Bệnh tiểu đường tuýp 2 – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Thống kê cho thấy rằng, trong 100 người mắc bệnh tiểu đường thì đã có tới khoảng 90 người bị tiểu đường tuýp 2. Đây hiện đang là bệnh lý nguy hiểm gây tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi nếu không kiểm soát tốt, các biến chứng của bệnh sẽ rất dễ phát sinh.

tiểu đường tuýp 2 là gì
Bệnh tiểu đường tuýp 2 rất dễ khởi phát nhưng việc kiểm soát không đơn giản

Tìm hiểu bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính khởi phát khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Điều này khiến cho chỉ số đường huyết leo thang chóng mặt.

Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất cứ nhóm đối tượng nào, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là những người ở độ tuổi trung niên và người già. Ngoài ra, bệnh nhân béo phì hay những người lười vận động thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh khởi phát là tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin mà cơ thể cần cho quá trình chuyển hóa Glucose. Một số yếu tố dưới đây được cho là liên quan đến vấn đề này:

  • Yếu tố di truyền
  • Tuổi tác cùng quá trình lão hóa chung của cơ thể
  • Chế độ ăn dư thừa chất béo và carbohydrate
  • Ít vận động
  • Thừa cân, béo phì
  • Huyết áp cao
  • Từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá
  • Hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ
  • Mất ngủ kéo dài
  • Bỏ bữa sáng liên tục
bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh có xu hướng dễ xuất hiện hơn ở những người thừa cân, béo phì

2. Triệu chứng

Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2 dựa vào một số triệu chứng lâm sàng điển hình sau đây:

  • Thường xuyên khát nước
  • Đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày, nhất là tiểu đêm
  • Hay có cảm giác đói, ngay cả khi vừa ăn xong
  • Giảm cân không kiểm soát
  • Vết thương chậm lành, dù là trầy xước nhẹ
  • Mệt mỏi, tầm nhìn giảm sút
  • Viêm nướu
  • Xuất hiện nhiều vết thâm nám trên bề mặt da

Hầu hết các dạng bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, thai kỳ đều có những triệu chứng tương tự nhau. Khi gặp phải các dấu hiệu trên, bạn nên sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ, có nguy hiểm không?

Không thể đưa ra một nhận định chung cho vấn đề bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ. Bởi mức độ nặng nhẹ ở từng đối tượng người bệnh sẽ là khác nhau. Và đồng thời tuýp 1 hay tuýp 2 cũng không phải là cách để phân biệt dạng bệnh nào nặng hơn.

Việc xác định bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điển hình nhất là vấn đề kiểm soát chỉ số đường huyết. Nếu bạn không có được quá trình kiểm soát tốt thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến nặng nề. Cùng với đó là sự phát sinh của nhiều các biến chứng nguy hiểm.

tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không
Các biến chứng nguy hiểm sẽ phát sinh nếu đường huyết không được kiểm soát tốt

Sau đây là một số biến chứng dễ xuất hiện khi mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng:

  • Đường huyết tăng hoặc hạ một cách đột ngột. Nếu không kịp thời xử lý có thể đe dọa đến cả tính mạng.
  • Biến chứng ở mắt: Phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể, glaucoma, tăng nhãn áp… Trong nhiều trường hợp, người bệnh còn đứng trước nguy cơ bị mù lòa vĩnh viễn.
  • Biến chứng ở thận: Hàm lượng đường trong máu cao gây áp lực khiến thận phải hoạt động quá mức. Lâu dần khiến vi mạch thận bị tổn thương và dẫn tới suy thận.
  • Biến chứng về tim mạch: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, áp huyết cao, tai biến mạch máu não… là những biến chứng hết sức nguy hiểm có thể dẫn tới bại liệt hay tử vong.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Thường gặp nhất là nhiễm trùng răng lợi, nhiễm trùng đường tiết niệu hay đường sinh dục…
  • Biến chứng thần kinh: Có thể là tê bì chân tay, chóng mặt, dị cảm, tim đập nhanh… Đôi khi người bệnh còn có thể bị teo cơ hoặc liệt dây thần kinh rất nguy hiểm.

Bị tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi được không? Sống được bao lâu?

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ một phương pháp nào có thể giúp điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường tuýp 2. Nghĩa là nếu như mắc bệnh, bạn sẽ phải sống chung với bệnh cả đời. Các phương án điều trị thường hướng đến mục tiêu kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Nếu sớm phát hiện và kiểm soát kịp thời thì cũng không phải là vấn đề quá khó khăn để bạn có thể chung sống hòa bình với bệnh lý này. Tuy nhiên, tình trạng bệnh sẽ tác động rất nhiều đến tuổi thọ của người bệnh. Thống kê cho thấy rằng, khi mắc bệnh lý này, tuổi thọ thường sẽ giảm xuống bình quân khoảng 10 năm.

Trong trường hợp nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì các biến chứng sẽ phát sinh. Điều này có thể khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa bất cứ lúc nào.

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Như đã đề cập, bệnh lý này sẽ không thể điều trị triệt để. Các giải pháp dưới đây sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết và dự phòng biến chứng.

1. Sử dụng thuốc

Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa glucose. Chính vì vậy, để kiểm soát tốt đường huyết thì cần bổ sung insulin cho cơ thể.

tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì
Tiêm insulin là phương pháp điều trị phổ biến có thể đáp ứng với bệnh lý này

Tùy thuộc vào hiện trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống hay tiêm insulin trực tiếp. Thuốc viên được dùng có thể là các loại sau đây:

  • Metformin
  • Gliclazid
  • Sitaglyptin
  • Dapagliflozin
  • Empagliflozin

Các loại thuốc bổ sung insulin dù ở dạng uống hay tiêm đều cần thận trọng trong quá trình sử dụng. Cần dùng đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, đảm bảo về mặt liều lượng và thời gian.

Việc dùng insulin không đúng cách có thể khiến người bệnh bị tụt đường huyết quá mức đe dọa đến tính mạng. Nếu có biểu hiện bất thường khi dùng thuốc cần lập tức tìm đến bác sĩ để được chăm sóc.

Ngoài việc bổ sung insulin thì các loại thuốc khác cũng có thể sẽ được bác sĩ chỉ định. Mục đích là ngăn ngừa biến chứng phát sinh để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe người bệnh.

Thông thường, các thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể đặc biệt khi có protein niệu sẽ được dùng để điều trị tăng huyết áp. Thuốc phổ biến là ibesartan, losartan, captopril… Ngoài ra, trong trường hợp rối loạn lipid máu, các thuốc như atorvastatin hay rosuvastatin sẽ được chỉ định.

2. Chăm sóc và dự phòng

Ngoài việc dùng thuốc theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà.

tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì
Xây dựng chế độ ăn hợp lý cũng sẽ hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn

Cần chú ý tới một số khuyến nghị sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học. Cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường và tinh bột lớn. Rau lá xanh, quế, nghệ, cá béo, dâu tây, quả hạch, bí… là những thực phẩm có thể giúp hỗ trợ giảm đường huyết nên bổ sung.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng sức đề kháng cũng như kiểm soát tốt cân nặng.
  • Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích.
  • Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc mỗi ngày, không nên thức quá khuya sau 23 giờ.
  • Tránh xa những áp lực, căng thẳng cả trong công việc lẫn cuộc sống, đừng làm việc quá sức.
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt nhất lượng đường trong máu và kịp thời xử lý khi có rủi ro phát sinh.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin quan trọng về bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây là bệnh lý rất dễ mắc phải nhưng lại khó điều trị và kiểm soát, dễ phát sinh biến chứng. Chính vì vậy, bạn nên thận trọng, thăm khám sớm khi nhận thấy triệu chứng của bệnh xuất hiện.

Bạn có thể chưa biết: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì cải thiện nhanh?

Chia sẻ:
Có nhiều bài thuốc dân gian chữa tiểu đường được nhiều người áp dụng hiện nay 10 Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường hiệu quả tại nhà

Với ưu điểm giá thành rẻ, dễ sử dụng, mang lại dấu hiệu tốt lại an toàn, lành tính không…

TOP 5 sữa cho người tiểu đường an toàn, đáng tin cậy

Sữa cho người tiểu đường là sản phẩm được thiết kế đặt biệt để bổ sung một phần hoặc thay…

3 thuốc trị tiểu đường của Mỹ tốt nhất hiện nay (có giá)

Các loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ hiện nay vô cùng đa dạng, được nghiên cứu và phát triển…

Tiểu đường không phải là căn bệnh lây lan. Bệnh tiểu đường có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh tiểu đường không phải là căn bệnh lây nhiễm từ người bệnh qua người khỏe mạnh. Nguyên nhân gây…

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân Các giai đoạn của bệnh tiểu đường và thông tin cần biết

Có người mắc bệnh tiểu đường nhiều năm vẫn sống khỏe. Có người vừa phát hiện bệnh đã tử vong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua