9 Mẹo Vặt Chữa Khô Miệng Dễ Thực Hiện Ngay Tại Nhà

Vệ sinh răng miệng đúng cách, uống nhiều nước, nhai kẹo cao su, tận dụng các thảo dược tự nhiên,… là những mẹo vặt chữa khô miệng được nhiều người áp dụng. Cách chữa này khá đơn giản, có thể áp dụng tại nhà nhưng mang lại hiệu quả cao. Việc thực hiện đều đặn không chỉ làm giảm khô miệng mà còn giúp cải thiện một số biểu hiện đi kèm.

9 Mẹo vặt chữa khô miệng đơn giản và hiệu quả 

Nguyên nhân chính gây ra chứng khô miệng là hiện tượng giảm sản xuất nước bọt. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong làm ẩm khoang miệng, cân bằng hệ vi sinh ở miệng, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, thúc đẩy hoạt động tái khoáng đồng thời ngăn ngừa khô miệng.

Uống nhiều nước - Mẹo vặt chữa khô miệng
Để cải thiện tình trạng khô miệng, bạn cần uống đủ lượng nước mỗi ngày

Khi tuyến nước bọt gặp vấn đề, bạn sẽ gặp phải tình trạng khô, rát miệng, lưỡi, hơi thở có mùi hôi do vi khuẩn gây hại phát triển mạnh, đau miệng, khó chịu. Tình trạng này nếu không được kiểm soát sớm có thể làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi,…

Để làm giảm tình trạng khô miệng và các biểu hiện đi kèm, bạn có thể áp dụng một số mẹo vặt sau đây:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng là biện pháp cần thiết trong chăm sóc răng miệng. Nhưng không phải ai cũng vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhiều người cho rằng chỉ cần đánh răng 2 lần mỗi ngày là có thể làm sạch răng, khoang miệng. Tuy nhiên, chải răng không vẫn chưa thể loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và hại khuẩn gây hại. 

Để làm giảm tình trạng khô miệng, đảm bảo hoạt động sản xuất nước bọt, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng sau:

  • Chải răng từ 2 – 3 lần sau khi ngủ dậy và sau bữa ăn khoảng 30 phút. Đảm bảo đánh răng 2 phút/ lần để loại bỏ mảng bám, làm sạch răng. Bên cạnh đó, nên dùng bàn chải có kích thước phù hợp, lông chải mềm để tăng hiệu quả làm sạch, giảm kích ứng mô nướu gây chảy máu.
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng. Bởi việc hình thành mảng bám sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển nhanh và làm mất cân bằng độ pH trong miệng, giảm sản xuất nước bọt và gây khô miệng cũng như tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề răng miệng khác. 
  • Để tăng tác dụng làm sạch, bạn nên kết hợp sử dụng nước súc miệng sau khi chải răng. Tuy nhiên, tránh các sản phẩm nước súc miệng có chứa cồn. Thay vào đó, ưu tiên nước súc miệng có chứa xylitol giúp tăng sản xuất nước bọt, từ đó làm giảm khô miệng tạm thời.
  • Tập thói quen súc miệng với nước sạch sau khi ăn các món chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và axit. Bởi những món ăn này hút nhiều nước trong khoang miệng và khiến miệng khô. 
  • Không ít người bỏ qua việc vệ sinh bề mặt lưỡi. Tuy nhiên, lưỡi là nơi tập trung nhiều mảng bám và vi khuẩn. Nếu không được làm sạch thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nước bọt. Khi hại khuẩn phát triển quá mức sẽ làm mất cân bằng độ pH trong khoang miệng và dẫn đến hôi miệng và những vấn đề khác. Do đó, cần làm sạch lưỡi từ 2 – 3 lần/ tuần với dụng cụ chuyên dụng.

2. Dùng máy tạo độ ẩm 

Tình trạng khô miệng, họng, mũi thường xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh, khô hanh. Đối với trường hợp này, bạn nên sử sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện. Thiết bị này hoạt động theo cơ chế tăng độ ẩm trong không khí. Nhờ đó làm giảm khô và khó chịu ở niêm mạc hô hấp, giảm khô miệng hiệu quả.

Dùng máy tạo độ ẩm - Mẹo vặt chữa khô miệng hiệu quả
Để cải thiện chứng khô miệng, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm

Bên cạnh đó, sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết chuyển lạnh còn làm giảm một số bệnh đường hô hấp, nhất là ở trẻ nhỏ như ho, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,…Ngoài ra, người có làn da nhạy cảm, khô cũng được khuyến khích dùng thiết bị này để làm giảm kích ứng, dị ứng da. 

3. Mỗi ngày uống 2 lít nước – Mẹo vặt chữa khô miệng hiệu quả

Một trong những nguyên nhân gây khô miệng là ít uống nước. Không bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ khiến khoang miệng khô, giảm sản xuất nước bọt, từ đó gây đau rát, đắng miệng và nhiều biểu hiện khác.

Để làm giảm tình trạng này, bạn cần uống đủ lượng nước cần thiết cho mỗi ngày. Khi đảm bảo lượng nước cho cơ thể, khoang miệng thì tình trạng khô miệng cũng sẽ thuyên giảm hẳn.

Uống nước sau khi ăn còn giúp làm sạch khoang miệng, giảm hình thành mảng bám và sự phát triển của hại khuẩn tác động xấu đến răng miệng. Bên cạnh dùng nước lọc, bạn có thể dùng thêm nước khoáng, nước ép trái cây để bổ sung các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.

4. Tận dụng một số thảo dược tự nhiên

Nếu khô miệng ở mức độ nhẹ, xảy ra do các nguyên nhân thông thường, bạn có thể cải thiện bằng cách dùng một số thảo dược tự nhiên. Ưu điểm của cách chữa này là có độ an toàn cao, lành tính, có thể áp dụng nhiều đối tượng và có thể thực hiện tại nhà.

Các thảo dược dùng trong chữa khô miệng có tác dụng kích thích sản sinh tiết nước bọt, làm giảm sự phát triển quá mức của hại khuẩn trong khoang miệng và mang lại hơi thở thơm mát.

Dưới đây là một số thảo dược thường được dùng trong chữa khô miệng:

  • Gừng
  • Nha đam
  • Cúc áo tê
  • Rễ cây marshmallow
  • Ớt ngọt
  • Rễ cây thục quỳ

5. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn

Các thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng bia rượu và các thức uống chứa cồn khác không chỉ tác động xấu đến sức khỏe tổng thể mà còn ảnh hưởng đến răng miệng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thành phần trong khói thuốc lá và thức uống chứa cồn sẽ làm giảm hoạt động của tuyến nước bọt, từ đó làm tăng nguy cơ khô miệng.

Thức uống chứa cồn
Để làm giảm các biểu hiện khô miệng, bạn nên kiêng các thức uống chứa caffeine, cồn như bia rượu, cà phê, trà đặc,…

Bên cạnh đó, việc duy trì những thói quen này còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại trong khoang miệng phát triển mạnh và gây hôi miệng, răng ố vàng, viêm nướu răng, viêm nha chu,… Ngoài ra, để làm giảm tình trạng khô miệng, bạn cũng nên hạn chế một số loại đồ uống như trà đặc, cà phê, nước có gas,…

6. Nhai kẹo cao su không đường 

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, mỗi phút khoang miệng ở người bình thường tiết 0.3 – 0.4mL nước bọt. Khi thực hiện các hoạt động nhai, nghiền thức ăn sẽ kích thích tiết nước bọt nhiều hơn. Dựa vào cơ chế này, bạn có thể làm giảm khô miệng bằng cách nhai kẹo cao su không đường.

Bên cạnh tác dụng kích thích sản xuất nước bọt, việc nhai kẹo cao su thường xuyên còn giúp làm sạch các mảng bám trên răng, cân bằng độ pH trong khoang miệng, hạn chế hại khuẩn phát triển mạnh và gây tổn thương mô nướu, men răng,… Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng còn cho thấy, nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn khoảng 20 phút có thể làm giảm nguy cơ bị sâu răng đáng kể. 

7. Tránh thở bằng miệng 

Nhiều người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, nói chuyện, cười lớn hoặc gặp một số vấn đề ở mũi. Tuy nhiên, việc thở bằng miệng quá lâu sẽ khiến lượng nước bọt trong khoang miệng bay hơi và dẫn đến khô miệng. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, khô miệng có thể gây ra nhiều vấn đề răng miệng như sâu răng, hôi miệng,…

Tránh thở bằng miệng - Mẹo vặt chữa khô miệng hiệu quả
Để cải thiện khô miệng, bạn tránh thở bằng miệng, thay vào đó nên hít thở sâu bằng mũi giúp cải thiện chức năng hô hấp

Bên cạnh đó, thói quen này còn tác động không nhỏ đến hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,… Nguyên nhân chính là do khoang miệng không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh tốt như mũi nên khi thở bằng miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công vào hệ hô hấp và phát sinh bệnh.

Có thể nhận thấy, thở bằng miệng không chỉ gây khô miệng, rát họng mà còn tác động tiêu cực đến chức năng hô hấp. Do đó, bạn cần loại bỏ thói quen xấu này. Nếu gặp khó khăn trong việc thở bằng mũi, có thể đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn, tư vấn phù hợp.

8. Thận trọng trong sử dụng thuốc điều trị 

Chứng khô miệng thường xảy ra do sử dụng một số loại thuốc điều trị. Theo đó, một số loại thuốc thường gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Thuốc điều trị cao huyết áp
  • Thuốc giãn phế quản
  • Thuốc nội tiết tố
  • Thuốc điều trị viêm loét dạ dày
  • Thuốc kháng histamin

Trường hợp khô miệng do sử dụng thuốc có thể cải thiện sau khi ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh tránh tự ý thay đổi liều lượng, liệu trình sử dụng thuốc điều trị bệnh. Để làm giảm tình trạng khô miệng và các biểu hiện đi kèm, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được cân nhắc thay đổi loại thuốc phù hợp.

9. Dùng sản phẩm thay thế nước bọt 

Trường hợp khô miệng kéo dài, các mẹo vặt trên không mang lại hiệu quả. Lúc này bạn nên cân nhắc sử dụng các chất thay thế nước bọt (nước bọt nhân tạo). Nước bọt nhân tạo có nhiều dạng như xịt, nước súc miệng, viên tan hoặc gel. Hầu hết những sản phẩm này đều chứa thành phần giúp làm ẩm khoang miệng như hydroxyethyl cellulose, carboxymethyl cellulose.

Nước bọt nhân tạo
Sử dụng nước bọt nhân tạo có thể cải thiện các biểu hiện do khô miệng gây ra

Việc sử dụng các chất thay thế nước bọt giúp làm ẩm niêm mạc miệng, giảm khô miệng, đau rát, đắng miệng và các biểu hiện khó chịu đi kèm. Tuy nhiên, tránh lạm dụng các sản phẩm này vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Theo đó, ngay khi nhận thấy tình trạng khô miệng được kiểm soát, bạn nên ngưng sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Khô miệng khi nào cần gặp bác sĩ? 

Thông thường, các biểu hiện khô miệng có thể được khắc phục thông qua các biện pháp tại nhà và gần như không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này khởi phát do một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có mức độ nặng.

Do đó, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi bị khô miệng đi kèm với các biểu hiện sau:

  • Nghi ngờ tình trạng khô miệng xảy ra do sử dụng các loại thuốc Tây
  • Khô miệng đi kèm với các biểu hiện của một số bệnh lý như các bệnh về thận, đái tháo đường, bệnh tự miễn, thiếu máu,…

Một số lưu ý khi chửi khô miệng tại nhà 

Những mẹo vặt chữa khô miệng giúp làm giảm tình trạng khô rát, nứt nẻ ở môi, lưỡi cùng một số biểu hiện đi kèm khác. Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng trong quá trình áp dụng những mẹo này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tình trạng khô miệng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Do đó, bạn cần xác định nguyên nhân để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.
  • Mặc dù được đánh giá lành tính, có độ an toàn cao nhưng các mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà chỉ có tác dụng cải thiện, không thể thay thế biện pháp điều trị y tế. Do đó, tránh tình trạng lạm dụng biện pháp này vì có thể khiến tình trạng khô miệng kéo dài dai dẳng.
  • Bên cạnh áp dụng các mẹo chữa khô miệng, bạn cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Theo đó, tăng cường bổ sung các thực phẩm tăng sản xuất nước bọt, tốt cho răng miệng như rau cần tây, mùi tây, cam chanh,… Ngoài ra, nên tập thói quen ăn nhạt để làm giảm tình trạng mất nước ở khoang miệng và gây khô miệng.
  • Khô miệng kéo dài, tái phát thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề răng miệng khác. Vì vậy, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe răng miệng và lấy cao răng 2 lần/ năm để phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. 

Bài viết đã tổng hợp các mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà cũng như một số lưu ý trong quá trình áp dụng. Tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Do đó, nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra hướng khắc phục triệt để. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Khô miệng, mất ngủ Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Không Được Khỏe
Khô miệng, mất ngủ kèm theo nổi mụn nhọt, hơi thở nóng... là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nóng gan. Có rất nhiều người đã và đang mắc…
Khô môi và nhiệt miệng Khô Môi và Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Giải Pháp Khắc Phục

Khô môi và nhiệt miệng là 2 triệu chứng sức khỏe phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng từ…

Uống nhiều nước giảm khô miệng 9 Mẹo Vặt Chữa Khô Miệng Dễ Thực Hiện Ngay Tại Nhà

Vệ sinh răng miệng đúng cách, uống nhiều nước, nhai kẹo cao su, tận dụng các thảo dược tự nhiên,...…

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm Khô miệng khi ngủ vào ban đêm và Cách xử lý, khắc phục

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là tình trạng rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Mặc…

Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ cần nhiều nước hơn bình thường Khô Miệng Khi Mang Thai và Các Hệ Lụy Nguy Hiểm Cho Mẹ

Khô miệng khi mang thai là một trong những tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Đa phần là…

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Báo Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua