Viêm Xoang Trán: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm xoang trán đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng làm gia tăng áp lực lên vùng trán và thái dương. Người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

Viêm xoang trán là gì?

Viêm xoang trán là gì?
Hình ảnh về bệnh viêm xoang trán

Viêm xoang trán là một thể điển hình của bệnh nhiễm trùng xoang. Bệnh lý này xảy ra khi có dịch nhầy tiết ra quá mức tại các xoang sau mũi, mắt, trán và má. Điều này gây ra tình trạng tắc nghẽn và tạo nhiều áp lực lên vùng trán và thái dương.

So với các thể viêm xoang khác thì viêm xoang trán được đánh giá nghiêm trọng hơn cả. Bởi bệnh có thể gây ảnh hưởng nội sọ và làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Viêm xoang trán được chia ra thành 2 dạng:

  • Dạng cấp tính: Triệu chứng của bệnh kéo dài dưới 6 tuần. Dịch tiết hô hấp thường có màu sắc lạ kèm theo các triệu chứng nghẹt mũi và đau nhức vùng trán.
  • Dạng mãn tính: Các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng trên 6 tuần và có xu hướng tái phát nhiều lần. Người bệnh thường nghẹt mũi, đau nhức hốc mắt, sưng phồng vùng trán…

Xem thêm:Viêm xoang hàm do răng: Nguyên nhân gây ra bệnh và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang trán

1. Dị ứng

Rất nhiều trường hợp, sự tích tụ dịch nhầy ở trong xoang trán là do mũi tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng. 

Lúc này, các triệu chứng viêm xoang trán có thể kèm với triệu chứng viêm mũi dị ứng. Ví dụ như chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt tắc mũi, dịch nhầy màu và mùi bất thường…

Dị ứng
Bệnh viêm xoang trán có thể bắt nguồn từ nguyên nhân dị ứng với các yếu tố dị nguyên

2. Viêm xoang trán do nhiễm virus

Trong rất nhiều trường hợp, bệnh viêm xoang trán kích hoạt là do cơ thể bị virus tấn công. Thường gặp nhất là sau một đợt cảm lạnh. 

3. Nhiễm khuẩn cũng là một nguyên nhân

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc hệ miễn dịch suy yếu do phải đối phó với đợt virus tấn công trước đó. Đồng thời vào lúc này các hốc xoang ở vùng trán và mũi cũng dễ bị tổn thương hơn.

Trong trường hợp thời gian bị nhiễm trùng kéo dài nhiều hơn 10 – 14 ngày thì tác nhân đứng đằng sau tình trạng viêm xoang trán có nguy cơ cao là nhiễm khuẩn.

4. Polyp mũi dẫn đến viêm xoang trán

Polyp mũi là một khối u mềm không gây đau và không phải là ung thư. Nó có thể xuất hiện ở niêm mạc của mũi hay xoang. Khối u này được cho là có liên quan tới bệnh viêm xoang trán.

Theo nghiên cứu, polyp mũi có thể phát triển do nhiều nguyên nhân. Điển hình như nhiễm trùng tái phát nhiều lần, dị ứng với thuốc và chất kích thích.

5. Lệch vách ngăn mũi

Vách ngăn mũi chính là 1 bức tường mỏng được hình thành bởi mô và sụn. Nó làm nhiệm vụ phân chia khoang mũi thành 2 khoảng không gian với kích thước đồng đều.

Lệch vách ngăn mũi
Lệch vắt ngăn mũi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang trán

Lệch vách ngăn mũi có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như khó thở, tắc nghẽn dịch nhầy, nhiễm trùng, viêm xoang trán.

Triệu chứng của viêm xoang trán

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm xoang trán là gây đau nhức ở vùng quanh mắt hoặc trán. Đau thường xuất hiện ở trên ổ mắt, đau nhức dọc theo cung lông mày sang 2 bên thái dương.

Một số trường hợp đau nhức còn kèm theo chảy nước mắt. Khi người bệnh vận động con người thì mắt cũng cảm thấy đau.

Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng:

  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ho
  • Đau họng
  • Khứu giác giảm
  • Mệt mỏi
  • Đau khắp người
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38.5°C
Triệu chứng của viêm xoang trán
Bệnh viêm xoang trán có thể gây sốt nếu nguyên nhân là do virus

Viêm xoang trán có nguy hiểm không? Có lây không?

Theo nhận định từ các nhà nghiên cứu thì viêm xoang trán là thể bệnh nhiễm trùng xoang nguy hiểm nhất. Bởi bệnh rất dễ gây ra các biến chứng nội sọ. Điển hình như viêm màng não, viêm não, viêm ngoài màng cứng, áp xe não hay huyết khối tĩnh mạch xoang hang.

Các biến chứng nội sọ này có thể khiến người bệnh bị rối loạn ý thức hay có các biểu hiện của thần kinh khu trú. Trường hợp không điều trị kịp thời thì sẽ có khả năng cao để lại di chứng thần kinh và thậm chí là tử vong.

Nhiều người còn thắc mắc không biết bệnh lý này có lây không? Các chuyên gia cho biết, viêm xoang trán nói riêng và viêm xoang nói chung là bệnh lý có lây nhiễm. Trong đó với trường hợp nguyên nhân là do virus thì khả năng lây nhiễm cho người khác là tương đối cao. 

Tham khảo thêm: 10 cách chữa viêm xoang hàm tại nhà đơn giản, nhanh chóng

Cách chẩn đoán viêm xoang trán

Cách chẩn đoán viêm xoang trán
Bác sĩ cần thăm khám và đưa ra chẩn đoán trước khi lựa chọn giải pháp điều trị bệnh
  • Nội soi mũi: Được chỉ định phổ biến trong trường hợp bệnh viêm xoang trán kéo dài hoặc có xu hướng tái phát nhiều lần. 
  • Xét nghiệm hình ảnh: Việc chụp CT hay MRI đều là giải pháp hữu hiệu giúp bác sĩ nhìn thấy rõ được tình trạng nhiễm trùng xảy ra bên trong hốc xoang. 

Cách điều trị bệnh viêm xoang trán

1. Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê toa. Điển hình như Ibuprofen và Acetaminophen.

Một số loại thuốc được dùng có thể là:

  • Thuống làm thông mũi
  • Thuốc kháng histamine
  • Corticosteroid
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc co mạch giảm phù nề

2. Điều trị ngoại khoa

Khi việc điều trị bằng thuốc thường không đáp ứng. Một số trường hợp khác thì bệnh có thể liên quan đến vấn đề polyp mũi hay lệch vách ngăn mũi. Trong tất cả các trường hợp này thì điều trị ngoại khoa là rất cần thiết.

Điều trị ngoại khoa
Với các trường hợp viêm xoang trán do giải phẫu bất thường thì cần điều trị ngoại khoa

3. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà

  • Chườm khăn ấm lên mũi xoang và vùng bị đau nhức. 
  • Nên dùng dung dịch nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng để rửa mũi. 
  • Ấn nhẹ vào các điểm áp lực xoang. Nên bắt đầu tại khu vực giữa sống mũi và 2 mắt. Cần day nhẹ khoảng 1 phút rồi mới thả ra. 
  • Nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn thịt đỏ, đồ chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn… 
  • Giữ ấm cho cơ thể là điều nên làm, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh. 

Gợi ý: Polyp xoang hàm: Nguyên nhân và hình ảnh nhận biết

4. Áp dụng các mẹo tự nhiên

– Sử dụng cây ngũ sắc:

  • Chuẩn bị 1 nắm cây ngũ sắc đem ngâm nước muối loãng 10 phút rồi rửa sạch lại.
  • Cho vào cối giã nát, thêm 1 ít nước sôi nguội vào khuấy đều rồi vắt lấy nước cốt
  • Vệ sinh mũi xoang bằng nước muối sinh lý rồi dùng bông y tế thấm vào nước cốt cây ngũ sắc
  • Nhét bông vào 1 bên mũi, để cố định 3 phút thì tháo ra rồi hỉ nhẹ.
  • Duy trì 2 lần/ ngày.

– Mẹo từ mật ong và tỏi:

  • Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi đem lột vỏ rồi rửa sạch, để ráo
  • Cho vào cối giã nát sau đó cho ra bát trộn cùng mật ong theo tỉ lệ 1:1
  • Dùng nước ấm vệ sinh mũi sau đó sử dụng tăm bông chấm vào hỗn hợp vừa chuẩn bị
  • Thoa đều vào hốc mũi rồi để nguyên khoảng 5 phút và vệ sinh mũi lại
Áp dụng các mẹo tự nhiên
Mẹo chữa từ mật ong và tỏi có thể giúp khắc phục triệu chứng bệnh viêm xoang trán

– Xông mũi bằng nước sắc cây giao:

  • Cần chuẩn bị 1 nắm cây giao tươi, đem rửa thật sạch rồi cắt thành khúc ngắn.
  • Đun sôi 1.5 lít nước, cho cây giao vào đun thêm 15 phút trên lửa nhỏ.
  • Đổ nước ra tô lớn và dùng xông hơi vùng mũi họng khoảng 20 phút.

Biện pháp phòng ngừa viêm xoang trán

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất dị nguyên.
  • Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày. 
  • Trường hợp bị cảm cúm hay mắc các bệnh hô hấp thì bạn cần sớm điều trị dứt điểm.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống và sinh hoạt điều độ. 
  • Nên tiêm ngừa cảm cúm mỗi năm, tránh nơi đông đúc, giữ ấm cho cơ thể.
  • Tuyệt đối không để tình trạng nghẹt tắc mũi kéo dài, không dùng thuốc xịt nhỏ mũi bừa bãi. 

Viêm xoang trán là bệnh lý nghiêm trọng cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Tốt nhất hãy chủ động thăm khám và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp dự phòng để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần và tiến triển mãn tính.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:29 - 29/12/2023 - Cập nhật lúc: 10:42 - 29/12/2023
Chia sẻ:
Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng dịch nhầy trong mũi, không tốt cho người viêm xoang Bị bệnh viêm xoang nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Viêm xoang được xếp trong nhóm bệnh về tai - mũi - họng. Bởi các bộ phận này có mối…

Chữa viêm xoang bằng lá trầu không – Đơn giản hiệu quả không ngờ

Chữa viêm xoang bằng lá trầu không thích hợp cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Khi thực…

viêm xoang đau sau gáy Viêm xoang đau sau gáy và những điều cần lưu ý

Viêm xoang đau sau gáy là một trong những triệu chứng có thể gặp khi bị viêm xoang. Tình trạng…

bị viêm xoang có nâng mũi được không Bị viêm xoang có nâng mũi được không? Có nguy hiểm?

Viêm xoang có nâng mũi được không? Đây là thắc mắc của nhiều người bởi nâng mũi hiện đang là…

Lệch vách ngăn mũi là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị

Lệch vách ngăn mũi là một loại rối loạn thể chất gây ảnh hưởng đến vùng mũi, vách ngăn mũi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua