Viêm xoang hàm do răng – Cơ chế gây bệnh và cách trị
Viêm xoang hàm do răng là bệnh lý khá thường gặp ở người lớn. Không được điều trị kịp thời, biến chứng của bệnh có thể dẫn đến viêm đa xoang và viêm thần kinh thị giác (gây mù lòa).
Xoang hàm và chức năng
Xương hàm gồm có xương hàm trên và dưới. Chúng nằm ở phía trước và phần dưới của hộp sọ. Bên trong xương hàm rỗng. Những khoảng trống này gọi xoang. Xoang hàm được bao phủ bởi lớp niêm mạc.
Nhờ cấu tạo này, chúng ta có thể đi đứng nhẹ nhàng và giữ thăng bằng tốt. Bên cạnh đó, đốt sống cổ cũng chịu áp lực vừa phải. Ngoài ra, các xoang hàm còn góp phần quan trọng khi phát âm. Các xoang này còn làm nhiệm vụ sưởi ấm không khí trước khi chúng vào khoang mũi đến khí quản và phổi.
Xem thêm:Các loại viêm xoang nào thường gặp và những thông tin cần biết
Cơ chế hình thành viêm xoang hàm do răng
Nguyên nhân phổ biến nhất là do răng. Bởi đây là hai thành phần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các răng này cách xoang hàm bằng một lớp xương mỏng. Răng số 6, 7 và 8 của hàm trên có chóp rất gần với đáy xoang và cũng là vị trí thường bị viêm nhiễm nhất.
Khi bị sâu răng, khoan chỉnh hoặc nhổ răng không đúng cách, tình trạng nhiễm trùng sẽ không chỉ ở răng mà còn lan đến các xoang hàm.
Với sự xuất hiện và làm tổ của vi khuẩn, lớp niêm mạc trong xoang hàm sẽ bị viêm nhiễm và gây ra tình trạng viêm xoang hàm.
Viêm xoang hàm dễ gặp ở người lớn. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này là:
- Bị nhiễm khuẩn quanh cuống răng.
- Răng khôn mọc ngầm.
- Tai biến do nhổ răng.
- Không điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng hoặc nhiễm trùng răng miệng.
Tham khảo thêm: Bị viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Biểu hiện viêm xoang hàm do răng
Dạng cấp tính
Biểu hiện thường gặp:
- Nhức đầu, sốt cao.
- Mất ngủ và suy kiệt cơ thể.
- Đau đầu có thể xuất hiện thành từng cơn.
- Cơn đau lan rộng từ vị trí răng bị hư đến hết hàm trên, xương hàm trên, mắt, thái dương và hết trán.
- Chảy dịch qua mũi. Lúc đầu dịch loãng. Sau đó nó bắt đầu nhầy, có mủ, màu vàng và mùi rất thối.
Dạng mạn tính
Các triệu chứng thường gặp:
- Thường xuyên bị nôn (do dịch mũi quá thối).
- Thanh quản có thể bị viêm do nuốt phải dịch này.
- Tiêu chảy.
- Gặp thêm những vấn đề khác như: viêm đa xoang (xoang sàng và xoang trán), áp-xe mắt và viêm thần kinh thị giác.
- Không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng máu và mù lòa.
Gợi ý: Mổ viêm xoang có khỏi hẳn không? Thời điểm nào cần mổ?
Điều trị viêm xoang sàng do răng
Chụp X-quang là kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay trong chẩn đoán viêm xoang hàm do răng. Bệnh thường chỉ khu trú một bên xoang hàm. Do đó, khi nhìn phim, các bác sĩ sẽ so sánh tình trạng hai bên xoang và có thêm căn cứ đánh giá mức độ tổn thương.
Hướng điều trị bệnh đầu tiên là dùng kháng sinh và kháng viêm. Mục đích là giảm sưng, hạ sốt và bớt cảm giác đau nhức cho người bệnh. Khi các triệu chứng đã ổn định, các bác sĩ sẽ rửa xoang hàm. Mủ và dịch nhầy bị thối sẽ được tống ra ngoài. Tiếp đến là loại bỏ ổ viêm nhiễm.
Tùy vào thể trạng từng người và giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau.
Lưu ý điều trị viêm xoang hàm do răng
Cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống sao cho hợp lý. Hai yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, bạn cần hạn chế những món ăn cay nóng, dễ gây dị ứng, đồ lạnh, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Bệnh viêm xoang hàm do răng cần được kiểm tra và điều trị một cách có hệ thống. Bạn nên đến những cơ sở răng uy tín, tránh trường hợp xoang bị hở khi nhổ răng. Nếu lỡ bị hở hoặc chân răng bị đẩy vào xoang thì phải dùng kháng sinh. Bên cạnh đó, bạn phải kịp thời phẫu thuật để tránh tình trạng nhiễm trùng lây lan.
Có thế bạn quan tâm:
- Phác đồ điều trị viêm xoang – Nguyên tắc cần tuần thủ
- Viêm xoang trán có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!