Phác đồ điều trị viêm xoang mới nhất của Bộ Y Tế
Phác đồ điều trị viêm xoang cần được xây dựng và nghiên cứu cẩn thận để phù hợp với từng tình trạng bệnh. Tùy theo mức độ viêm xoang và các triệu chứng mà phác đồ mỗi người sẽ khác nhau
Phác đồ điều trị viêm xoang mới nhất hiện nay
Nguyên tắc cần tuân thủ khi điều trị viêm xoang
- Cải thiện các triệu chứng lâm sàng cho người bệnh.
- Bảo tồn tối đa cấu trúc mũi.
- Kiểm soát và loại bỏ các nguyên nhân gây nhiễm trùng xoang, chẳng hạn như nấm, vi khuẩn hay siêu virus.
- Giảm nguy cơ gặp biến chứng cho người bệnh
- Tiến hành điều trị song song các bệnh lý nền.
Xem thêm: 8+ Thuốc nhỏ mũi viêm xoang: Liều dùng, cách dùng và giá bán
Phác đồ điều trị viêm xoang cấp
1. Điều trị toàn thân
Thuốc kháng sinh
Trước khi chỉ định thuốc kháng sinh, bác sĩ cần xem xét về quá trình sử dụng nhóm thuốc này của bệnh nhân, ít nhất là trong 4 – 6 tuần gần nhất.
Trường hợp 1:
Viêm xoang ở mức độ nhẹ đến trung bình và trong 4 – 6 tuần gần nhất bệnh nhân không có sử dụng thuốc kháng sinh:
- Các thuốc gồm: Clavulanate/ Amoxicillin, Cefuroxime/ Cefpodoxime hoặc Cefdinir.
- Nếu người bệnh có tiền sử bị dị ứng với beta- lactam, cân nhắc thay thế bằng các loại thuốc Doxycycline và Macrolide cho người trưởng thành và Macrolide cho trẻ em.
Trường hợp 2:
Bệnh nhân bị nhiễm trùng viêm xoang ở mức trung bình và có sử dụng thuốc kháng sinh trong 4 – 5 tuần gần nhất, dùng một trong các thuốc: Amoxicillin/ clavulanate, Quinolone hoặc Ceftriaxone.
Thông thường, sau 72 giờ đầu tiên được điều trị bằng phác đồ kháng sinh, bệnh nhân sẽ được đánh giá kết quả. Khoảng 80% bệnh nhân bị viêm xoang do nhiễm trùng đáp ứng được với thuốc kháng sinh.
Thuốc corticoid đường uống
Thuốc corticosteroid toàn thân được chỉ định cho những trường hợp bị viêm xoang nặng, không đáp ứng được với thuốc dạng xịt.
Một số loại thuốc thuộc nhóm Corticoid đường uống bao gồm:
- Prednisolon
- Methylprednisolon
- Dexamethason…
Thuốc làm tan đàm nhầy
Thuốc long đờm Guaifenesin có thể được chỉ định để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, xổ mũi cho bệnh nhân bị viêm xoang.
Thuốc kháng histamin
Thuốc có tác dụng ức chế giải phóng histamin là chất trung gian có trong phản ứng viêm, từ đó ngăn chặn phản ứng dị ứng, làm giảm mức độ nghiêm trọng của viêm xoang.
Các thuốc kháng histamin có thể được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm xoang cấp bao gồm: Loratadine, Desloratadine hay Fexofenadine.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Nhóm thuốc này được chỉ định cho các trường hợp bị đau đầu, đau nhức mũi hoặc có biểu hiện nóng sốt trên 38 độ.
- Aspirin
- Acetaminophen
- Ibuprofen
- Naproxen…
Các thuốc trên được sử dụng lặp lại sau mỗi 4 giờ nếu bệnh nhân bị sốt trở lại.
>> Gợi ý: 9 Cách Trị Viêm Xoang Bằng Phương Pháp Dân Gian Đơn Giản
2. Điều trị tại chỗ
Rửa mũi
Bệnh nhân được hướng dẫn rửa mũi thường xuyên với nước muối sinh lý. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm loãng dịch nhầy bên trong xoang mũi, tạo điều kiện để dẫn lưu dịch dễ dàng.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi rửa mũi.
- Đổ nước muối sinh lý vào bình, lấy 1 cái chậu nhỏ hứng sẵn ở bên dưới.
- Nghiêng đầu 1 góc khoảng 45 độ. Đưa đầu bình xịt vào lỗ mũi phía trên và bóp nhẹ để đẩy nước muối từ từ tiến vào bên trong cuốn theo dịch mũi và tạp chất bên trong chảy ra ngoài.
- Đổi bên, thực hiện thao tác rửa mũi tương tự cho bên mũi còn lại
- Sau khi rửa mũi cho cả hai bên, xì nhẹ để đẩy dịch nhầy còn sót lại.
- Lặp lại thao tác rửa mũi 2 – 5 lần/ngày.
Thuốc corticoid dạng xịt
Các thuốc xịt mũi chữa corticosteroid có tác dụng tại chỗ khi tiếp xúc với niêm mạc mũi xoang, thuốc sẽ phát huy tác dụng làm giảm tiết dịch, giảm hiện tượng sưng và phù nề ở niêm mạc.
Thuốc corticosteroid dạng xịt bao gồm các thuốc kê toa và không kê toa như: Naphazoline, Triamcinolone, Phenylephrine, Flunisolide, Chlorzoxazone…
Thuốc co mạch, chống sung huyết mũi
Bao gồm Oxymethazolone hay Xylomethazoline. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm sung huyết mũi, giảm sưng niêm mạc, giúp đường thở thông thoáng.
>> Tham khảo thêm: Các loại thuốc trị viêm xoang được tin dùng hiện nay
3. Chăm sóc, theo dõi và điều trị viêm xoang cấp tại nhà
- Xông mũi: Dùng nước nóng để xông mũi mỗi ngày 2 – 4 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
- Uống nhiều nước: Bệnh nhân cần uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy, giữ ẩm và hạn chế kích ứng..
- Tránh các tác nhân gây dị ứng: Phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá, lông thú,…
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, trái cây và rau xanh để cải thiện khả năng miễn dịch.
- Giữ ấm cơ thể: Vào mùa lạnh hay những ngày thời tiết giao mùa, bệnh nhân nên mặc đủ ấm.
Phác đồ điều trị viêm xoang mãn tính
Các phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định để điều trị bệnh viêm xoang bao gồm:
1. Phẫu thuật nội soi
Phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang được tiến hành dựa trên một số yếu tố quan sát như:
- Thấy rõ được vị trí lỗ thông mũi xoang có biểu hiện bất thường gây cản trở dẫn lưu xoang.
- Chít hẹp lỗ ngạch phức hợp.
- Niêm mạc mũi xoang bị tổn thương nghiêm trọng.
- Chức năng hoạt động của hệ thống lông chuyển bị mất làm ảnh hưởng đến khả năng dẫn lưu dịch trong xoang.
Với phương pháp phẫu thuật xoang mũi bằng nội soi, bệnh nhân ít bị mất máu và có thời gian bình phục nhanh hơn, không phải nằm viện quá lâu.
2. Phẫu thuật xoang mở
Thường được áp dụng là phương pháp Caldwel-Luc. Bác sĩ tiến hành mở xoang bị bệnh, điều chỉnh lại vách ngăn mũi bị vẹo, làm sinh thiết xoang, đồng thời tiến hành mở lỗ dẫn lưu từ xoang bị bệnh vào hốc mũi.
3. Theo dõi, điều trị sau phẫu thuật
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong 1 – 2 tuần để chống nhiễm trùng, giúp vết mổ nhanh lành
- Dùng thuốc co mạch, corticosteroid toàn thân hoặc thuốc xịt
- Rửa xoang mũi bằng nước muối sinh lý
- Sau 24 giờ bác sĩ rút merocel được đặt trong mũi khi phẫu thuật.
Tiên lượng bệnh và các biến chứng có thể gặp
Bệnh viêm xoang cấp tính có tiên lượng khá tốt. Theo thống kê khoảng 70% bệnh nhân bị viêm xoang trong giai đoạn cấp có thể thuyên giảm các triệu chứng sau một thời gian mà không cần trải qua điều trị.
Một số ít trường hợp, bệnh nhân điều trị không đúng cách, không được điều trị sớm dẫn đến các biến chứng như:
- Ở đường hô hấp: Viêm VA, Polyp mũi, viêm amidan, viêm phế quản cấp và mãn tính, hen suyễn, viêm họng mãn tính.
- Ở tai: Viêm tai giữa
- Biến chứng ở não: Đau đầu kinh niên, viêm não, viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch hang.
- Ở mắt: Viêm dây thần kinh thị giác, viêm túi lệ, viêm giác mạc, viêm mí mắt, viêm tấy ổ mắt…
- Ở xương: Viêm cốt xương, viêm tủy xương, cốt mạc xương trán bị áp xe.
Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần nghiêm chỉnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị viêm xoang của bác sĩ. Tiến hành thăm khám định kỳ để theo dõi được kết quả và thay đổi phương pháp chữa trị cho phù hợp hơn với từng giai đoạn bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Chi phí mổ viêm xoang như thế nào? – Bảng giá chi tiết
- Bệnh viêm xoang có di truyền không? Cách phòng ngừa như thế nào?
- Chữa viêm xoang tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 bao lâu thì khỏi?
Bình luận (37)
Nhờ bác sĩ nhắn cho tôi, tôi cần tư vấn qua sđt sau
Mẹ tôi bị xoang mũi gần chục năm thì dùng liệu có ăn thua gì k? Bà cũng từng mổ xoang rồi mà vẫn k khỏi nên em cũng phân vân chả biết nên đưa bà qua trung tâm thuốc dân tộc chữa k