Hạ đường huyết đột ngột – Cách xử lý, cấp cứu
Hạ đường huyết đột ngột là là một trong tình trạng cấp tính nguy hiểm, nếu không biết cách xử lý phù hợp, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê sâu thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cần làm gì khi bị hạ đường huyết đột ngột, cách cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân ra sao và phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu về cách xử lý khi gặp tình huống này trong bài viết nhé!
Hạ đường huyết đột ngột là gì?
Hạ đường huyết đột ngột là tình trạng nồng độ đường trong máu đột ngột xuống thấp gây thiếu hụt glucose dẫn đến các rối loạn trong cơ thể. Thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường uống thuốc hạ đường huyết quá liều, vận động quá mức hoặc ăn kiêng quá chặt chẽ. Theo các chuyên gia, hạ đường huyết đột ngột xảy ra khi lượng đường huyết trong cơ thể thấp hơn so với mức bình thường là 3,9 mmol/L, tức là thấp hơn 70 mg/dL.
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm mà những người mắc tiểu đường thường hay gặp phải. Theo nghiên cứu khoa học, trong 10 năm số lần hạ đường huyết trung bình của người bệnh tiểu đường là 3.000 lần. Càng về sau, tình trạng này càng xuất hiện với tần suất tăng cao, đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước.
Hạ đường huyết đột ngột nguy hiểm như thế nào?
Hạ đường huyết đột ngột là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân đang được điều trị bằng bổ sung insulin hoặc thuốc đặc trị không đúng liều lượng, không tuân theo chỉ định của bác sĩ. Giảm lượng đường trong máu đột ngột có thể gây ra tình trạng:
Ở thể nhẹ
Người bệnh run, bủn rủn tay chân, người vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn ngủ, người lờ đờ, tim đập nhanh, ngực đánh trống. Thường gặp ở người làm việc nặng nhọc, căng thẳng, người suy nhược cơ thể hay sử dụng thuốc điều trị tiểu đường sai liều lượng. Đôi khi cũng gây ra tình trạng buồn nôn, đau bụng, ngất, suy nhược cơ thể làm giảm năng suất lao động, gây tai nạn lao động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mất tinh thần.
Ở thể vừa
Tình trạng hạ đường huyết đột ngột có thể gây rối loạn tinh thần khiến người bệnh sầu uất, ủ rũ, mất phương hướng, người dễ bị kích động. Đôi khi xuất hiện tình trạng co giật như động kinh, liệt nửa người tạm thời và thường khỏi sau vài giờ.
Ở thể nặng
Thường gây hôn mê sâu, đột ngột, xuất hiện các cơn co giật toàn thân, co cơ hàm, thậm chí liệt nửa thân. Thường kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, lúc này thân nhiệt người bệnh giảm, nếu tiêm glucose thì nhanh tình hơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trụy tim mạch gây tử vong.
Cách xử lý hạ đường huyết đột ngột tại nhà
Khi lượng đường trong máu giảm đột ngột, người bệnh thường có những biểu hiện như đột ngột mệt mỏi, đau đầu, người lả đi, bụng đói cồn cao, tay chân bủn rủn, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, bức rức lo lắng, có thể xuất hiện nôn hoặc buồn nôn. Có thể xử lý như sau:
Bước 1: Kiểm đường chỉ số đường huyết
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần nhanh chóng đo chỉ số đường huyết cho bệnh nhân, nếu lượng đường trong máu xuống dưới 3,9 mmol/L thì chứng tỏ người bệnh đã bị hạ đường huyết quá mức.
Bước 2: Bổ sung đường khẩn cấp
Với trường hợp nhẹ thì cần nhanh chóng bổ sung 15g đường. Thực hiện bằng cách lấy 3 thìa cà phìa đường pha với 100ml nước ấm hoặc một ly sữa ấm cho bệnh nhân uống. Có thể cho ăn thêm vài viên kẹo ngọt hoặc 4 – 5 miếng bánh quy. Đo lại đường huyết sau 15 phút, tiếp tục bổ sung và gọi cho bác sĩ để được hỗ trợ.
Bước 3: Gọi cấp cứu ngay
Với trường hợp đường huyết hạ đột ngột dẫn đến mất ý thức, lý lẫn hôn mê sau hoặc tình trạng hạ đường huyết ở người có triệu chứng nhẹ kéo dài không thể cải thiện thì cần nhanh chóng gọi cấp cứu (115). Có thể đợi xe hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Nên để bệnh nhân nằm nghiêng, đưa vào miệng bệnh nhân một chiếc thìa có quấn khăn dày để phòng ngừa bệnh nhân cắn vào lưỡi khi co giật. Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì để tránh tình trạng tắc nghẽn đường thở.
Cách xử lý giảm đường huyết đột ngột tại bệnh viện
Khi đang sử dụng insulin để điều trị tại bệnh viện mà đường huyết đột ngột hạ thì cần xử lý như sau:
- Dừng sử dụng thuốc đặc trị tiểu đường có công dụng hạ đường huyết hoặc insulin đang dùng.
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì cho ăn một viên kẹo, miếng bánh ngọt hoặc hoa quả có sẵn.
- Trường hợp không thuyên giảm thì cho uống nước đường hoặc nước ngọt.
- Với trường hợp bệnh nhân mất ý thức thì tiến hành tiêm 20 – 50ml glucose 30% ở tĩnh mạch. Tiếp đó, tiến hành truyền glucose 5% để duy trì và ổn định đường huyết.
- Với trường hợp bệnh nhân hạ đường huyết nặng, tiến hành tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 1mg glucagon và tiến hành cấp cứu.
Phòng ngừa hạ đường huyết đột
Để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết đột ngột cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên dự phòng glucoza bột ở nhà để có thể sử dụng ngay bằng đường uống khi có dấu hiệu đường huyết hạ.
- Cần xem xét các yếu tố nguy cơ khiến đường huyết hạ đột ngột như có khối u làm tăng tiết insulin, nghiện rượu bia, bệnh về gan thận, rối loạn nội tiết, suy tuyến yên, đang dùng thuốc điều trị tiểu đường.
- Luôn để sẵn đường hoặc bánh kẹo, nước ngọt trong cặp để dùng ngay.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Cần ăn uống đúng giờ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ ,không bỏ bữa, thường xuyên tập thể dục.
- Nên trang bị máu đo chỉ số đường huyết hoặc thường xuyên thăm khám tại chuyên khoa nội tiết đái tháo đường để kiểm tra lượng đường huyết trong máu.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng giảm lượng đường huyết đột ngột và cách xử lý sao cho phù hợp. Đối với hạ đường huyết thì phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Do đó, người bệnh nên chủ động và tích cực phòng tránh tình trạng này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!