Nhức mũi ở sống hoặc 2 bên: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nhức mũi thường bắt nguồn từ các bệnh lý ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể xảy ra do chấn thương vật lý, côn trùng cắn hoặc do cấu trúc mũi bất thường.

Nguyên nhân gây đau nhức sống và 2 bên mũi

Đau nhức mũi thường xảy ra khi mũi và các cơ quan lân cận bị tổn thương. Triệu chứng này có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, sốt, đau họng, ngứa mũi,….

Nguyên nhân gây đau nhức sống và 2 bên mũi
Các nguyên nhân gây đau nhức mũi là gì? Điều trị và khắc phục ra sao?

1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm và phù nề do tiếp xúc với các dị nguyên như thời tiết, phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, hóa chất, khói thuốc lá,… 

Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau ở sống và 2 bên cánh mũi

Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa và đau nhức hai bên cánh mũi, ngứa mắt, đau rát cổ họng, chảy nước mắt, ù tai,…

Xem thêm: Viêm xoang nhức đầu và cách khắc phục tại nhà

2. Viêm xoang hàm

Xoang hàm là các mô xoang nằm cạnh bên cánh mũi và dưới hốc mắt. Cơ quan này có thể viêm do dị ứng, nhiễm virus/ vi khuẩn,…

Trong trường hợp viêm xoang do nhiễm trùng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng nặng nề như đau đầu, đau nhức mũi và hốc mặt, chảy nước mũi kèm mủ, sốt cao,…

Viêm xoang hàm
Nếu bị đau nhức mũi do viêm xoang, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng đi kèm như sốt, thở khò khè,…

3. Viêm mũi họng (cảm lạnh)

Viêm mũi họng (cảm lạnh) là tình trạng viêm cấp tính ở cổ họng và niêm mạc mũi do rhinovirus. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh và có thể thuyên giảm sau 2 tuần.

Tuy nhiên tình trạng viêm ở mũi họng có thể gây nghẹt mũi, đau nhức cánh mũi, ho, đau họng,… 

Viêm mũi họng (cảm lạnh)
Cảm lạnh gây viêm ở vùng mũi và làm phát sinh các triệu chứng như nghẹt mũi, đau mũi, chảy nước mũi,…

4. Chấn thương vật lý

Sống mũi có thể bị đau nhức và viêm do chấn thương vật lý trong quá trình sinh hoạt, làm việc và chơi thể thao. 

Tuy nhiên nếu nhận thấy vùng mũi sưng to, bầm tím, lệch sống mũi và chảy máu nhiều, bạn nên đến bệnh viện để được khắc phục. 

5. Polyp mũi

Polyp mũi xảy ra khi tế bào tăng sinh bất thường và tạo thành khối u lành tính. Tuy nhiên theo thời gian, khối u này có thể phát triển lớn, gây chặn đường thở và làm gián đoạn quá trình dẫn lưu.

Polyp mũi
Polyp có thể khiến mũi bị đau nhức do dịch nhầy ứ trong bên trong các xoang

Gợi ý: Các cách chữa viêm xoang bằng mật ong an toàn, lành tính

6. Cấu trúc mũi bất thường

Cấu trúc mũi bất thường có thể là nguyên nhân khiến mũi bị đau nhức và sưng viêm. Trong đó lệch vách ngăn mũi là dị dạng về cấu trúc thường gặp nhất. 

7. Côn trùng cắn

Nguyên nhân có thể là do côn trùng cắn. Nọc độc từ các loại côn trùng có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể và gây ra các triệu chứng nói trên.

Cách khắc phục tình trạng đau nhức mũi

Việc đau nhức mũi có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý giúp giảm đau nhức mũi khá tốt, người bệnh có thể tham khảo qua:

  • Chườm khăn ấm
  • Xông mũi với gừng tươi
  • Sử dụng kem làm dịu da
  • Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý (NaCl 0.9%)
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm
  • Tắm nước ấm
  • Sử dụng thuốc giảm đau – Acetaminophen
Cách khắc phục triệu chứng đau nhức mũi
Tắm nước ấm có thể làm giảm các triệu chứng như đau vùng mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, thở khò khè,…

Tham khảo thêm: 7 Cây Thuốc Nam Trị Viêm Xoang Sàng Hiệu Quả An Toàn

Bị đau nhức mũi khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp viêm xoang, cảm lạnh và viêm mũi dị ứng đều có thể tự thuyên giảm nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu viêm xoang xảy ra do nhiễm vi khuẩn, bạn cần tiến hành thăm khám để dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Bị đau nhức mũi – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tìm gặp bác sĩ khi sống mũi bị đau kèm theo hiện tượng chảy mủ/ máu, sốt cao, khó thở,…

Khi có các triệu chứng này, bạn cần đến gặp bác sĩ nhanh chóng: 

  • Dịch tiết từ mũi có chứa mủ hoặc máu
  • Thường xuyên bị hoa mắt
  • Chảy máu cam
  • Sốt cao
  • Khó thở
  • Mất khứu giác hoàn toàn
  • Sờ vào mũi có cảm giác cộm
  • Cảm thấy áp lực đè nén lên hốc mặt, trán và mũi

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng lâm sàng và chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán trước khi đưa ra phương pháp điều trị.

Bị đau nhức ở sống và 2 bên cánh mũi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm khi điều trị tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ để tiến hành các chẩn đoán cần thiết. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thuốc hít trị viêm xoang là gì? Loại nào tốt nhất?

Thuốc hít trị viêm xoang thường được kê đơn cùng với các loại thuốc nhỏ mũi hay thuốc uống nhằm…

chữa viêm xoang bằng cây lược vàng Cách chữa viêm xoang bằng cây lược vàng – Thần dược

Cách chữa viêm xoang bằng cây lược vàng là giải pháp dân gian được đánh giá là lành tính và…

Chữa viêm xoang bằng lá trầu không – Đơn giản hiệu quả không ngờ

Chữa viêm xoang bằng lá trầu không thích hợp cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Khi thực…

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Bệnh viêm xoang là tình trạng viêm và nhiễm trùng khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến một hoặc…

viêm xoang mũi có mùi hôi Viêm xoang mũi có mùi hôi – Nguyên nhân và cách xử lý

Viêm xoang mũi có mùi hôi gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống. Bài viết dưới…

Chia sẻ
Bỏ qua