Khô miệng khi ngủ vào ban đêm và Cách xử lý, khắc phục

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là tình trạng rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khô miệng ban đêm kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, đời sống sinh hoạt và thể trạng, tinh thần của người bệnh. Vậy khô miệng ban đêm là do đâu? Làm cách nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là tình trạng nước bọt ít hoặc hoàn toàn không tiết ra khiến người bệnh khó chịu

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là gì?

Khô miệng (xerostomia) khi ngủ ban đêm thực chất chỉ là triệu chứng của dạng rối loạn trong cơ thể. Đây là hiện tượng khoang miệng ít tiết ra nước bọt dẫn đến khô miệng, tạo ra cảm giác rất khó chịu. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa khô miệng và khát nước tuy nhiên thực tế đây là 2 tình trạng riêng biệt. 

Khô miệng về đêm không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dinh dinh dưỡng, tâm lý, rối loạn vị giác mà nó còn thúc đẩy quá trình thoái hóa do môi trường khoang miệng bị axit. Tình trạng này gây ra suy giảm khoáng chất và các men bảo vệ răng gây ra hàng loạt các vấn đề răng miệng khác. Đồng thời, trong một số trường hợp khô miệng còn là dấu hiệu sớm cảnh báo một số bệnh lý, rối loạn tiềm ẩn nghiêm trọng về sức khỏe. 

Dấu hiệu nhận biết chứng khô miệng khi ngủ vào ban đêm

Nước bọt là yếu tố cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là nướu và răng. Vì trong nước bọt có chứa các enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Chính vì vậy, khi bạn bị khô miệng suốt đêm dài sẽ dẫn đến suy giảm sức khỏe răng miệng. Đặc trưng với các dấu hiệu sau đây:

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Triệu chứng điển hình nhất khi bị khô miệng khi ngủ vào ban đêm là khát nước liên tục, lưỡi có vệt trắng, môi khô nứt nẻ…
  • Nước bọt đặc quánh, dính sệt; 
  • Hơi thở có mùi hôi; 
  • Đau họng; 
  • Thay đổi vị giác; 
  • Khó nhai hoặc nuốt; 
  • Lưỡi xuất hiện vệt trắng, có rãnh; 
  • Môi khô nứt nẻ;
  • Lở miệng;
  • Khát nước liên tục;

Nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng khi ngủ vào ban đêm

Khô miệng vào ban đêm, nhất là khi đang trong giấc ngủ có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Nhưng về cơ bản sẽ được chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân khởi phát và nguyên nhân bệnh lý. Trong đó, có 5 nguyên nhân đáng chú ý dưới đây: 

1. Uống ít nước vào ban ngày

Nước bọt được tạo thành từ các loại enzyme, chất điện giải, các phân tử kháng khuẩn và đặc biệt không thể thiếu nước. Vì vậy khi bạn uống quá ít nước, cơ thể sẽ không có đủ các điều kiện để sản sinh ra nước bọt và dẫn đến khô miệng. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ cần uống đủ lượng nước mà cơ thể cần, tránh uống quá nhiều, nhất là trước giờ đi ngủ. Việc này sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Vì vậy, hãy uống đủ nước và uống liên tục xuyên suốt vào nhiều thời điểm trong ngày, uống ngay cả khi không khát để sản sinh đủ lượng nước bọt cần thiết. 

2. Thở bằng miệng khi ngủ

Hầu hết chúng ta đều sẽ thở bằng mũi khi ngủ chứ không phải thở bằng miệng. Tuy nhiên, nếu gặp phải một số vấn đề sau đây sẽ khiến bạn phải thở bằng miệng khi ngủ và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng khi ngủ vào ban đêm. Điển hình như các vấn đề sau: 

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Những người bị khô miệng vào ban đêm thường xuất phát từ thói quen thở bằng miệng khi ngủ
  • Nghẹt mũi, sổ mũi do cảm lạnh hoặc viêm mũi dị ứng;
  • Người có thói quen ngủ ngáy hoặc mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ; 

Trong các vấn đề trên, chứng ngưng thở khi ngủ có thể được xem là chứng bệnh đáng lo ngại nhất. Và khô miệng khi ngủ vào ban đêm là triệu chứng phổ biến nhất của chứng bệnh này, nếu kéo dài thường xuyên tốt nhất người bệnh nên chủ động đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và có hướng xử lý phù hợp. Đồng thời, được hướng dẫn cách chăm sóc giấc ngủ an toàn. 

3. Tác dụng phụ của thuốc

Theo một thống kê, có hơn 400 loại thuốc có thể gây ra chứng khô miệng, nhất là khô miệng về đêm trong lúc ngủ. Đây được xem là một trong những tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng các loại thuốc trị bệnh, phổ biến nhất là các loại thuốc không cần kê đơn. Có thể kể đến như:

  • Thuốc huyết áp;
  • Thuốc chống trầm cảm, lo âu; 
  • Thuốc lợi tiểu; 
  • Thuốc thông mũi; 
  • Thuốc kháng histamine;; 
  • Thuốc giảm đau; 
  • Thuốc giảm co thắt;
  • Thuốc kháng sinh;

Bên cạnh đó, việc áp dụng một số biện pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị… cũng được xem là nguyên nhân gây ra chứng khô miệng. Tình trạng này có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy theo cơ địa của từng người cũng như mức độ điều trị của từng trường hợp cụ thể. Lời khuyên tốt nhất ở những người bị khô miệng nhiều vào ban đêm do dùng thuốc nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được điều chỉnh thay thế loại thuốc phù hợp hơn. 

4. Ăn uống sát giờ đi ngủ

Thói quen ăn uống các loại thực phẩm cay, mặn, thức ăn vặt… quá sát giờ đi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng và khát nước nhiều vào ban đêm. Triệu chứng này thường chỉ diễn ra tạm thời, biến mất vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu thường xuyên lặp đi lặp lại thói quen này sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng khô miệng kéo dài, thường xuyên tỉnh giấc vào lúc nửa đêm do khát nước. 

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Thói quen ăn uống sát giờ đi ngủ, nhất là các loại đồ ăn vặt, thức ăn mặn khiến khoang miệng khô, ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm

Ngoài ra, những người có thói quen uống nhiều cà phê hoặc rượu bia vào buổi chiều tối sát giờ đi ngủ cũng là nguyên nhân khiến cho khoang miệng trở nên khô khốc do cơ thể mất nước. Do đó, hãy tránh sử dụng các loại đồ uống này trước khi đi ngủ. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến khoang miệng giảm tiết nước bọt và góp phần gây ra tình trạng khô miệng. Do đó, nếu cảm thấy khô miệng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tốt nhất bạn nên cai thuốc lá để cải thiện tình trạng này. 

5. Do các nguyên nhân bệnh lý

Mặc dù khô miệng khi ngủ vào ban đêm chỉ là triệu chứng đơn giản, nhưng trong nhiều trường hợp đây là một vấn đề sức khỏe cảnh báo một số bệnh lý đáng lo ngại. Có thể kể đến một số bệnh lý thường gặp như:

  • Bệnh đái tháo đường; 
  • Các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng…;
  • Suy giảm chức năng gan, các bệnh lý về gan; 
  • Bệnh cường giáp;
  • Hội chứng Sjogren;
  • Viêm khớp dạng thấp; 
  • Chứng Parkinson; 
  • Chứng Alzheimer; 
  • U lympho; 
  • Xơ nang;
  • Quai bị; 
  • Thiếu máu;
  • Trầm cảm; 
  • HIV/AIDS; 
  • Nhiễm trùng nấm men; 
  • Tổn thương dây thần kinh; 

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Như đã nói, khô miệng về đêm chỉ là một vấn đề về rối loạn sức khỏe, hoàn toàn không gây đau đớn. Tuy nhiên nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng này có thể khiến người bệnh gặp phải những ảnh hưởng đáng lo ngại như: 

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Chứng khô miệng khi ngủ vào ban đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khả năng ăn uống và tính thẩm mỹ
  • Người bị khô miệng nhiều về đêm gây khô niêm mạc miệng, môi khô nứt nẻ, chảy máu, dẫn đến viêm loét miệng
  • Luôn có cảm giác khó chịu, nóng rát trong khoang miệng, thay đổi vị giác rõ rệt. 
  • Gây khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt hoặc sử dụng răng giả. 
  • Nhiễm trùng ngược dòng lên tuyến nước bọt phát sinh các biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe. 
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, tưa miệng, lở miệng… 

Các phương pháp điều trị khô miệng vào ban đêm hiệu quả

Chứng khô miệng khi ngủ vào ban đêm có thể được xử lý hiệu quả bằng các biện pháp sau: 

1. Cải thiện bằng các mẹo tại nhà

Hầu hết các trường hợp khô miệng vào ban đêm đều không quá mức nghiêm trọng và hoàn toàn có thể được cải thiện bằng các biện pháp đơn giản như: 

  • Tăng cường bổ sung chất lỏng: Đây là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp duy trì tăng tiết nước bọt và cải thiện tình trạng khô miệng. Hàng ngày bạn chỉ cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, uống liên tục ngay cả khi không khát để đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài uống nước lọc, người bị khô miệng nhiều vào ban đêm có thể bổ sung thêm các loại thức uống không đường. Cách này không chỉ cải thiện khô miệng hiệu quả mà còn hạn chế những tổn thương trong khoang miệng. 
  • Bôi gel dưỡng ẩm: Bôi gel lỏng hoặc sáp dầu thiên nhiên lên môi, niêm mạc miệng hoặc vùng dưới răng giả để giảm khô, hạn chế tối đa phát sinh các tổn thương. 
  • Nhai kẹo cao su: Thường xuyên nhai kẹo cao su không đường chứa xilytol để cải thiện khoang miệng, duy trì độ ẩm, giảm mức độ khô miệng. 
Khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Nhai kẹo cao su không đường chứa xilytol là cách đơn giản nhất cải thiện hiệu quả mức độ khô miệng khi ngủ vào ban đêm
  • Sử dụng các sản phẩm giảm khô miệng: Tăng cường sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng và thuốc xịt miệng chứa các thành phần hoạt chất thay thế nước bọt không kê đơn như glycerin, carboxymethylcellulose hoặc hydroxyethylcellulose giúp đem lại hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện mức độ khô miệng. Đồng thời, cách này còn giúp bảo vệ nướu răng và hỗ trợ phục hồi cơ chế bài tiết nước bọt. 
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Thiết bị này giúp duy trì độ ẩm trong không khí, đặc biệt phù hợp với những người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ. Cách này giúp giảm bớt mức độ khô miệng và dễ chịu hơn trong lúc ngủ. 
  • Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên: Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược có khả năng cải thiện tình trạng khô miệng hiệu quả như nước chanh, gừng, nha đam… Việc sử dụng những loại dược liệu này còn hỗ trợ tốt trong việc bảo vệ niêm mạc miệng, khử mùi hôi miệng và kích thích tăng tiết sản sinh nước bọt trong khoang miệng. 
  • Tránh sử dụng thực phẩm xấu: Để hạn chế gây khô miệng khi ngủ vào ban đêm, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa đường, quá chua hoặc quá mặn. 

2. Can thiệp y tế

Những trường hợp khô miệng ban đêm nghiêm trọng và là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm cần phải có sự can thiệp y tế dùng thuốc hoặc sự hỗ trợ từ đội ngũ y bác sĩ từ các chuyên khoa liên quan như: bác sĩ răng – hàm – mặt, bác sĩ nội khoa, bác sĩ ung bướu… tùy theo nguyên nhân bệnh lý mà bạn mắc phải. 

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Tùy theo từng trường hợp khô miệng vào ban đêm do nguyên nhân gì mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp y tế phù hợp

Lúc này, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thăm khám sau khi chẩn đoán khô miệng vào ban đêm là do nguyên nhân khởi phát hay bệnh lý để có chỉ định can thiệp điều trị y tế phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Khô miệng do dùng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc thay thế hoặc giảm liều dùng, thay đổi thời gian dùng thuốc để cải thiện tình trạng khô miệng. 
  • Khô miệng do nhiễm khuẩn, virus, nấm: Chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống nấm… với liều dùng phù hợp. 
  • Khô miệng do tác dụng phụ của tia xạ: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại vitamin cần thiết hoặc dùng nước bọt nhân tạo để cải thiện tình trạng khô miệng. 
  • Khô miệng do tuyến nước bọt có sỏi: Sự xuất hiện của sỏi trong tuyến nước bọt gây tắc nghẽn, ít tiết nước bọt dẫn đến khô miệng. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. 
  • Khô miệng do bị teo tuyến nước bọt: Đây là phản ứng phụ xảy ra khi xạ trị khối ung thư đầu, cổ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Pilocarpine (liều 5mg x 3 lần/ ngày) hoặc Cevimeline (liều 30mg x 3 lần/ ngày). 

3. Chữa khô miệng ban đêm bằng các bài thuốc Đông y

Theo Đông y, chứng khô miệng khi ngủ ban đêm do rất nhiều nguyên nhân gây ra do thận âm hư suy, phế nhiệt, tâm hỏa can thịnh, tân dịch bị hao tổn… Dưới đây là một số bài thuốc Đông y giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả: 

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Chữa khô miệng khi ngủ vào ban đêm bằng bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả cao và lành tính với sức khỏe
  • Bài thuốc 1: Nhai trực tiếp 30gr kỷ tử trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong vòng 10 ngày sẽ đem lại hiệu quả cải thiện chứng khô miệng vào ban đêm rõ rệt.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 50gr kỷ tử, 12gr mạch môn và 4gr cam thảo. Sắc mỗi ngày 1 thang, lấy nước chia làm 2 phần uống hết trong ngày. Chỉ cần áp dụng bài thuốc này từ 4 – 5 ngày sẽ có sự thay đổi đáng kể. 
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị mạch môn, bạch thược, nhục thung dung, phúc bồn tử, sinh địa, huyền sâm, kỷ tử và phá cố chỉ mỗi loại 12gr, 10gr dâm dương hoắc và 4gr cam thảo. Sắc mỗi ngày 1 thang uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng khoảng 15 thang thuốc sẽ đem lại kết quả tốt nhất. 
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị mạch môn và huyền sâm mỗi loại 20gr, bạch linh và hà thủ ô mỗi vị 15gr, kỷ tử và ngũ vị tử mỗi loại 9gr, thục địa và sinh địa mỗi loại 10gr cùng 6gr cam thảo. Mỗi ngày sắc kỹ 1 thang thuốc để uống. Lưu ý kiêng dùng các loại đồ ăn thức uống có tính cay nóng. 
  • Bài thuốc 5: Chuẩn bị một lượng bạch tật lê vừa đủ sao thơm tồn tính và đem đi tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng một lượng bột nhỏ bôi lên vùng niêm mạc miệng lưỡi. 
  • Bài thuốc 6: Chuẩn bị thiên môn và mạch môn 20gr, 12g ô mai mơ đem sắc hoặc hãm kỹ để lấy nước uống. Kiên trì dùng 7 – 10 thang để đạt được hiệu quả rõ rệt. 

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa khô miệng khi ngủ vào ban đêm

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng khô miệng khi ngủ vào ban đêm cũng như phòng ngừa tái phát, người bệnh cần tuân thủ thực hiện các biện pháp sau đây:

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể liên tục trong ngày để giảm khô miệng vào ban đêm
  • Từ bỏ các thói quen xấu trong giấc ngủ như tập thở bằng mũi khi ngủ, chứng nghiến răng. 
  • Duy trì tinh thần thoải mái, hạn chế tối đa căng thẳng, stress, cân bằng cảm xúc của bản thân. 
  • Trao đổi với với bác sĩ để thay đổi hoặc điều chỉnh loại thuốc phù hợp, tránh gây tác dụng phụ khô miệng vào ban đêm. 
  • Giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, chải răng 2 lần/ ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để diệt khuẩn, làm sạch mảng bám, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng gây khô miệng. 
  • Chủ động thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng bằng các kỹ thuật nha khoa như chữa tủy, hàn trám răng sâu, bọc răng sứ, lấy cao răng… 
  • Uống nhiều nước và sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm môi để tránh môi khô nứt nẻ. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng với đầy đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong đó, ưu tiên rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc… Hạn chế thực phẩm có mùi như hành, tỏi, pho mát, chất kích thích… 

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng khô miệng khi ngủ vào ban đêm. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý khắc phục phù hợp, an toàn. Tuy nhiên, khuyến cáo người bệnh nên sớm thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bệnh lý. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Khô miệng, mất ngủ Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Không Được Khỏe
Khô miệng, mất ngủ kèm theo nổi mụn nhọt, hơi thở nóng... là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nóng gan. Có rất nhiều người đã và đang mắc…
Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ cần nhiều nước hơn bình thường Khô Miệng Khi Mang Thai và Các Hệ Lụy Nguy Hiểm Cho Mẹ

Khô miệng khi mang thai là một trong những tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Đa phần là…

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Báo Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện…

Uống nhiều nước giảm khô miệng 9 Mẹo Vặt Chữa Khô Miệng Dễ Thực Hiện Ngay Tại Nhà

Vệ sinh răng miệng đúng cách, uống nhiều nước, nhai kẹo cao su, tận dụng các thảo dược tự nhiên,...…

Tình trạng khô miệng rát lưỡi thường do nhiều nguyên nhân gây ra Rát Lưỡi Khô Miệng: Nguyên Nhân và Biện Pháp Khắc Phục

Khô miệng rát lưỡi là tình trạng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng. Có thể…

Khô miệng ở người già Bệnh Khô Miệng Ở Người Già Là Do Đâu? Điều Trị Thế Nào?

Người lớn tuổi là đối tượng dễ mang đa bệnh do sức đề kháng suy yếu khiến cơ thể dễ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua