Đau xương cụt khi ngồi ghế, xe máy, ô tô … phải làm sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Đau xương cụt khi ngồi xe máy, ô tô, ghế quá lâu là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải. Căn bệnh tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến bệnh nhân đối diện với hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, liệt chi dưới, hạn chế vận động,… nếu không có phương pháp kiểm soát kịp thời.

đau xương cụt khi ngồi xe máy
Đau xương cụt khi ngồi xe máy ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Đau xương cụt khi ngồi lâu – Phải làm sao?

Xương cụt là phần cuối cùng của xương sống. Bệnh nhân mắc bệnh đau xương cụt sẽ vô cùng khó chịu bởi cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, khi bệnh chuyển biến nặng, cơn đau lan rộng ở nhiều cơ quan khác háng, đầu gối, mắt cá chân, mông,… Hầu hết bệnh nhân mắc phải căn bệnh này là ngồi quá lâu một chỗ khi lái xe máy, ô tô, làm việc văn phòng,…

Với căn bệnh này, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Song song với việc tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần phải thay đổi tư thế khi lái xe để bệnh nhanh chóng khỏi, nhất là những tài xế lái xe đường dài.

Bệnh nhân bị đau xương cụt khi ngồi lâu sẽ khiến cho cơn đau xuất hiện bất cứ lúc nào. Chỉ đến khi nghỉ ngơi, triệu chứng đau đớn mới được cải thiện. Để tránh tình trạng trọng lượng cơ thể đè nặng lên vùng xương cụt, người bệnh có thể áp dụng phương pháp sau.

đau xương cụt khi ngồi xe máy
Phần xương cụt bị tổn thương khiến người bệnh bị đau nhức thường xuyên.
  • Không nên ngồi trên những tấm lót có bề mặt gồ ghề gây đau đớn cho vùng xương cụt
  • Ngồi chếch về phía trước một chút là cách giúp bạn giảm được những đau đớn, khó chịu do bệnh gây ra bởi trọng lượng của cơ thể đã dồn nhiều về phần trước và đùi thay vì lên xương cụt
  • Nghiêng cơ thể về một bên (bên trái hoặc bên phải) để giảm bớt trọng lượng lên vùng xương cụt
  • Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi thay vì ngồi quá lâu với một tư thế
  • Lựa chọn tư thế ngồi thoải mái nhất để giảm áp lực lên vùng xương cụt, giảm đau xương mông khi ngồi
  • Khi đứng dậy, bạn cần thực hiện động tác từ từ, không nên đứng dậy quá nhanh
  • Ngoài việc chú ý đến tư thế ngồi, người bệnh nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại dưỡng chất thiết yếu, trong đó có thành phần canxi.
  • Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh để tránh bị táo bón khiến cho vùng xương cụt bị đau hơn.
  • Hạn chế chơi thể thao, vận động mạnh trong khoảng thời gian vùng xương cụt bị đau
  • Người bệnh nên sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, không được thức quá khuya
  • Áp dụng một số biện pháp xoa bóp ở vùng hậu môn để cải thiện bệnh
  • Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Chườm đá ở vị trí xương cụt bị đau cũng là cách giúp bạn giảm đau xương cụt khi ngồi hiệu quả.
  • Khi lái xe ô tô, bạn có thể sử dụng chiếc gối dành riêng cho những người bị đau xương cụt
  • Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau ở vùng hậu môn thì người bệnh cần thực hiện đúng các hướng dẫn để bệnh nhanh chóng khỏi.

Đau xương cụt khi ngồi xe máy, ô tô – Cách điều chỉnh tư thế phù hợp

Lái xe máy, ô tô thường xuyên khiến không ít người gặp phải tình trạng đau xương cụt khi ngồi lâu. Cơn đau nhức ở vùng xương cụt, mông diễn ra thường xuyên khiến nhiều người rơi vào tình trạng stress, căng thẳng, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút,…

đau xương cụt khi ngồi xe máy
Điều chỉnh tư thế ngồi đúng đắn để kiểm soát tình trạng đau xương cụt khi ngồi lâu.

Với xe máy, mọi người có thể ngồi thẳng trên xe, không nên ngồi lệch qua 1 bên. Đồng thời giữ vùng lưng thẳng, không được ngồi ngửa ra phía sau hoặc chồm nhiều về phía trước. Bên cạnh đó, người bệnh không nên mang giày cao gót gây khó khăn cho việc lái xe. Khi lái, phần chân nên để thoải mái và không nên mang bất cứ vật dụng gì trên lưng để tránh gây áp lực cho phần xương cụt.

  • Nếu người bệnh đang lái ô tô thì cần chú ý một số vấn đề sau.
  • Không được mặc những trang phục, giày cao gót khi lái xe
  • Thắt dây an toàn để tạo sự thoải mái, dễ chịu cho vùng lưng
  • Tránh tư thế ngồi sụp xuống ghế vì sẽ tạo áp lực cho lưng trong suốt chuyến đi
  • Khi vào xe, bạn nên đưa phần hông vào trước để toàn bộ trọng lượng dồn xuống phần đùi tránh bị ngồi bị đau xương mông.
  • Điều chỉnh phần ghế đêm ngang với vùng lưng và để ghế đệm vừa tầm, không quá cao để người ngồi có thể thoải mái nhất
  • Để chân thoải mái để thuận tiện cho quá trình đạp ga, phanh thắng, cải thiện tình trạng đau xương cụt khi ngồi lâu
  • Chỉnh khoảng cách ghế ngồi với phần tay lái sao cho phù hợp nhất, đồng thời phần tựa đầu tới gáy không quá xa để tạo độ an toàn cho người bệnh

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng đau xương cụt khi ngồi xe máy. Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào nên mọi người cần phải thận trọng. Không nên ngồi xe máy hoặc làm việc quá lâu tại một chỗ, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng xương khớp. Nếu nhận thấy bản thân bị đau đớn bất thường ở vùng xương cụt, bạn cần nhanh chóng thăm khám sớm để kiểm soát bệnh kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:13 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 08:24 - 28/05/2024
Chia sẻ:
Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Thoát vị đãi đệm là căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể…

Vôi hoá cột sống là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Vôi hoá cột sống khiến người bệnh phải hứng chịu các cơn đau nhức ở vùng lưng hoặc cổ. Bệnh…

Các loại thuốc trị đau dây thần kinh tọa, giảm đau tốt

Trong điều trị đau thần kinh tọa, các bác sĩ thường sử dụng nhiều loại thuốc như thuốc giảm đau,…

Những dấu hiệu gai cột sống ở người trẻ chớ nên xem thường

Gai cột sống ở người trẻ không phải là tình trạng hiếm gặp. Căn bệnh này không chỉ gây đau đớn,…

Theo ACR (Hội thấp khớp học Hoa Kỳ), cần phải có một tiêu chuẩn để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR là một trong những hướng dẫn quan trọng nhất, giúp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua