Nhiệt Miệng Tái Đi Tái Lại: Nguyên Do và Cách Chữa Tận Gốc

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần không chỉ gây đau rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thông thường, vết loét nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần và ít khi tái phát trở lại. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp gặp phải tình trạng nhiệt miệng hay tái phát mà không rõ nguyên do. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này mà chưa biết nên làm gì thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

Bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần do đâu? 

Nhiệt miệng là bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ em, người lớn, người cao tuổi… Nhiệt miệng chia thành nhiều giai đoạn, khởi đầu với vài nốt viêm đỏ hơi cộm trên niêm mạc miệng. Sau vài ngày thành vỡ ra, tạo thành ổ hoại tử và phát triển thành các ổ loét có kích thước nhỏ hơn 10mm, viền màu đỏ, lòng màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, đau nhiều khi nói chuyện, tiếp xúc với đồ ăn.

Bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh
Bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh

Thông thường, một người bình thường bị nhiệt miệng nhiều nhất là 2 – 3 lần/năm. Thế nhưng cũng có những trường hợp, vết loét nhiệt miệng lành lại nhưng hay tái xuất hiện, tần suất xuất hiện cũng thường xuyên hơn, xảy ra liên tục khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một số nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần là do:

  • Do thói quen chăm sóc răng miệng: Chăm sóc răng miệng chưa đúng cách, sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chưa phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu, những người sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa SLS (Sodium Lauryl Sulfate) có nguy cơ bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần hơn các đối tượng khác. 
  • Do chức năng gan suy giảm: Suy giảm chức năng gan cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần. Lúc này, gan không thể đào thải hết độc tố trong cơ thể ra ngoài, gây tích nhiệt độc, nóng trong, dẫn đến nhiệt miệng, nổi mụn nhọt, vàng da, vàng mắt, mẩn ngứa… 
  • Do căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress, áp lực cũng là những đối tượng hay bị nhiệt miệng và bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần.
  • Do hệ miễn dịch suy giảm: Những người hệ miễn dịch yếu do di truyền, suy giảm miễn dịch do chế độ dinh dưỡng hoặc do bệnh lý thường bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần, lòng vết loét sâu và lâu lành hơn so với các đối tượng khác. 
  • Do bệnh lý: Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu hoặc các bệnh như hội chứng ruột kích thích, đau dạ dày, viêm đại tràng, bệnh tự miễn, HIV/AIDS… cũng là yếu tố thúc đẩy khiến bệnh nhiệt miệng hay tái phát ở nhiều người. 
  • Do chế độ dinh dưỡng: Nhiệt miệng hay tái phát đôi khi cũng liên quan đến chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, hay ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hoặc có liên quan đến chế độ ăn thiếu cân đối, dẫn đến thiếu vitamin C, vitamin B12, vitamin B2, B3 hoặc sắt, kẽm…
  • Nguyên nhân khác: Nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần có thể do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài, rối loạn nội tiết tố, đường ruột không dung nạp Gluten… 

Nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần có nguy hiểm không? 

Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính thường gặp, không có biện pháp điều trị chuyên biệt, chỉ có thể điều trị làm giảm triệu chứng, giảm đau rát khó chịu cho người bệnh. Nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần và không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần lại khiến:

  • Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, điều này gây ra tình trạng ăn uống không ngon miệng, vết loét thường xuyên đau rát, khó chịu khi bị thức ăn kích thích. Người bệnh không thể ăn được những món mình thích, dẫn đến chán ăn, không muốn ăn. Lâu ngày gây uể oải, mệt mỏi, suy nhược tinh thần, thiếu hụt dưỡng chất, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. 
  • Nhiệt miệng hay tái phát không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây nhiều khó khăn trong giao tiếp. Do khi nói chuyện, vết loét dễ bị kích thích gây đau nhức, đặc biệt là với người bị nhiệt miệng ở lưỡi. Điều này ảnh hưởng nhiều đến công việc và giao tiếp của người bệnh. Đôi khi còn khiến họ trở nên khó tính, hay cáu gắt, mệt mỏi… 

Nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và đời sống tinh thần của người bệnh. Nếu trên miệng bạn có vết loét thường xuyên xuất hiện, tái đi tái lại ở một vị trí thì rất có thể đây không phải là bệnh nhiệt miệng mà là dấu hiệu của ung thư lưỡi hoặc ung thư miệng.

Các vết loét do ung thư lưỡi thường có màu vàng, màu trắng xen lẫn màu đen, hay bị chảy máu, kéo dài trong nhiều tháng hoặc đôi khi lành đi nhưng lại xuất hiện ở ngay vị trí đã bị trước đó.

Xem thêm: Uống Kháng Sinh Gây Nhiệt Miệng và Cách Xử Trí Hiệu Quả

Cách chữa tận gốc nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần 

Nếu bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần, hẳn bạn đã thử áp dụng nhiều loại thuốc bôi, nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị mà không thể điều trị dứt điểm được căn bệnh này. Để điều trị nhiệt miệng, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị sau:

1. Sử dụng thuốc Đông Y 

Theo Đông Y, nhiệt miệng là do nhiệt độc tích tụ hoặc ngoại tà hóa nhiệt. Do đó, nếu không giải nhiệt, dưỡng âm, chống viêm, làm mát cơ thể thì rất khó để điều trị dứt điểm. Tùy theo chứng bệnh, nguyên nhân mà Đông Y có các bài thuốc điều trị phù hợp.

Thuốc Đông Y được đánh giá cao về hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần
Thuốc Đông Y được đánh giá cao về hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần

Khi bị nhiệt miệng do nóng trong, người bệnh thường có các triệu chứng như trằn trọc, khó ngủ, người nóng, khô họng, hay khó chịu, hơi thở nóng, hay táo bón, nước tiểu sẫm màu… Để điều trị các triệu chứng này, Đông Y có các bài thuốc thanh nhiệt, chống viêm, dưỡng âm, tăng cường sức đề kháng, có thể kể đến như:

  • Bài thuốc thanh vị nhiệt, dưỡng âm, chống viêm: Cỏ mực, rau má, bồ công anh, sài đất, đinh lăng mỗi vị 20g; đương quy, hoàng cầm, chi tử, thục địa, liên kiều mỗi vị 12g; cam thảo đất, mướp đắng, tang diệp mỗi vị 16g. Lấy tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sắc với nước trong ấm chuyên dụng, thấy cô cạn thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống, dùng mỗi ngày 1 thang. 
  • Bài thuốc thanh nhiệt, tăng cường đề kháng: Cỏ mực 20g; cát căn 20g; liên kiều, hoàng bá, thược dược, sinh địa mỗi vị 12g; ngân hoa, tri mẫu, hồng hoa, đại táo, trần bì, trúc diệp mỗi vị 10g. Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc với nước, dùng ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống. 
  • Bài thuốc thanh nhiệt, lương huyết cho người bụng đầy trướng, loét miệng, lợi sưng đau, dễ chảy máu: Cát căn 20g, đinh lăng 20g; sâm đại hành, mạch môn, thiên môn mỗi vị 16g; liên kiều, chi tử, sinh địa, huyền sâm, sài hồ mỗi vị 12g; đào nhân, trần bì, hồng hoa mỗi vị 10g. Cho các nguyên liệu vào âm, sắc với nước uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống. 
  • Bài thuốc thanh nhiệt, chống viêm, trị nhiệt miệng gây đau xót, sốt, tiểu tiện đỏ nhưng lượng ít: Cỏ mực 20g, rau má 20g, cam thảo đất 16g, tang diệp 16g, thục địa 12g, sài hồ 12g, trúc diệp 10g, hoàng liên 10g. Cho các nguyên liệu vào ấm sắc với nước, mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 3 lần uống. 

Cần lưu ý rằng, nếu muốn sử dụng thuốc Đông Y để chữa nhiệt miệng, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn cần thăm khám tại các thầy thuốc có giấy phép hành nghề rõ ràng, có trình độ chuyên môn cao. Không nên tự ý bốc thuốc và sử dụng, thuốc Đông Y mặc dù có độ an toàn cao nhưng hiệu quả tương đối chậm, còn tùy thuộc vào thể trạng và bệnh chứng của từng người mà điều chỉnh các vị thuốc và liều lượng phù hợp. 

2. Thăm khám bác sĩ 

Nếu không thích sử dụng thuốc Đông Y, với tình trạng bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám bác sĩ Tây Y để được chẩn đoán và điều trị. Đến nay, các nghiên cứu hiện đại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng, chỉ xác định được các yếu tố liên quan của căn bệnh này.

Tuy nhiên, thăm khám tại các bệnh viện lớn, uy tín sẽ giúp bạn tìm ra các bệnh lý có thể khiến bạn gặp phải tình trạng bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần. Đặc biệt, thông qua các xét nghiệm chuyên khoa, chúng ta có thể sớm nhận biết liệu các vết loét ở miệng, lưỡi là do nhiệt miệng hay là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư miệng, ung thư lưỡi… 

3. Áp dụng biện pháp dân gian 

Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể thử áp dụng các biện pháp dân gian giúp giảm đau, thúc đẩy làm lành vết loét nhiệt miệng tại nhà. Có thể kể đến như:

Dùng cỏ mực

  • Dùng 1 nắm cỏ mực tươi rửa sạch, giã nát lấy nước cốt
  • Thêm vào nước cốt cỏ mực 1 thìa mật ong, khuấy đều
  • Chấm hỗn hợp đã chuẩn bị lên vết loét, kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ngày. 

Dùng quả khế chua

  • Dùng 2 – 3 quả khế chua rửa sạch, cắt thành múi
  • Cho vào nồi, đun với 300 – 500ml nước, sau khi sôi thì đun thêm 5 phút
  • Tắt bếp, chờ nguội thì chắt lấy nước cho vào bình, đậy nắp, bảo quản tủ lạnh
  • Mỗi ngày lấy nước này ngậm súc miệng 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 5 phút. 

Dùng nha đam

  • Lấy 1 nhánh nha đam tươi, rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ
  • Giữ lại phần gel thịt, dùng gel nha đam xoa nhẹ nhàng lên vết loét nhiệt miệng
  • Kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày để thấy tình trạng nhiệt miệng được cải thiện. 

Phòng ngừa nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần 

Dù bạn áp dụng phương pháp điều trị nào, thì biện pháp phòng ngừa luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bạn cần kết hợp điều trị với các cách phòng ngừa dưới đây để tránh tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống. Các biện pháp này bao gồm:

1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Người bị nhiệt miệng không nên vì vết loét nhiệt gây đau rát khó chịu mà lơ là việc chăm sóc răng miệng. Lúc này, chúng ta cần chú trọng hơn vào việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và cần phải chăm sóc đúng cách. Tốt nhất nên:

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý, tốt nhất là thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày. Có thể việc súc miệng bằng nước muối ban đầu sẽ hơi đau rát nhưng nó giúp vết loét của chúng ta nhanh lành hơn.
  • Chải răng đều đặn 2 – 3 lần, nên kết hợp làm sạch răng miệng với chỉ nha khoa và nước súc miệng. Khi chọn nước súc miệng, kem đánh răng, cần tránh các sản phẩm có chứa SLS (Sodium Lauryl Sulfate). 
  • Chải răng nhẹ nhàng, cẩn thận bằng bàn chải lông mềm. Thăm khám nha khoa, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng. 
Sử dụng các loại bàn chải có lông mềm vừa phải khi bị nhiệt miệng
Sử dụng các loại bàn chải có lông mềm vừa phải khi bị nhiệt miệng

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa nhiệt miệng. Khi bị nhiệt miệng thường xuyên, bạn nên:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học, tăng cường sử dụng nhiều các thực phẩm tốt cho sức khỏe như sữa chua, rau ngót, rau má và các loại rau xanh khác.
  • Nếu chế độ dinh dưỡng trước không được cân đối, có nguy cơ thiếu vitamin C, vitamin B12, B2, B3, sắt, kẽm… thì có thể bổ sung qua các thực phẩm như bông cải xanh, dưa lưới, ớt chuông đỏ, sữa và sản phẩm từ sữa, rau có lá màu xanh đậm, cá ngừ, cá hồi, thịt bò, ức gà, cá mòi, gan động vật… 
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, bao gồm nước lọc và các loại nước tính mát tốt cho người nhiệt miệng
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm khô cứng, tính nóng, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều axit, các món ăn quá dai, quá ngọt chứa nhiều đường… để tránh khiến vết nhiệt miệng lâu lành. 

3. Thay đổi lối sống 

Bên cạnh thói quen chăm sóc răng miệng, chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần điều chỉnh một số lối sống như sau:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể.
  • Nên sắp xếp thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý. Cần hạn chế việc thức khuya, hay lo lắng, suy nghĩ, muộn phiền, học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas… vì chúng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần mà bạn có thể tham khảo. Với tình trạng này, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện y học hiện đại hoặc các bệnh viện, trung tâm y học cổ truyền uy tín, chất lượng đều được. Không nên chủ quan, lơ là với các vấn đề bất thường trong cơ thể của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cần phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng để có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng: Cách Phân Biệt và Chữa Trị
Nhiệt miệng và tay chân miệng là các bệnh lý thường gặp, rất dễ bị nhầm lẫn ở trẻ em.…
Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện
Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp…
Các món ăn từ rau ngót có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 5+ Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Ngon và Thanh Mát Cho Cơ Thể
Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp, có thể tự hết sau 7 - 14 ngày nhưng lại mang đến…
Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non là mẹo dân gian được nhiều người biết đến Chữa Nhiệt Miệng Bằng Lá Bàng Non Với Cách Dùng Hay Nhất
Bàng không chỉ có tác dụng làm cây che bóng mát mà còn là thảo dược đa công dụng trong…
chữa nhiệt miệng bằng C sủi Uống C Sủi Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Như Lời Đồn?

Uống C sủi chữa nhiệt miệng là một trong những cách chữa được nhiều người áp dụng. Viên uống C…

Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi Nhiệt Miệng Lâu Ngày Không Khỏi Do Đâu? Khắc Phục Sao?

Bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi không chỉ khiến người bệnh hay đau rát, khó chịu mà còn làm…

Tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng có thể liên quan đến nhiều yếu tố Thường Xuyên Bị Nhiệt Miệng và Giải Pháp Xử Lý Nhanh

Thường xuyên bị nhiệt miệng, các vết loét nhiệt miệng cứ lành rồi lại tái xuất hiện là tình trạng…

Nhiệt miệng uống thuốc gì? Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Giúp Hồi Phục Nhanh Chóng?

Các triệu chứng nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn uống, khó…

Trẻ hay bị nhiệt miệng thường có liên quan đến nhiều yếu tố Trẻ Hay Bị Nhiệt Miệng và Giải Pháp Chữa Trị, Ngăn Chặn

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, bao gồm cả người lớn lẫn trẻ em. Các vết…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua