Khô Miệng Khát Nước Tiểu Nhiều Là Dấu Hiệu Bị Bệnh Gì?

Khô miệng khát nước thường xảy ra khi thời tiết nóng nực, ăn nhiều thức ăn mặn, ít uống nước hoặc vận động, tập thể thao nhiều… Tuy nhiên, nếu khô miệng khát nước tiểu nhiều và không xuất phát từ các nguyên nhân trên thì rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Nếu bạn đang băn khoăn không biết khô miệng khát nước tiểu nhiều là bệnh gì thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây. 

Khô miệng khát nước tiểu nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng khát nước. Đa phần là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ít bổ sung nước khiến cơ thể không đủ lượng nước cần thiết, thiếu máu, mất nước, do mang thai… Đặc biệt, tình trạng khô miệng khát nước tiểu nhiều còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của: 

1. Bệnh tiểu đường 

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, một dạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi sự gia tăng của lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân chính là do nồng độ insulin trong cơ thể ở mức không ổn định, có thể do thiếu hoặc thừa insulin. Bệnh được chia làm nhiều dạng khác nhau gồm: Tiểu đường thai kỳ, tiểu đường thứ phát, tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2.

Khô miệng khát nước tiểu nhiều là triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường
Khô miệng khát nước tiểu nhiều là triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường

Tùy vào dạng bệnh mà có các triệu chứng khác nhau, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây:

  • Khô miệng, khát nước và đi tiểu thường xuyên hơn
  • Đói và mệt do cơ thể tạo ra không đủ hoặc không có insulin 
  • Ngứa và khô da do cơ thể sử dụng chất lỏng để đi tiểu, không cung cấp đủ ẩm cho da
  • Ăn nhiều nhưng lại sụt cân nhiều do cơ thể không hấp thụ được 
  • Thị lực giảm do thay đổi mức chất lỏng làm tròng kính trong mắt sưng lên

Ngoài ra, nếu bạn mắc tiểu đường týp 2 thì sẽ rất khó phát hiện vì bệnh diễn biến âm thầm, chỉ có một số dấu hiệu như vết loét hoặc vết cắt chậm lành, nhiễm trùng nấm men… 

2. Bệnh thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng suy giảm lượng huyết sắc tố và lượng hồng cầu trong máu ngoại vi, từ đó gây ra hiện tượng thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Thiếu máu là biểu hiện của một rối loạn cơ bản, thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thiếu máu nghiêm trọng sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng bất thường. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Khô miệng, khát nước, tiểu nhiều
  • Kiệt sức, người yếu, chóng mặt, mạch đập nhanh
  • Đồ nhiều mồ hôi, tái mặt, hoa mắt, nhức đầu
  • Mất kinh, rụng tóc, ù tai, suy giảm ham muốn tình dục, suy tim…

Khi bị thiếu máu nhẹ thường không gây ra hiện tượng khát nước quá nhiều. Nguyên nhân gây thiếu máu thường có thể do lối sống, do mắc bệnh lý, do tổn thương nào đó hoặc có thể xuất hiện từ khi sinh ra. 

3. Vấn đề về thận

Người gặp phải các vấn đề về thận, đặc biệt là bệnh thận yếu, suy thận thường gặp phải tình trạng khô miệng, khát nước, tiểu nhiều. Thận yếu là bệnh thường tiến triển âm thầm, khó phát hiện, nếu chủ quan không thăm khám điều trị sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Nếu thận không được loại bỏ các chất thải trong máu sẽ gây tích tụ độc tố và dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Các vấn đề về thận cũng có thể gây tiểu nhiều, khát nước
Các vấn đề về thận cũng có thể gây tiểu nhiều, khát nước

Dấu hiệu nhận biết:

  • Tiểu nhiều đặc biệt là về đêm khiến cơ thể thiếu nước, mất nước gây khát nước, khô miệng
  • Nước tiểu có màu sắc khác thường, có thể có nhiều bọt, lâu tan và có mùi hắc
  • Hay bị khó thở, hụt hơi, thở nông do thiếu máu, chất lỏng dư thừa tích tụ trong phổi 
  • Người thường xuyên mệt mỏi, cảm giác rùng mình, tứ chi lạnh
  • Chức năng sinh lý suy giảm, hơi thở có mùi khí amoniac
  • Hay bị đau lưng, hoa mắt chóng mặt… 

4. Tăng canxi máu 

Một trong những bệnh lý có triệu chứng khô miệng khát nước tiểu nhiều là tăng canxi máu. Đây là tình trạng lượng canxi có trong huyết thanh hoặc canxi ion hóa huyết thanh cao hơn bình thường. Lúc này, nồng độ canxi huyết thanh cao hơn 2.6 mmol/L hoặc canxi ion hóa huyết thanh trên 1.3 mmol/L. Thường xảy ra do các nguyên nhân như bệnh nhân bị hạn chế vận động, tuyến cận giáp hoạt động quá mức, bệnh ung thư, cơ thể mất nước nghiêm trọng, tác dụng phụ của thuốc, do bổ sung quá nhiều vitamin D hoặc canxi… 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Khô miệng, khát nước nhiều uống bao nhiêu cũng không đủ
  • Tiểu nhiều, đi tiểu thường xuyên, đau xương, yếu cơ
  • Buồn nôn, đau bụng, táo bón, cảm giác mệt mỏi, lú lẫn
  • Trầm cảm, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực
  • Người lờ đờ, mệt mỏi, thiếu sức sống, dễ bị nhầm với trầm cảm… 

5. Khô miệng khát nước tiểu nhiều do bệnh đa niệu

Bệnh đa niệu cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng, khát nước, tiểu nhiều cho bạn. Đa niệu còn được gọi là đái nhiều, đái tháo, xảy ra khi lượng nước tiểu vượt trên 2 lít mỗi ngày và lượng nước đưa vào chỉ trung bình 1,5 lít, chế độ ăn uống bình thường và không dùng thuốc lợi tiểu. Khi bị bệnh đa niệu, bệnh nhân thường đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước đi tiểu mỗi lần đều nhiều hơn bình thường. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Thường xuyên cảm thấy khô miệng, khát nước do cơ thể bài tiết một lượng lớn chất lỏng gây mất nước
  • Hay thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bàng quang tốn nhiều thời gian để làm rỗng hơn bình thường. 

6. Khô miệng khát nước tiểu nhiều do bệnh đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt là căn bệnh xảy ra khi cơ thể suy giảm lượng hormone ADH. Đây là hormone tác động lên thận, làm thận thải ít nước qua nước tiểu hơn. Đái tháo nhạt được hiểu là tình trạng rối loạn khả năng cân bằng nước trong cơ thể, lúc này, thận của chúng ta không có khả năng giữ nước gây hiện tượng đi tiểu nhiều lần.

Đái tháo nhạt gây ra tình trạng đi tiểu rất nhiều lần trong ngày
Đái tháo nhạt gây ra tình trạng đi tiểu rất nhiều lần trong ngày

Đái tháo nhạt có 2 dạng là đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt do thận. Các triệu chứng nhận biết có thể kể đến như:

  • Tiểu nhiều, tiểu thường xuyên, cứ cách nửa tiếng sẽ đi tiểu một lần
  • Hay cảm thấy khô miệng, khát nước dù đã uống nhiều nước
  • Mất nước nghiêm trọng, thường kèm theo các triệu chứng như đau đầu, khô miệng, chóng mặt, khô lưỡi, chuột rút, khô da…
  • Mệt mỏi do hay thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm
  • Trẻ em hay tiểu dầm, khó dỗ, quấy khóc, chậm phát triển, chán ăn, tiểu không tự chủ vào ban ngày… 

7. Nguyên nhân khác

Tình trạng khô miệng khát nước tiểu nhiều còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Do mang thai: Đa phần phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng khô miệng tiểu nhiều, khát nước. Khô miệng khát nước khi mang thai do những thay đổi sinh lý trong cơ thể hoặc do một bệnh lý nào đó xảy ra trong thai kỳ. 
  • Do chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống không phù hợp, ăn quá nhiều đồ cay, mặn, ngọt, uống nhiều nước một lần cũng có thể khiến bạn gặp phải tình trạng khô miệng, khác nước tiểu nhiều.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Khát nước quá mức, tiểu nhiều, hay khô miệng còn có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn thần, lithium… 

Cách xử lý khi bị khô miệng khát nước tiểu nhiều 

Có thể thấy, tình trạng khô miệng khát nước tiểu nhiều do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc biệt, các triệu chứng này rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý bất thường nào đó trong cơ thể. Do đó, nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn có thể tham khảo hướng xử lý dưới đây:

1. Xác định nguyên nhân gây ra

Trước tiên, hãy theo dõi và liệt kê các triệu chứng bất mà mình đang gặp phải ngoài các hiện tượng như khô miệng, khát nước, tiểu nhiều. Điều này có thể không xác định được chính xác nguyên nhân, nhưng sẽ giúp các bác sĩ có nhiều cơ sở hơn để chẩn đoán chính xác được vấn đề mà bạn đang gặp phải, từ đó đưa ra hướng giải quyết, phương pháp điều trị phù hợp. Việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng phần nào giúp bạn lựa chọn được cơ sở y tế phù hợp để thăm khám và điều trị.

2. Thăm khám bác sĩ 

Dù bạn bị khô miệng khát nước tiểu nhiều do nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì việc thăm khám bác sĩ là nên làm và cần thiết. Đa phần tình trạng này có liên quan đến bệnh lý, phổ biến là bệnh tiểu đường, tăng canxi, thiếu máu, đái tháo nhạt… Các bệnh này cần được thăm khám và điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khi bệnh tiến triển nặng sẽ rất khó điều trị. Hơn nữa, việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém hơn.

Cần thăm khám bác sĩ khi gặp phải tình trạng khô miệng khát nước tiểu nhiều
Cần thăm khám bác sĩ khi gặp phải tình trạng khô miệng khát nước tiểu nhiều

Thăm khám bác sĩ là cách an toàn, đơn giản để chúng ta kịp thời phát hiện các vấn đề mà mình đang gặp phải. Cũng là cách giúp chúng ta an tâm, không phải lo lắng nghi hoặc không biết mình đang bị gì. Đồng thời, sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh hướng chăm sóc và điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh của mình. 

Một số lưu ý khi bị khô miệng khát nước tiểu nhiều

Nếu tình trạng của bạn đã kéo dài vài ngày, không rõ nguyên nhân gây ra thì tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, tốt nhất là từ 1.5 – 2 lít nước/ngày 
  • Hạn chế uống nước vào ban đêm, tránh sử dụng đồ uống có gas, trà, cà phê, chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia…
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, nhất là các thực phẩm giàu chất xơ, các loại trái cây ít đường… 
  • Hạn chế sử dụng đồ ngọt chứa các chất đường nhanh tạo, tránh thực phẩm chứa tinh bột, calo… 
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, không dùng đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối đường… 
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường, nâng cao sức khỏe
  • Nếu khô miệng khát nước tiểu nhiều do bệnh lý thì nên trao đổi với bác sĩ để có phương pháp cải thiện phù hợp. 

Có thể thấy, khô miệng khát nước tiểu nhiều đa phần có liên quan đến các bệnh lý như tiểu đường, đái tháo nhạt, bệnh về thận, tăng canxi, thiếu máu… Do đó, ngay khi có các triệu chứng này, bạn tốt nhất cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Khô miệng, mất ngủ Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Không Được Khỏe
Khô miệng, mất ngủ kèm theo nổi mụn nhọt, hơi thở nóng... là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nóng gan. Có rất nhiều người đã và đang mắc…
Tình trạng khô miệng rát lưỡi thường do nhiều nguyên nhân gây ra Rát Lưỡi Khô Miệng: Nguyên Nhân và Biện Pháp Khắc Phục

Khô miệng rát lưỡi là tình trạng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng. Có thể…

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Báo Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện…

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm Khô miệng khi ngủ vào ban đêm và Cách xử lý, khắc phục

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là tình trạng rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Mặc…

Khô miệng ở người già Bệnh Khô Miệng Ở Người Già Là Do Đâu? Điều Trị Thế Nào?

Người lớn tuổi là đối tượng dễ mang đa bệnh do sức đề kháng suy yếu khiến cơ thể dễ…

Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ cần nhiều nước hơn bình thường Khô Miệng Khi Mang Thai và Các Hệ Lụy Nguy Hiểm Cho Mẹ

Khô miệng khi mang thai là một trong những tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Đa phần là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua