Khô Miệng Người Mệt Mỏi Là Bị Gì? Biện Pháp Xử Lý
Mệt mỏi khô miệng là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do tác dụng phụ của thuốc, ngộ độc sắt, tăng canxi máu hoặc có liên quan đến một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Nếu bạn đang băn khoăn không biết đây là triệu chứng của vấn đề này thì có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây khô miệng người mệt mỏi
Khô miệng rất phổ biến, thường hay xảy ra, thế nhưng nếu khô miệng kèm theo cảm giác người mệt mỏi, khó chịu thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp một vấn đề nào đó. Tình trạng người mệt mỏi khô miệng thường xuất phát từ một số nguyên nhân như:
1. Do tác dụng phụ của thuốc
Khô miệng do tác dụng phụ của thuốc thường không quá nghiêm trọng, hay xảy ra, có thể được cải thiện sau khi ngưng sử dụng thuốc. Một số thuốc điều trị có thể gây ra tình trạng khô miệng, khát nước, người mệt mỏi có thể kể đến như thuốc điều trị trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, giảm đau, lợi tiểu, thông mũi…
Với tình trạng khô miệng ở mức độ nhẹ, bạn cũng không cần quá quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, nếu khô miệng kéo dài, có xu hướng nghiêm trọng. Tốt nhất bạn cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ này của thuốc, nếu có thể, cần thay đổi một loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
2. Khô miệng, mệt mỏi do chế độ dinh dưỡng, lối sống
Khô miệng mệt mỏi cũng thường xảy ra ở những người có chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối, không hợp lý hoặc có lối sống thiếu khoa học. Thường là:
- Chế độ ăn thiếu vitamin B12 hoặc cơ thể không hấp thụ đủ vitamin này khiến cơ thể không tạo ra đủ các tế bào hồng cầu. Khi thiếu vitamin B12, cơ thể thường xuất hiện các vấn đề như khô miệng, mệt mỏi, buồn ngủ, tê yếu tay chân, da xanh xao, rối loạn tâm thần…
- Một số thói quen, lối sống không tốt như thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có cồn khiến tuyến nước bọt bị tổn thương, sức đề kháng suy giảm, cơ thể mệt mỏi, khô miệng.
3. Khô miệng do bệnh lý về răng miệng, hô hấp
Các bệnh lý về răng miệng rất dễ gây ra triệu chứng khô miệng mệt mỏi. Khi gặp phải các bệnh lý này, tình trạng khô miệng mệt mỏi sẽ thường xuyên xảy ra, kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác. Có thể kể đến như:
- Viêm tuyến nước bọt: Là tình trạng hệ thống tuyến nước bọt trong cơ thể bị viêm nhiễm, thường gặp là tuyến nước bọt dưới hàm và mang tai. Các triệu chứng đặc trưng như khô miệng, sưng đau tuyến nước bọt, hôi miệng, nuốt đau, người mệt mỏi, sốt nhẹ từ 38 – 39 độ.
- Viêm đường hô hấp trên: Là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều bộ phận của đường hô hấp trên như thanh quản, hầu họng, mũi, xoang… Đặc trưng bởi các triệu chứng như khô miệng, đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng khi nuốt, đau đầu, người mệt mỏi, sốt cao…
- Bệnh lý về răng miệng: Tình trạng khô miệng, người mệt mỏi cũng có thể có liên quan đến một số bệnh lý như viêm nướu răng, viêm nha chu…
4. Mệt mỏi khô miệng có liên quan đến bệnh lý toàn thân
Bên cạnh các bệnh lý về răng miệng, tuyến nước bọt, đường hô hấp trên, triệu chứng khô miệng người mệt mỏi cũng rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Các bệnh lý thường gặp là:
Đa xơ cứng
Là tình trạng rối loạn chức năng não bộ và tủy sống, thường xảy ra ở độ tuổi từ 20 – 40. Đặc trưng bởi các triệu chứng như khô miệng, khó khăn đi nói hoặc đi lại, người mệt mỏi, khó suy nghĩ rõ ràng, yếu cơ, đau mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, nhạy cảm với nóng, hay có cảm giác châm chích, tê ngứa…
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày bao gồm thức ăn, dịch axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nếu nghiêm trọng có thể đi vào khoang miệng, thanh quản, thậm chí là phổi.
Triệu chứng:
- Khô miệng, nuốt đau, nuốt nghẹn, khó nuốt
- Hay buồn nôn, nôn, ợ nóng, ợ chua, ợ trớ, nóng rát vùng thượng vị
- Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, hôi miệng, mòn men răng, người mệt mỏi, khó chịu…
Bệnh tiểu đường
Khô miệng người mệt mỏi đa phần là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đây là bệnh lý thường gặp, xảy ra do rối loạn chuyển hóa đường huyết trong cơ thể.
Triệu chứng:
- Khô miệng, người mệt mỏi, hay đói dù ăn rất nhiều
- Đi tiểu thường xuyên, da khô ngứa do không đủ ẩm
- Hay sụt cân, thị lực giảm sút, tròng kính trong mắt bị sưng…
Mệt mỏi khô miệng do quai bị
Quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ em, chủ yếu do Mumps virus, một loại virus có thể tổn tại khá lâu ngoài cơ thể người gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Triệu chứng:
- Khô miệng, mệt mỏi, đau cơ toàn thân
- Sốt cao đột ngột, sau sốt 1 – 3 ngày thì bị sưng một hoặc 2 bên mặt
- Tuyến nước bọt bị đau, sưng to, khó nhai, khó nuốt
- Đau đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau tinh hoàn…
5. Một số nguyên nhân khác
Các nguyên nhân gây mệt mỏi khô miệng phổ biến, cũng thường gặp không kém các nguyên nhân kể trên bao gồm:
Khô miệng mệt mỏi do mất nước
Mất nước là tình trạng sự cân bằng lượng nước trong cơ thể bị phá vỡ, lượng nước nạp vào ít hơn so với lượng nước mà cơ thể thải ra. Mất nước hay xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc, không uống nước, suy thận, sốt, tiêu chảy…
Triệu chứng:
- Da khô, miệng khô, người mệt mỏi, tiểu ít
- Hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực
- Yếu cơ, nước tiểu có màu vàng đậm…
Ngộ độc sắt
Xảy ra khi chúng ta sử dụng một lượng lớn vitamin hoặc thuốc có chứa nhiều sắt. Tình trạng này đang có xu hướng giảm nhưng vẫn xảy ra, đặc biệt là ở trẻ em.
Triệu chứng:
- Khô miệng, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu
- Khó thở, da có màu xám hoặc xanh, vàng
- Sốt, mạch nhanh, huyết áp thấp, co giật…
Mệt mỏi khô miệng do tăng canxi máu
Tăng canxi máu thường gặp ở người hay sử dụng thuốc điều trị, bị hạn chế vận động, bị mất nước nghiêm trọng hoặc bổ sung nhiều canxi hoặc vitamin D. Có triệu chứng đặc trưng là khô miệng, khát nước, người mệt mỏi, khó chịu.
Triệu chứng:
- Người mệt mỏi, khô miệng, lờ đờ, thiếu sức sống
- Khát nước, tiểu nhiều lần đau bụng, táo bón
- Buồn nôn, nôn, đánh trống ngực, loạn nhịp tim
- Yếu cơ, đau xương, người khó chịu…
Do xạ hóa trị
Tình trạng khô miệng cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số thuốc hóa trị. Khi điều trị ung thư, tuyến nước bọt dễ bị tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nếu dùng thuốc thì tình trạng này có thể cải thiện được.
Các vấn đề khác
Một số vấn đề khác có thể gây mệt mỏi, khô miệng như:
- Kiệt sức vì nhiệt
- Tăng bạch cầu đơn nhân
- Hội chứng Sjogren
- Bệnh Sarcoidosis
- Thiếu máu, trầm cảm…
Biện pháp xử lý khi bị mệt mỏi khô miệng
Khi miệng khô người mệt mỏi, chúng ta thường rất khó chịu, tình trạng này không quá nghiêm trọng, thường xuất hiện bất chợt nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khô miệng người mệt mỏi có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý trong cơ thể. Do đó, bạn cần theo dõi và có biện pháp xử lý khô miệng. Bao gồm:
1. Áp dụng biện pháp giảm khô miệng tạm thời
Nếu tình trạng khô miệng của bạn mới xuất hiện, chỉ ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng thì bạn có thể áp dụng một số cách cải thiện khô miệng dưới đây:
Tăng lượng chất lỏng sử dụng
Uống đủ nước, tốt nhất là từ 1.5 – 2 lít nước/ngày, không uống quá nhiều nước, không uống một lượng lớn nước một lần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Các loại nước mà bạn có thể sử dụng gồm:
- Nước lọc,
- Trà thảo dược
- Sữa chua
- Nước dừa…
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Các phương pháp hỗ trợ có thể tạm thời cải thiện tình trạng khô miệng có thể kể đến như:
- Dùng kẹo cao su không đường để làm sạch miệng và kích thích tăng tiết nước bọt để giữa ẩm miệng. Tránh làm khô miệng bằng các thực phẩm mặn, nhiều đường, có độ chua cao.
- Ngậm kẹo không đường: Các loại kẹo không đường giúp giảm khô miệng trong thời gian ngắn cho từng trường hợp như viên ngậm thông cổ, kẹo ngậm trị ho…
- Sử dụng máy tạo ẩm cho không khí, đặc biệt là vào ban đêm, nhất là những gia đình sử dụng máy lạnh thường xuyên.
Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên
Các nguyên liệu thiên nhiên thường an toàn, có hiệu quả trong việc giảm nhẹ và phòng ngừa tình trạng khô miệng. Những thực phẩm mà bạn có thể sử dụng bao gồm:
- Nha đam: Có tác dụng bảo vệ niêm mạc, kích thích vị giác. Bạn chỉ cần lấy 1 ít nha đam tươi, nghiền hoặc ép lấy nước, dùng nước này súc miệng 2 – 3 lần/ngày để cải thiện khô miệng.
- Gừng tươi: Bạn lấy vài lát gừng tươi đã được rửa sạch cho vào miệng nhai hoặc hãm với nước sôi uống trong ngày để kích thích tăng tiết nước bọt.
- Chanh: Với chanh, bạn nên chỉ cần lấy một miếng chanh tươi, pha với mật ong và nước ấm, thưởng thức nhâm nhi từ từ để thúc đẩy sản xuất nước bọt, cải thiện tình trạng hôi miệng.
2. Thăm khám bác sĩ
Nếu sau vài ngày áp dụng các phương pháp đã đề cập hoặc tình trạng mệt mỏi khô miệng của bạn có liên quan đến bệnh lý. Bạn tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Như đã đề cập, tình trạng người mệt mỏi, khô miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, rất có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó trong cơ thể.
Việc thăm khám sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời, sớm điều trị, không phải tốn nhiều chi phí và thời gian cho việc khám và chữa bệnh. Trước khi thăm khám, bạn cần liệt kê các triệu chứng mà mình gặp phải, các loại thuốc điều trị đang sử dụng. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán.
Biện pháp chăm sóc, cải thiện, phòng ngừa
Song song với việc điều trị mệt mỏi khô miệng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Chúng ta cũng cần xây dựng các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ để gia tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. Một số biện pháp cải thiện phòng ngừa tình trạng miệng khô người mệt mỏi có thể kể đến như:
1. Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng
Răng miệng nếu không được chăm sóc tốt có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng về tuyến nước bọt, bệnh trào ngược dạ dày thực quản… làm tình trạng khô miệng nghiêm trọng hơn. Do đó, để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh lý này và chứng khô miệng, chúng ta có thể:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3 – 5 phút, chải cẩn thận các mặt nhai của răng. Tuyệt đối không chải răng ngay sau khi ăn nhằm tránh làm mòn men răng.
- Chọn loại bàn chải răng mềm, phù hợp với kích thước miệng và dễ sử dụng. Có thể sử dụng các loại kem đánh răng cho người bị khô miệng hoặc kem đánh răng có chứa fluoride.
- Nên kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để gia tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Tuy nhiên, khi dùng nước súc miệng, nên chọn những loại không chứa cồn. Tốt nhất nên chọn nước súc miệng có chứa xylitol để thúc đẩy tăng tiết nước bọt, hạn chế khô miệng.
2. Thay đổi thói quen, lối sống không tốt
Bên cạnh thói quen chăm sóc răng miệng, một số thói quen, lối sống không tốt cũng cũng thể khiến tình trạng khô miệng nghiêm trọng hơn. Do đó, chúng ta cần:
- Tránh thở bằng miệng, thở bằng miệng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây khô miệng. Hãy cố gắng thở bằng mũi nhiều hơn là bằng miệng.
- Hạn chế sử dụng rượu bia vì chúng gây mất nước, có nguy cơ gây khô miệng và làm tình trạng khô miệng nghiêm trọng hơn
- Hạn chế sử dụng các thức uống có chứa caffeine như trà hoặc cà phê vì caffeine cũng có thể gây mất nước, dẫn đến khô miệng
- Từ bỏ thói quen thuốc lá, có rất nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, một yếu tố làm gia tăng tình trạng khô miệng là do hút thuốc lá thường xuyên.
3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Như đã đề cập, thiếu hụt vitamin khoáng chất là một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi, khát nước, miệng khô ở nhiều người. Vì vậy, khi bị khô miệng, chúng ta cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình. Cụ thể:
- Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua các loại rau xanh, trái cây.
- Nếu thiếu hụt vitamin B12, nên tăng cường bổ sung loại vitamin này thông qua các thực phẩm như cá hồi, cá mòi, thịt bò, gan động vật, ngao, ngũ cốc tăng cường, men dinh dưỡng, cá hồi cầu vồng…
- Tránh xa các thực phẩm có thể khiến tình trạng khô miệng nghiêm trọng hơn như đồ ngọt, thức ăn/thức uống nhiều đường, các thực phẩm cay, mặn, đồ chua lên men…
Tóm lại, người mệt mỏi khô miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, đa phần có liên quan đến các bệnh lý trong cơ thể. Nếu tình trạng này xuất hiện kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường hoặc kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!