phải sản xuất lượng hormone relaxin đẻ làm giãn xương chậu và dây chằng. Mục đích là để đáp ứng sự phát triển của bé và chuẩn bị cho kỳ sinh nở.
Chính điều này sẽ gây tác động đến những khu vực lân cận, nhất là vùng thắt lưng và bụng dưới. Đây cũng chính là nguyên nhân kích hoạt những cơn đau lưng và bụng dưới trong giai đoạn mang thai.
4. Các vấn đề bệnh lý
Tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai thường là hiện tượng cơ học thông thường nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý. Nếu cả hai tình trạng trên xuất hiện đồng thời thì thường liên quan đến các vấn đề như:
- Mang thai ngoài tử cung: Khiến vòi trứng bị căng giãn quá mức, từ đó kích hoạt tình trạng đau tức vùng bụng dưới lan ra cả lưng. Tình trạng này cần sớm được can thiệp nếu không có thể đe dọa đến tính mạng mẹ bầu.
- Sỏi thận: Thường gây đau bụng dưới âm ỉ và đau ở phần lưng bên trái, nhức mỏi vùng hông.
Nếu bạn bị đau lưng nhiều hơn khi mang thai thì có thể sẽ liên quan đến các vấn đề xương khớp. Điển hình như thoái hóa cột sống lưng, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm.
Còn tình trạng đau bụng dưới thì có thể là do các bệnh lý về phụ khoa, thường gặp nhất là u nang buồng trứng, viêm âm đạo hay viêm cổ tử cung. Ngoài ra còn có thể do các vấn đề thông thường như đầy bụng, khó tiêu, táo bón hay những cơn co thắt trong chuyển dạ giả.
Tham khảo thêm: Đau lưng khó thở kèm tức ngực là bệnh gì, nguy hiểm không?
Cách khắc phục tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai
Dù đau lưng và đau bụng dưới trong quá trình mang thai thường là hiện tượng bình thường, nhưng nếu không được giải quyết kịp thời, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, đặc biệt là khả năng vận động và tâm trạng của mẹ bầu. Mẹ bầu cần chú ý:
1. Không đi lại, vận động quá nhiều
Nhiều mẹ bầu tin rằng, vận động giúp ích cho quá trình sinh nở, nhưng đi lại quá mức có thể tăng áp lực lên xương khớp.
Về cuối thai kỳ, khi bụng bầu lớn, nên giảm vận động để tránh đau lưng và bụng dưới thường xuyên hơn, cũng như giảm nguy cơ đau khớp gối. Hàng ngày, đi bộ 5-10 phút là phù hợp.
2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho sức khỏe thai kỳ, đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cao của cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung đủ canxi và vitamin D để xương khớp mạnh mẽ, ngăn ngừa đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Tránh thực phẩm chế biến sẵn, cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ để tránh chướng bụng và táo bón, giảm thiểu đau bụng dưới.
3. Dành thời gian nghỉ ngơi
Nhiều mẹ bầu làm việc nặng nhọc, đặc biệt vào tháng cuối thai kỳ, gây mệt mỏi và căng thẳng. Tư thế làm việc cố định cũng làm tăng nguy cơ đau lưng. Nên nghỉ ngơi đủ để giảm đau nhức và chuẩn bị tinh thần tốt cho sinh nở.
4. Dùng gối cho bà bầu
Bụng bầu thường là trở ngại khiến mẹ bầu không thể ngủ thoải mái như bình thường. Sử dụng gối đặc biệt cho bà bầu có đệm đỡ bụng giúp giảm áp lực lên cột sống và vùng bụng dưới.
Khi ngồi, mẹ bầu cũng nên sử dụng gối nhỏ phía sau lưng để giảm áp lực, điều này không chỉ giúp mẹ bầu ngồi thoải mái hơn mà còn cải thiện được tình trạng đau nhức lưng và bụng dưới.
5. Xoa bóp vùng đau nhức
Xoa bóp là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai bằng cách giãn ra mô cơ và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
Sử dụng một chút dầu nóng trước khi xoa bóp và thực hiện nhẹ nhàng ở vùng bụng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Nên xoa bóp vào buổi tối trước khi đi ngủ để tạo cảm giác thoải mái và giúp ngủ ngon giấc hơn.
Tham khảo thêm: Đau lưng trên: Vị trí, nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất
Khi nào nên thăm khám bác sĩ?
Nếu tình trạng đau lưng và đau bụng dưới chỉ là do vấn đề sinh học bình thường thì mẹ bầu không cần thiết phải thăm khám. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Nếu không sớm can thiệp sẽ gây ra tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ.
Bạn nên chú ý thăm khám sớm khi:
- Những cơn đau kích hoạt thường xuyên với mức độ dữ dội
- Tình trạng đau nhức không giảm khi bạn đã áp dụng các liệu pháp khắc phục
- Có các biểu hiện khác đi kèm: mệt mỏi, chán ăn, ngứa vùng kín, nước tiểu bất thường…
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là vấn đề mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần chú ý. Các mẹ tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau, bởi tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Tốt nhất nên thăm khám để bác sĩ hướng dẫn cách xử lý an toàn.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau lưng sau khi quan hệ (ở nữ, nam) – Hãy cẩn thận!
- Mẹo chữa đau lưng sau sinh mổ – Hết đau, không đụng vết mổ
Bình luận (3)
Em đặt vòng đã 13 năm em lấy vòng năm 2020 mà tới giờ vẫn chưa thấy tin vui bác ơi mong bác tư vấn cho em
E mang thai 35 tuan nay e dau bụng duoi và dau lung có cân phải đi kham bac si không ạ
e mang thai tuần 35 rồi mà e đau lưng và mỏi ở bên lưng phải và có cơn đau vùng bụng dưới ạ