Đau xương cụt là bệnh gì? Cách điều trị (tự nhiên + thuốc)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Đau xương cụt là dấu hiệu thường gặp khi mắc các bệnh lý như viêm vùng xương cụt, u nang buồng trứng, hẹp ống sống hay nhiễm trùng phụ khoa… Dùng thuốc và các phương pháp tự nhiên có thể giúp khắc phục cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Đôi khi, phẫu thuật sẽ được chỉ định để điều trị cho những trường hợp bị đau nhức xương chậu do mắc các bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng.

Triệu chứng đau xương cụt

 Đau xương cụt là hiện tượng đau nhức xảy ra ở xương nhỏ nằm nằm cuối cột sống. Bình thường, xương này đóng vai trò giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng khi ngồi, đồng thời giữ cố định hệ thống cơ, gân và các dây chằng xung quanh vùng xương cụt. Mặc dù giữ một chức năng quan trọng như vậy song xương cụt là nơi rất ít nhận được sự chú ý nếu nó không bị đau.

đau xương cụt là bệnh gì
Đau vùng xương cụt là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý trong cơ thể, đặc biệt là các vấn đề về xương khớp

Cơn đau vùng xương cụt thường xuất hiện chủ yếu ở khu vực cuối cột sống, ngay phía sau hông. Cường độ đau có khuynh hướng tăng dần. Đặc biệt, bạn sẽ có cảm giác bị đau xương cụt dữ dội hơn nếu ngồi trên một mặt phẳng cứng ( chẳng hạn như ghế, nền nhà) hoặc khi ngồi ở tư thế ngả ra phía sau. Đôi khi, quan hệ tình dục cũng khiến cho vùng xương cụt lên cơn đau.

Trường hợp nặng, cơn đau vùng xương cụt có thể lan xuống dưới hai chân hoặc ảnh hưởng đến hông. Đứng lên đi lại nhẹ nhàng sẽ thấy cơn đau dịu bớt. Đi kèm với cơn đau, bạn có thể bắt gặp thêm một số dấu hiệu bất thường khác như:

  • Sốt
  • Sưng đỏ, viêm ở xương cụt
  • Đau lưng
  • Thay đổi thói quen đi tiểu
  • Kinh nguyệt không đều
  • Ra nhiều khí hư ở phụ nữ…

Hiện tượng đau xương châu có thể biến mất sau đó một vài ngày nhưng cũng có khi cơn đau kéo dài cả tháng. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên tới bệnh viện khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tích cực điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây đau xương cụt

Hiện tượng đau nhức xương cụt có thể xảy ra do bạn bị chấn thương, ngồi một chỗ quá lâu hay do ảnh hưởng của mang thai… Đôi khi tình trạng này lại là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Đau xương cụt là bệnh gì?

Bạn có thể bị đau xương cụt kéo dài nếu mắc một trong các bệnh lý sau:

  • Bệnh viêm xương cụt hoặc viêm phần mềm bên ngoài xương:

Nếu bạn bị đau vùng xương cụt mà không phải do chấn thương bên ngoài gây ra, hãy thận trọng với tình trạng nhiễm trùng ở vùng mông, chẳng hạn như viêm xương cụt hay viêm phần ở ở mông và xung quanh xương cụt. 

Trường hợp này, ngoài dấu hiệu đau nhức xương cụt, khu vực tổn thương còn có biểu hiện sưng tấy, nóng ấm, đỏ hoặc nghiêm trọng hơn là rỉ dịch mủ ra ngoài nếu bị nặng.

  • Khối u lành tính hoặc ác tính

Sự xuất hiện của các khối u ở khu vực lân cận cũng chính là nguyên nhân đau xương cụt. Bạn có thể mắc các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang tử cung, u nang buồng trứng hay những khối u nằm ở cột sống thắt lưng.

Khi còn nhỏ, những khối u này hầu như chưa gây ra các triệu chứng gì rõ rệt. Tuy nhiên chúng sẽ ngày càng phát triển to hơn theo thời gian và gây chèn ép vào các dây thần kinh dẫn đến đau xương cụt hoặc đau lưng, đau vùng chậu… Tùy theo bệnh lý mắc phải mà bạn còn có thể gặp các dấu hiệu khác như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, hay mót tiểu, táo bón, chướng bụng.

U có thể là lành tính hoặc ác tính. Vì vậy đừng xem thường cho qua khi bạn gặp triệu chứng đau xương cụt có kèm theo các biểu hiện bất thường kể trên.

  • Bị đau xương cụt do mắc các bệnh lý ở cột sống

Các bệnh lý ở cột sống có thể gây ra những tổn thương khiến cho rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép. Nếu ảnh hưởng đến dây thần kinh chi phối đến vùng mông gần xương cụt, khi vực này có thể bị đau nhức khó chịu. 

Các bệnh ở cột sống gây đau xương cụt phổ biến nhất là:

+ Thoái hóa đốt sống cùng

+ Viêm cột sống

+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

+ Hẹp ống sống

+ Gai cột sống

+ Trượt ống sống

+ Loãng xương…

Bị đau xương cụt do bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là một trong những nguyên nhân đau xương cụt thường gặp
  • Bất thường trong vị trí nằm của tử cung:

Tử cung của phụ nữ nằm ngả về trước hay sau quá mức đều có thể khiến bạn bị đau xương cụt. Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới sinh đẻ nhiều lần hoặc những người đã từng làm phẫu thuật điều trị bệnh ở tử cung.

  • Viêm nhiễm phụ khoa:

Phụ nữ bị nhiễm trùng phụ khoa có thể bị đau ở vùng mông gần xương cụt, điển hình nhất là bệnh viêm vùng chậu hay viêm âm đạo. Chị em có thể nhận biết những căn bệnh này thông qua một số dấu hiệu khác như sốt, đau trướng bụng dưới, ra nhiều khí hư, mệt mỏi, đau lưng…

  • Bệnh ở đường tiết niệu:

Cuối cùng một bệnh lý chúng ta không thể không đề phòng khi bị đau nhức xương cụt đó chính là các vấn đề ở đường tiết niệu. Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan như thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu quản… Chúng có thể bị nhiễm trùng hoặc hình thành sỏi gây đau buốt ở vùng kín, tiểu rắt, tiểu buốt, đau lưng. Cơn đau có thể lan đến cả xương cụt và các vùng mông, hông.

Đau vùng xương cụt do các nguyên nhân thông thường

Bên cạnh các bệnh lý kể trên, hiện tượng đau xương cụt còn xảy ra do các nguyên nhân khác như:

  • Chấn thương: Tai nạn, té ngã gây tổn thương phần mềm và xương cụt dẫn đến đau. Cơn đau sẽ thuyên giảm dần theo quá trình hồi phục của tổn thương.
  • Ngồi yên một chỗ quá lâu trên các bề mặt cứng hoặc ngồi ở nơi có không gian chật hẹp: Điều này làm gia tăng áp lực lên xương chậu và làm khu vực này bị đau.
  • Mang thai: Hiện tượng đau vùng xương cụt thường xảy ra ở phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3. Nguyên nhân là do cân nặng tăng nhiều cộng với sự phát triển của em bé trong bụng gây chèn ép lên xương cụt cả khi ngồi lẫn khi nằm. Ngoài ra, sự thay đổi hóc môn trong thai kỳ cũng khiến cho các dây chằng liên kết với xương cụt bị suy yếu càng khiến cho bà bầu có nguy cơ cao bị đau xương cụt.
  • Thừa cân hoặc giảm cân quá nhanh: Cân nặng dư thừa sẽ khiến cho vùng xương chậu thường xuyên phải chịu áp lực từ phần thân trên đè nén xuống, lâu ngày sẽ gây đau. Ngược lại nếu bạn giảm cân quá nhanh thì phần xương cụt sẽ mất đi lớp màng bảo vệ bên ngoài. Do vậy mà khu vực này mới dễ bị tổn thương và bị đau nhức.
  • Đặt vòng tránh thai: Vòng tránh thai có kích cỡ quá lớn, độ đàn hồi cao hoặc đặt lệch vòng cũng là những nguyên nhân đau xương cụt ở phụ nữ không ai ngờ tới.
  • Lớn tuổi: Càng lớn tuổi các cơ nâng đỡ tử cung của phụ nữ càng bị trùng nhão và giãn ra khiến tử cung bị hạ thấp xuống dưới. Hiện tượng này có thể gây đau xương cụt đi kèm với các cơn đau ở khu vực thắt lưng.
  • Xương phát triển quá nhanh: Hiện tượng đau xương cụt ở tuổi dậy thì và các rối loạn xương khớp khác như đau lưng, đau chân, đau đầu gối… thường xảy ra do xương phát triển quá nhanh.
đau vùng xương cụt ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường bị đau nhức xương cụt trong 3 tháng cuối

Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp, cơn đau xương cụt thường xảy ra do các nguyên nhân vật lý. Nó không quá nghiêm trọng và có thể giảm dần cường độ đau sau đó một vài ngày nếu có chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý.

Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài sẽ có thể ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và khả năng vận động hàng ngày. Trường hợp này, rất có thể bạn đang mắc bệnh lý nào đó. Cần thăm khám vả điều trị bệnh sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như đau xương cụt mãn tính, teo cơ, yếu liệt 2 chân…

Cách chữa đau xương cụt

Trước khi quyết định sử dụng thuốc điều trị đau xương cụt hay các phương pháp khác như mẹo tự nhiên, vật lý trị liệu, phẫu thuật thì bệnh nhân cần phải trải qua quá trình thăm khám kỹ lượng bởi một bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Việc chẩn đoán đau vùng xương cụt sẽ được thực hiện thông qua các kỹ thuật như: Ghi nhận các triệu chứng, kiểm tra thể chất bên ngoài để tìm kiếm dấu hiệu bệnh, chụp X-quang, MRI…

Những sự lựa chọn để điều trị cho các trường hợp bị đau xương cụt bao gồm:

1. Trị đau xương cụt bằng mẹo tự nhiên

Một số mẹo đơn giản dưới đây có thể giúp giảm bớt cơn đau và giảm nhẹ các triệu chứng khác đi kèm:

– Nghỉ ngơi hợp lý:

Trong những ngày bị đau, bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Tốt nhất nên nằm trên nệm êm ở tư thế nằm ghé, hạn chế nằm ngửa. Khi ngồi, bạn có thể kê một cái gối dưới mông hoặc ngồi trên nệm hình chữ V với tư thế hơi ngả người về trước để tránh tác động lên xương cụt.

– Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Nếu bị đau nhức xương cụt do chấn thương kèm theo hiện tượng sưng, bạn hãy lấy ngay bọc đá lạnh chườm vào khu vực đau nhiều lần trong vòng 24 giờ đầu tiên. Nhiệt độ lạnh có tác dụng giảm đau nhanh chóng bằng cách làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác ở khu vực tổn thương. Ngoài ra nó cũng có tác dụng làm co các tế bào, khiến cho xương chậu và phần mềm xung quanh bớt sưng.

Sau khi tổn thương đã bớt sưng, hãy bắt đầu chuyển qua liệu pháp chườm nóng. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rót nước nóng vào một cái chai thủy tinh hoặc túi chườm rồi lăn qua lại trên khu vực bị đau. Có thể thay thế bằng muối rang nóng cũng rất hiệu quả. Hơi nóng có khả năng kích thích lưu thông tuần hoàn máu dưới da, qua đó giúp tổn thương sẽ được xoa dịu và có tốc độ hồi phục nhanh hơn.

– Xoa bóp trị đau xương cụt

Xoa bóp vùng mông, thắt lưng và các cơ gắn với xương cụt cũng là một cách đơn giản để giảm đau. Bạn có thể nhờ người thân trợ giúp cho mình. Khi xoa bóp cần chú ý:

  • Chỉ sử dụng một lực nhẹ từ từ tác động vào khu vực bị đau, tránh xoa bóp quá mạnh tay khiến cho tổn thương ở vùng xương chậu thêm nghiêm trọng.
  • Tích cực xoa bóp trong những ngày xương cụt bị đau nặng, khoảng 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 5 – 10 phút. Khi cơn đau đã bớt thì giảm dần tần suất thực hiện.
  • Trước khi mát xa có thể xoa một chút dầu nóng bên ngoài khu vực bị đau để đạt được hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không được bôi dầu ở khu vực da bị trầy xước.

– Cách chữa đau xương cụt bằng thảo dược

  • Dùng lá lốt:

Tinh dầu lá lốt chứa nhiều thành phần có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm và giảm đau tự nhiên. Bạn có thể tận dụng vị thuốc cây nhà lá vườn này để chữa đau vùng xương cụt nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.

Cách chữa đau xương cụt bằng lá lốt
Lá lốt được sử dụng như một phương thuốc chữa đau xương cụt tại nhà

Dùng 5- 10g lá lốt khô ( lá tươi thì tăng liều gấp đôi). Rửa sạch, sắc lá lốt cùng 3 bát nước cho cạn còn 1 bát. Chia uống đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.

  • Bài thuốc điều trị đau xương cụt từ dây đau xương:

 Theo y học cổ truyền, dây đau xương có tác dụng giảm đau, tiêu thũng, khu phong, trừ thấp. Nguyên liệu này không có độc và hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho sức khỏe nên thường được dân gian sử dụng ngâm rượu chữa đau nhức xương cụt, đau mỏi lưng gối.

Trước tiên, cần cắt thân cây dây đau xương đem về rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào chảo nóng sao vàng. Cứ 1 kg dược liệu đem ngâm với 5 lít rượu, để trong 1 tháng. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ khoảng 15ml x 3 lần/ngày.

  • Mẹo chữa bệnh từ cây cỏ xước:

Cỏ xước cũng có đặc tính giảm đau, chống sưng viêm nên được dùng làm thuốc chữa đau xương cụt. Khi sử dụng có thể kết hợp với một số dược liệu khác để tăng công dụng theo hướng dẫn dưới đây.

Lấy 40g rễ cây cỏ xước kết hợp cùng sơn kỳ lương, cỏ mực mỗi vị 20g, cây bùa ngải, thương nhĩ tử mỗi thứ 12g, cây cứt lợn 30g. Sắc với 1 lít nước 2 chén thuốc chia làm 3 lần uống. Dùng đều đặn 1 thang mỗi ngày cho đến khi các cơn đau dứt hẳn.

2. Vật lý trị liệu chữa đau nhức xương cụt

Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng để cải thiện triệu chứng đau nhức xương cụt như:

  • Nhiệt trị liệu
  • Điện trị liệu
  • Chiếu đèn hồng ngoại
  • Châm cứu
  • Bấm huyệt…

Ngoài ra, bác sĩ vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cho bạn một số bài tập luyện có tác dụng giảm đau, làm thư giãn khung xương chậu. 

3. Dùng thuốc điều trị đau xương cụt

Khi các phương pháp chữa đau vùng xương cụt tự nhiên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc giúp bệnh nhân giảm đau và loại bỏ các triệu chứng liên quan. Bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là Paracetamol. Trường hợp vùng xương chậu có dấu hiệu sưng viêm, bạn sẽ được chỉ định các thuốc vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp kháng viêm, chẳng hạn như Diclofenac hay Ibuprofen…
  • Thuốc làm giãn cơ: Dùng khi có biểu hiện bị đau kèm theo hiện tượng co cứng các cơ quanh vùng chậu. Thường dùng nhất là các thuốc Mydocalm hay Myonal.
  • Thuốc giảm đau thần kinh ở mức độ nhẹ đến trung bình: Neurontin hay Codein…
thuốc điều trị đau xương cụt
Uống thuốc giảm đau có thể giúp cắt đứt cơn đau nhức ở vùng xương cụt nhanh chóng

**Lưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị đau xương cụt cần có sự cho phép của bác sĩ. Bạn nên uống thuốc theo đúng liều lượng và thời điểm được hướng dẫn trong đơn để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

4. Điều trị đau vùng xương cụt bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được áp dụng cho những trường hợp bị đau xương cụt kéo dài do mắc các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, viêm khớp cùng chậu, viêm xương cụt… Những bệnh lý này thì khi trở nặng thường gây chén ép vào thần kinh, tủy sống và phá hủy sụn khớp đòi hỏi phải phẫu thuật mới có thể chấm đứt được bệnh.

Phẫu thuật chữa đau xương cụt thường khá tốn kém và cần nhiều thời gian để bệnh nhân nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật như mất nhiều máu, vết mổ bị lở loét, nhiễm trùng… Hãy trao đổi với bác sĩ để nắm rõ được những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
ngón chân cái bị sưng đau Ngón chân cái bị sưng đau là bệnh gì? Cách điều trị

Ngón chân cái bị sưng đau có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề cơ xương khớp bất…

Mẹo chữa đau lưng sau sinh mổ – Hết đau, không đụng vết mổ

Khoảng 30% phụ nữ trải qua cảm giác đau lưng sau sinh mổ. Đáng chú ý, một số trường hợp…

Sưng đầu gối (khớp gối) là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Sưng đầu gối xảy ra có thể là do chấn thương, nhưng đôi khi là triệu chứng của các bệnh…

Cà Tím Chữa Bệnh Khớp – Tưởng lạ mà Hiệu quả Cực hay

Bệnh khớp khiến cho người bệnh phải hứng chịu những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng lớn đến đời…

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất 2020 Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất 2024

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống, chẳng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua