Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Báo Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện tượng uống nước nhiều nhưng vẫn khô miệng thì đừng vội chủ quan. Đây rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là bệnh gì?

Khô miệng khát nước là tình trạng rất hay xảy ra, đa phần xuất phát từ những nguyên nhân như lượng nước chúng ta cung cấp cho cơ thể không đủ, mất nước, ăn nhiều thực phẩm quá ngọt/quá mặn, do thói quen hút thuốc lá, do tác dụng phụ của thuốc hoặc hóa xạ trị… Đặc biệt, uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, hay khát nước còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. 

Tình trạng khô miệng, khát nước, uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Khiến chúng ta cảm thấy giảm vị giác, ăn uống kém, đầy bụng hoặc đi tiểu nhiều hơn. Nếu bạn đang băn khoăn không biết hiện tượng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là bệnh gì thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

1. Bệnh gan 

Bệnh về gan, nhất là viêm gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương, khiến chức năng gan suy giảm. Nếu không được sớm thăm khám và điều trị có thể dẫn đến hình thành bệnh xơ gan, ung thư gan. Bệnh về gan thường xảy ra do một số nguyên nhân như gan nhiễm độc, gan tự miễn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus… Gan là bệnh nguy hiểm, thường tiến triển âm thầm, không có nhiều triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu.

Gan là bệnh có thể gây ra tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
Gan là bệnh có thể gây ra tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Khô miệng, uống nhiều nước nhưng vẫn thấy khát
  • Đau miệng, miệng và lưỡi khô trong một thời gian dài, nhất là khi ngủ
  • Chán ăn, buồn nôn, sốt, mệt mỏi, đau bụng, nước tiểu vàng sẫm
  • Đau khớp hoặc cơ bắp, da nổi mẩn ngứa phát ban, vàng mắt vàng da

Bệnh gan nếu sớm phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn muộn có thể dẫn đến hình thành xơ gan, ung thư gan, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. 

2. Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do tiểu đường

Tiểu đường là một trong những bệnh lý phổ biến, có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau, bao gồm: Tiểu đường thứ phát, tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa làm gia tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Xuất phát từ nguyên nhân chính là do cơ thể không sản xuất, sản xuất ít hoặc quá nhiều insulin.

Tùy vào mỗi dạng bệnh sẽ có những triệu chứng và nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường tuýp 1 thì sẽ gặp phải hiện tượng uống nước nhiều lần nhưng vẫn khô miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết tiểu đường qua một số triệu chứng đặc trưng như:

  • Khô miệng, luôn cảm thấy khát nước, uống nhiều nước nhưng vẫn khát
  • Đi tiểu nhiều và thường xuyên hơn, nhất là về đêm
  • Ngứa do khô da vì lượng chất lỏng trong cơ thể được sử dụng để đi tiểu gây mất nước
  • Hay đói mặc dù ăn rất nhiều, sụt cân nghiêm trọng do cơ thể không hấp thụ
  • Mệt mỏi, uể oải do thiếu hụt dưỡng chất khi cơ thể không đủ hoặc không có insulin
  • Thiếu nước lòng tròng kính trong mắt sưng lên gây mờ mắt, suy giảm thị lực
  • Vết thương, vết loét chậm lành, dễ bị nhiễm trùng nấm men…

Tiểu đường là một trong những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, chỉ xếp sau tim mạch và ung thư. Bệnh nếu không sớm phát hiện sẽ khó điều trị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thận, tim mạch, đột quỵ… 

3. Tăng canxi máu

Tăng canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi trong huyết thanh > 2.6 mmol/L hoặc khi canxi ion hóa huyết thanh > 1.3 mmol/L. Là hiện tượng lượng canxi trong máu tăng cao, thường gặp ở những người có tuyến cận giáp hoạt động quá mức, người bị mất nước nghiêm trọng, sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D hoặc canxi, người bị hạn chế vận động, bệnh nhân ung thư hoặc những người sử dụng các thuốc điều trị làm tăng canxi trong máu…

Tăng canxi máu khiến chúng ta uống nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khô miệng, khát nước
Tăng canxi máu khiến chúng ta uống nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khô miệng, khát nước

Triệu chứng thường gặp của tình trạng này có thể kể đến như:

  • Hay bị khô miệng khát nước, uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
  • Tiểu nhiều, đi tiểu thường xuyên do uống nhiều nước
  • Đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, lú lẫn, táo bón
  • Người lờ đờ, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim… 

Các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với trầm cảm. Nếu tình trạng tăng canxi máu nghiêm trọng có thể gây ra một số vấn đề như nhịp tim bất thường, loãng xương, suy thận, sỏi thận, lú lẫn, mất trí nhớ, thậm chí có thể tử vong… 

4. Bệnh cường giáp

Cường tuyến giáp hay cường giáp là một hội chứng không hiếm gặp, xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức. Khiến các các hormone giáp được sản xuất vượt quá nhu cầu của cơ thể làm gia tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Các nguyên nhân gây bệnh cường tuyến giáp có thể kể đến như viêm tuyến giáp, bệnh Basedow, tăng tiêu thụ i-ốt, sử dụng nhiều thuốc hormone tuyến giáp… 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Khô miệng, uống nhiều nước nhưng vẫn cảm giác miệng khô, người nóng
  • Da nóng, sợ nóng, hay toát mồ hôi, có thể sốt nhẹ từ 37.5 – 38 độ C
  • Đánh trống ngực, khó thở, hay hồi hộp, bồn chồn, lo lắng
  • Mất ngủ, tính khí thất thường, dễ cáu gắt, hay kích động
  • Run ở đầu ngón tay, da mỏng, tóc giòn, yếu cơ
  • Có thể xuất hiện triệu chứng khác như tiêu chảy, sụt cân nhanh, chảy nước mắt, lồi mắt… 

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – đái tháo đường, bệnh cường giáp nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra một số vấn đề về tim mạch, lồi mắt ác tính hoặc các cơn bão giáp đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

5. Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do bệnh đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt cũng có thể gây ra tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng. Đây là một dạng rối loạn khả năng cân bằng nước trong cơ thể do khả năng sản xuất, điều tiết hormone ADH của cơ thể bị suy giảm. Khi cơ thể thải nhiều nước, cơ thể sẽ tiết nhiều hormone này để làm thận thải ít nước tiểu hơn.

Đái tháo nhạt khiến chúng ta uống nước và đi tiểu thường xuyên
Đái tháo nhạt khiến chúng ta uống nước và đi tiểu thường xuyên

Tuy nhiên, nếu khả năng điều tiết hormone này bị ảnh hưởng, không được sản xuất, thận sẽ không có khả năng giữ nước. Từ đó, dẫn đến hiện tượng rối loạn khả năng cân bằng nước và gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, khiến cơ thể mất một lượng lớn nước. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo nhạt thường bài tiết từ 3 – 20 lít nước/ngày gây mất nước nghiêm trọng. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Hay thấy khát nước, dù uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
  • Tiểu nhiều, đi tiểu thường xuyên kể cả ngày lẫn đêm, cứ nửa tiếng – 1 tiếng phải đi tiểu 1 lần
  • Tiểu nhiều gây mất nước làm xuất hiện các triệu chứng như khô miệng, đau đầu, chóng mặt, khô da, khô lưỡi, chuột rút
  • Tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, khó chịu
  • Trẻ em bị đái tháo nhạt thường quấy khóc, chậm phát triển, tiểu không tự chủ vào ban ngày, hay tiểu dầm vào ban đêm… 

Đái tháo nhạt được đánh giá là căn bệnh có thể điều trị, việc điều trị không phức tạp, tỷ lệ mắc bệnh cũng khá thấp, chỉ khoảng 1:25.000. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng khó lường nên cần được sớm phát hiện, thăm khám và điều trị. 

6. Viêm nha chu 

Nha chu là một tổ chức quanh răng, có chức năng nâng đỡ, bảo vệ răng, bao gồm nướu, lợi, gia lợi và xương ổ răng. Viêm nha chu là một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến chức răng nhai, gây phá hủy men răng, khiến răng lung lay và có nguy cơ mất răng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do sự hình thành của các mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi và phát triển. Viêm nha chu cũng có thể gây ra hiện tượng khô miệng, uống nhiều nước nhưng vẫn thấy miệng khô khó chịu. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Khô miệng và lưỡi, uống nhiều nước nhưng vẫn thấy khó chịu 
  • Giảm khả năng tiết nước bọt ở miệng
  • Vôi răng, mảng bám xuất hiện nhiều, bám thành từng mảng ở cổ răng
  • Sưng nướu, lợi, hay chảy máu ở lợi, nướu, nhất là khi nhai, chải răng
  • Hôi miệng, răng bị thưa do di lệch
  • Lợi sưng, đè vào thấy có dịch mủ hoặc máu chảy ra…

Viêm nha chu là bệnh tiến triển âm thầm, ở giai đoạn đầu, bệnh chỉ có các triệu chứng nhẹ, không dễ phát hiện. Thế nhưng, nếu chủ quan không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng như mất khẩu vị, khó nhai nuốt, ảnh hưởng đến dạ dày, hôi miệng, răng nhạy cảm, răng lung lay, có nguy cơ mất răng. 

7. Nguyên nhân khác

Tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Có thể kể đến như:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc có thể gây ra khô miệng, khát nước có thể kể đến như thuốc chống nghẹt mũi, thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc điều trị trầm cảm… 
  • Khô miệng do thiếu máu: Thiếu máu nhẹ thường không gây ra nhiều triệu chứng bất thường. Nếu thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn đến khô miệng, khát nước, uống nhiều nước vẫn thấy khô miệng, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, rụng tóc, suy tim, người yếu, mạch đập nhanh… 
  • Thiếu vitamin: Nếu tình trạng khô miệng, uống nhiều nước nhưng vẫn bị khô miệng kèm theo các triệu chứng như loét miệng, môi khô nứt nẻ… rất có thể bạn đang bị thiếu hụt nghiêm trọng vitamin A, vitamin B hoặc vitamin C… 
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác cũng có thể gây khô miệng, khát nước như bệnh đa niệu, Parkinson, viêm khớp dạng thấp, xơ nang, Parkinson, quai bị, HIV/AIDS… 

Cách xử lý khi uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng

Nếu bạn gặp tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, có thể tham khảo một số gợi ý về hướng xử lý dưới đây:

1. Xác định nguyên nhân

Để xác định nguyên nhân gây khô miệng, bạn cần liệt kê các triệu chứng mà mình đang gặp phải. Xác định các yếu tố có thể liên quan đến tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng của mình. Tiếp đó, đối chiếu với các triệu chứng, yếu tố thuộc các bệnh lý mà chúng tôi đã đề cập để tham khảo. Việc liệt kê triệu chứng, yếu tố liên quan sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc thăm khám bác sĩ. Giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán thông qua cách khai thác triệu chứng lâm sàng từ bệnh nhân, từ đó đưa ra các hướng xử lý và phương pháp điều trị phù hợp.

Cần xác định được nguyên nhân khiến chúng ta hay bị khô miệng dù uống nhiều nước
Cần xác định được nguyên nhân khiến chúng ta hay bị khô miệng dù uống nhiều nước

2. Thăm khám bác sĩ

Nếu nghi ngờ tình trạng khô miệng, hay khát nước, uống đủ nước mà vẫn khô miệng của mình có liên quan đến bệnh lý thì bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Như đã đề cập, hiện tượng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh gan, tiểu đường, viêm nha chu… Các bệnh này nếu không được sớm thăm khám và điều trị sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của chúng ta. 

3. Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng

Song song với việc thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình sao cho phù hợp. Cụ thể:

  • Nên thường xuyên nhai kẹo cao su không đường nhằm tăng cường khả năng tiết nước bọt của miệng. Nhằm ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu khi miệng hay khô. 
  • Uống đủ lượng nước cần thiết, tốt nhất chỉ uống từ 1.5 – 2 lít nước, không uống quá nhiều hoặc quá ít
  • Lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp, dùng bàn chải mềm, thay bàn chải 2 – 3 tháng/lần và thăm khám nha khoa định kỳ
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ, ít đường 
  • Nên ăn uống thanh đạm, hạn chế ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều muối hoặc nhiều đường
  • Bỏ thói quen hút thuốc, hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, cà phê, đồ uống có cồn như rượu bia, chất kích thích… 

Một số lưu ý khi uống nhiều nước vẫn khô miệng

Khi gặp phải tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Đây không là triệu chứng thông thường mà là dấu hiệu bất thường cảnh báo bạn rất có thể đang mắc một bệnh lý nào đó. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi uống nước, chỉ nên uống từ 1.5 – 2 lít nước tùy vào thể trạng, nhấp từ từ từng ngụm nhỏ, không nên uống nước quá nhanh để tránh gây hại cho sức khỏe
  • Mỗi lần uống nước nên cách nhau khoảng một tiếng, đặc biệt uống nhiều nước khi bị cảm, khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. 
  • Người bị khô miệng không nên ăn quá nhiều thực phẩm cay, mặn, ngọt, nên chuyển sang một chế độ ăn nhạt. Cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để làm dịu vấn đề khô miệng và tránh thiếu hụt dinh dưỡng. 
  • Tập luyện thở bằng mũi, tránh thở bằng miệng, tránh há miệng khi ngủ để không làm khô miệng. 

Tóm lại, uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó trong cơ thể như bệnh gan, viêm nha chu, tiểu đường, tăng canxi, thiếu máu… Vì thế, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Khô miệng, mất ngủ Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Không Được Khỏe
Khô miệng, mất ngủ kèm theo nổi mụn nhọt, hơi thở nóng... là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nóng gan. Có rất nhiều người đã và đang mắc…
Khô miệng Bị Khô Miệng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Hướng Điều Trị

Bị khô miệng (chứng hôi miệng) xảy ra khi hoạt động tuyến nước bọt bị rối loạn. Tình trạng này…

Khô môi và nhiệt miệng Khô Môi và Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Giải Pháp Khắc Phục

Khô môi và nhiệt miệng là 2 triệu chứng sức khỏe phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng từ…

Tình trạng khô miệng rát lưỡi thường do nhiều nguyên nhân gây ra Rát Lưỡi Khô Miệng: Nguyên Nhân và Biện Pháp Khắc Phục

Khô miệng rát lưỡi là tình trạng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng. Có thể…

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Báo Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện…

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm Khô miệng khi ngủ vào ban đêm và Cách xử lý, khắc phục

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là tình trạng rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Mặc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua