Đau lưng dưới gần mông (trái hoặc phải) là bệnh gì và cách trị
Tình trạng đau lưng dưới gần mông có thể do tác nhân cơ học, hoặc là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang đang mắc phải một số bệnh lý cần được thăm khám và điều trị. Theo thống kê, có đến 75% các trường hợp đau lưng dưới có liên quan đến các bệnh lý.
Nguyên nhân gây nên đau lưng dưới gần mông
Đau lưng gần mông xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi do lối sống hay bệnh lý. Cụ thể:
Do tính chất công việc
Bệnh thường xuất hiện ở người hay mang vác vật nặng, hay thực hiện các động tác cúi ngửa hoặc đứng quá lâu làm cột sống chịu nhiều áp lực gây đau lưng.
Do thói quen sinh hoạt
Lười vận động, ngồi sai tư thế, ngồi làm việc quá lâu hoặc lạm dụng thuốc lá, rượu bia cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng dưới ở nhiều người.
Chấn thương
Tai nạn giao thông, chơi thể thao, va chạm, ngã cầu thang… tác động mạnh khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ, đau dữ dội vùng lưng dưới gần mông.
Thừa cân hoặc mang thai
Người thừa cân hoặc mang thai có trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên vùng cột sống thắt lưng khiến chúng dễ bị bào mòn. Từ đó gây ra các chứng đau nhức, khó chịu thường xuyên ở phần lưng dưới.
Do bệnh lý
Tình trạng đau lưng dưới khu vực gần mông còn là dấu hiệu của nhiều bệnh như bệnh thận, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…
Tham khảo thêm: Bê, khiêng hoặc làm việc nặng bị đau lưng & giải pháp khắc phục
Đau lưng dưới gần mông là bệnh gì?
Như đã nói, đau lưng dưới khu vực gần mông là dấu hiệu của nhiều bệnh. Tùy vào vị trí, triệu chứng đau nhức mà có thể xác định các bệnh liên quan.
Đau lưng dưới gần khu vực mông bên trái
Nếu đau lưng dưới tạm thời, có thể do căng cơ và tự khỏi sau nghỉ ngơi. Đau kéo dài 1 – 2 tháng, đặc biệt từ lưng trái xuống thắt lưng, cần kiểm tra một số bệnh lý sau.
Hội chứng ruột kích thích
Rối loạn chức năng tiêu hóa thường gặp, còn được gọi là đại tràng co thắt hoặc rối loạn thần kinh đại tràng, thường biểu hiện bằng đau ở góc dưới bên trái của lưng, cùng với buồn nôn và tiêu chảy. Có người sau khi đi tiêu cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng cũng có người cảm thấy đau hơn.
Bệnh về thận
Nếu cảm thấy thường xuyên đau nhức ở vùng thắt lưng, đau bên trái nghiêm trọng hơn bên phải, còn có triệu chứng đau buốt xuống bộ phận sinh dục, tiểu nhiều, người mệt mỏi, xanh xao… thì nguy cơ bạn mắc phải các bệnh như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận là rất cao.
Đau dạ dày, viêm tụy
Đau lưng dưới bên trái có thể liên quan đến bệnh dạ dày, khiến cơ hoàng co thắt và gây đau.
Cũng có thể là triệu chứng của viêm tụy, với cơn đau lan từ bụng ra sau lưng, trở nên tồi tệ hơn khi ăn và đi kèm buồn nôn, ói mửa, sốt, tăng nhịp tim…
Đau lưng dưới gần mông bên phải
Đau lưng bên phải gần mông thường là những cơn đau xuất phát từ điểm giữa lưng tới vùng thắt lưng bên phải. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như:
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa biểu hiện qua đau bụng dần chuyển sang phải dưới và lan ra lưng, kèm theo buồn nôn, sưng bụng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Rối loạn khớp Sacroiliac
Rối loạn chức năng khớp gây đau lưng phải, thường gặp ở đàn ông độ tuổi 30, biểu hiện đau và cứng lưng dưới mông, đặc biệt là bên phải, có thể ảnh hưởng đến khớp sacroiliac.
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu, gây ra bởi vi khuẩn ở thận, bàng quang hoặc niệu đạo, có triệu chứng đau lưng, bụng dưới phải, tiểu buốt, tiểu ra máu, cùng run rẩy, sốt, buồn nôn, nôn mửa…
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa biểu hiện qua cơn đau đột ngột, thường tập trung ở một bên, bắt nguồn từ lưng lan xuống đùi, mông và chân.
Tham khảo thêm: Đau lưng cơ năng là gì? Biểu hiện và cách chữa trị
Đau lưng dưới ở hai bên trái phải
Một số bệnh lý không chỉ gây đau tập trung ở một bên mà còn có thể gây đau đớn ở hai bên. Có thể kể đến như:
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng dưới, chèn ép dây thần kinh và đốt sống, dẫn đến đau, tê bì, cứng cột sống, lan xuống đùi, mông, chân, thường nặng hơn vào buổi sáng.
Hẹp ống sống thắt lưng
Hẹp ống sống thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh, đau thắt lưng, vẹo cột sống, đau khi cúi, ngồi, nằm, cảm giác yếu hoặc tê chân, mông, bắp chân…
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thường xảy ra ở người cao tuổi khi đĩa đệm mòn, chèn ép dây thần kinh gây đau lưng, đau tăng vào buổi tối và nặng hơn về đêm.
Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ
Riêng ở phụ nữ, tình trạng đau lưng gần mông còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh như:
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là bệnh không rõ nguyên nhân, có thể do tổn thương ở tử cung gây vỡ rào cản giữa nội mạc tử cung và cơ tử cung.
Triệu chứng thường gặp bao gồm đau vùng lưng, sườn và chậu trước kỳ kinh, đau khi đi tiểu và quan hệ tình dục, cùng đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh.
Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tiểu nhiều, tiêu chảy, nôn ói, mệt mỏi ở tay chân….
Một số bệnh phụ khoa khác
Đau gần mông cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như viêm cổ tử cung, ung thư buồng trứng và các vấn đề khác. Điều trị kịp thời là cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Tham khảo thêm: Tập bụng bị đau lưng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Xử lý thế nào khi bị đau lưng dưới gần mông
Trước tiên, để giúp giảm bớt các cơn đau, bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
Nằm nghỉ ngơi thư giãn
Nghỉ ngơi và thư giãn là cách hiệu quả giảm áp lực lên cột sống, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Sử dụng đệm êm, có độ dày vừa phải và một chiếc gối mỏng dưới vùng đau nhức sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
Chườm nóng chườm lạnh
Để giảm đau nhanh chóng, bạn có thể sử dụng túi nước ấm hoặc nước đá để chườm lên vùng đau. Thời gian tốt nhất là từ 15 – 20 phút để giúp cơ thể thư giãn và giảm đau.
Hãy tránh chườm đá trực tiếp hoặc sử dụng nước quá nóng để tránh gây tổn thương cho da và cơ bắp..
Ngồi thiền
Ngồi thiền thư giãn là một cách giảm đau lưng phổ biến, không chỉ giúp tĩnh tâm mà còn có thể kéo dãn cột sống, điều hòa năng lượng và phục hồi các tổn thương.
Đến thăm khám ở bác sĩ
Khi cơn đau nhức giảm đi, hãy đến bệnh viện ngay để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Tình trạng đau lưng dưới gần mông có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị.
Không tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các biện pháp không chính thống. Nếu tình trạng kéo dài và có xu hướng tồi tệ, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ.
Tham khảo thêm: Bệnh đau lưng ở thanh niên – Thực trạng đáng báo động!
Cách chữa đau lưng dưới ở giai đoạn đầu
Tùy theo tình trạng, nguyên nhân gây bệnh sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau. Đối với những trường hợp bệnh mới khởi phát có thể được điều trị bằng:
Thuốc Tây y
Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ liều lượng đề xuất. Các loại thuốc thông dụng bao gồm:
- Thuốc giảm đau nhẹ như Paracetamol, Acetaminophen, thường kết hợp với Codein để giảm các cơn đau nhức vùng lưng dưới và quanh cột sống.
- Thuốc kháng viêm không steroid như Diclofenac, Aspirin, được sử dụng với liều lượng hạn chế để tránh tác động tiêu cực đến gan, thận, và dạ dày.
- Thuốc giãn cơ như Diazepam, Myonal, giúp giảm cứng cơ cột sống, giảm đau và giải phóng chèn ép.
- Vitamin nhóm B như B1, B12, B6, có tác dụng tăng sức đề kháng và chống viêm nhiễm.
Thuốc Nam
Thuốc nam được sử dụng để hỗ trợ điều trị, thường kết hợp với các bài tập xương khớp hoặc vật lý trị liệu. Các bài thuốc điển hình bao gồm:
- Mật ong và bột quế: Trộn 1 thìa cà phê mật ong và 1 thìa cà phê bột quế, uống 2 lần/ngày sau bữa ăn. Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc người có cơ thể nóng.
- Ngải cứu trắng: Rửa sạch ngải cứu, ngâm nước nóng cùng muối hột trong 20 phút, sau đó đắp lên vùng lưng đau.
- Các loại thuốc khác: Có thể sử dụng xương rồng, xấu hổ, bìm bịp, lá lốt… để chữa đau lưng.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp giảm áp lực nội đĩa đệm cột sống và là biện pháp phổ biến để giảm đau lưng dưới. Các liệu pháp thường được sử dụng bao gồm kéo giãn cột sống, sóng ngắn, siêu âm, châm cứu, điếu ngải…
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập như gập người, đạp xe, cúi người… để tăng hiệu quả điều trị.
Tóm lại, đau lưng dưới gần mông có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được kịp thời phát hiện và điều trị. Song song với việc áp dụng các liệu trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên bổ sung chế độ ăn uống giàu canxi, magie để giúp xương khớp chắc khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Đau lưng giữa: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Nằm nhiều bị đau lưng – Cẩn thận kẻo thành mãn tính
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!