4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện

Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp dụng do có thể hỗ trợ làm dịu vết nhiệt miệng và thúc đẩy làm lành vết loét nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng loại thực vật này để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam như thế nào an toàn, hiệu quả thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Công dụng chữa nhiệt miệng của nha đam

Nha đam hay lô hội thuộc họ xương rồng, nổi tiếng với vị ngọt đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, thông đại tiện. Loài cây này thường được Đông y và dân gian sử dụng để làm lành vết thương, chữa bệnh ngoài da, chữa đái tháo đường, táo bón, viêm loại dạ dày, trị sỏi niệu, đái tháo đường, mụn nhọt, giun đũa, bế kinh, đau bụng kinh…

Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Theo các nghiên cứu hiện đại, thành phần chủ yếu có trong nha đam là anthraglycozit. Trong nhựa nha đam có chứa các vitamin như vitamin B1, B2, B5, B6, vitamin A, C, E, acid folic, các nguyên tố vi lượng như Natri, kali, đồng, kẽm, crom, magie, mangan, sắt, photpho… Sở dĩ nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng là vì:

  • Trong nha đam các chứa nhiều nguyên tố vi lượng, acid amin, vitamin cùng các polysaccarit, mono-saccarit như glucose, xenlulo, xylose, aldopentose, acemannan, rhamnose… có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ làm lành vết thương
  • Chứa acid gamma linoleic, prostaglandin giúp giảm sưng, tiêu bầm, làm giảm triệu chứng dị ứng, giảm kích ứng, xoa dịu vết thương và tăng tốc độ hồi phục của các vết thương hở
  • Nha đam có chứa một lượng lớn nước, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố, tăng cường chức năng gan rất tốt cho người bị nhiệt miệng do nóng trong, sử dụng nhiều thực phẩm thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít uống nước dẫn đến sự xuất hiện của vết loét nhiệt miệng. 
  • Ngoài ra, nha đam còn có chứa các thành phần có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, gây tê, tiêu sưng, làm mát da, thanh nhiệt cơ thể… Từ đó hỗ trợ tạo điều kiện và thúc đẩy vết loét nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục, giảm đau rát, khó chịu khi bị nhiệt miệng cho người bệnh.

Nhìn chung, có thể thấy, nha đam quả thật có tác dụng trong việc làm dịu vết loét và hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể khi bị nhiệt miệng. Nham đam giàu vitamin, khoáng chất, có thể kích thích da tổng hợp collagen và elastin. Trong dân gian, nha đam là phương thuốc chữa lành da được đánh giá cao về hiệu quả, không chỉ trị nhiệt miệng mà còn có tác dụng tốt trong điều trị bỏng, mẩn ngứa, phồng rộp, côn trùng cắn, cháy nắng… 

Cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam hay, dễ thực hiện

Nha đam là loại cây quen thuộc, thường được chị em sử dụng để làm đẹp da, đẹp tóc. Đặc biệt, theo quan niệm dân gian, nha đam có đặc tính kháng khuẩn, sát khuẩn, làm lành các tổn thương trên da và niêm mạc nên có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng rất tốt. Sau đây là một số cách trị nhiệt miệng bằng nha đam đơn giản, dễ áp dụng mà bạn có thể tham khảo: 

 1. Thoa gel nha đam trị nhiệt miệng

Thoa trực tiếp gel nha đam lên vị trí vết loét nhiệt miệng cũng là một trong những cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam hay, đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng. Gel nha đam có đặc tính kháng khuẩn, sát khuẩn, bôi nhiều lần lên vết loét sẽ giúp giảm đau, hỗ trợ loại bỏ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, từ đó giúp người bệnh đỡ đau rát, khó chịu trong quá trình ăn uống, nói chuyện khi bị nhiệt miệng. Hơn nữa, việc thoa trực tiếp gel nha đam cũng sẽ giúp thúc đẩy làm lành vết loét, giúp vết thương nhanh chóng se lại.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 miếng nha đam rửa sạch, gọt vỏ, cạo bỏ phần xanh trên vỏ nha đam 
  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng, dùng phần gel thịt nha đam thoa trực tiếp lên vết loét
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày để giúp giảm sưng và thúc đẩy làm lành vết thương. 

2. Đắp nha đam trị nhiệt miệng 

Ngoài việc xoa trực tiếp gel nha đam lên vị trí vết loét, chúng ta cũng có thể đắp nha đam để trị nhiệt miệng. Đây là cách trị nhiệt miệng bằng nha đam theo phương pháp dân gian đơn giản, dễ thực hiện, rất phù hợp với những người bận rộn mà bạn có thể tham khảo. Nhìn chung, hiệu quả của cách làm này khá giống với cách trên.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nhánh nha đam, rửa sạch, lột bỏ vỏ, cạo đi phần xanh trên thị nha đam
  • Cắt thịt nha đam thành từng miếng mỏng, dùng miếng nha đam này đắp lên vết loét
  • Kiên trì thực hiện 3 lần/ngày để thấy vết loét nhiệt miệng giảm sưng đau và nhanh chóng se lại. 

3. Súc miệng bằng nha đam chữa nhiệt miệng

Song song với việc chữa nhiệt miệng bằng cách đắp hay thoa trực tiếp gel nha đam. Chúng ta có thể dùng nha đam làm nước súc miệng để trị nhiệt miệng và cải thiện các vấn đề về răng miệng như viêm nướu răng, viêm nha chu. Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, có thể phần nào loại bỏ được vi khuẩn gây hại trong răng miệng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời thúc đẩy hồi phục vết loét. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nhánh nha đam rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ, chỉ giữ lại phần gel thịt
  • Dùng thịt nha đam thu được xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ, vắt lấy nước cốt
  • Sử dụng nước này để ngậm súc miệng 20 – 30 giây, sau đó nhổ bỏ, có thể súc lại miệng với nước sạch hoặc không
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả. 

4. Bổ sung nha đam vào chế độ ăn, uống 

Những ngày thời tiết nắng nóng mà bị nhiệt miệng hoặc bị nhiệt miệng do ăn quá nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, dùng nhiều thực phẩm có tính nóng, bạn có thể uống nước ép nha đam hoặc bổ sung nha đam vào chế độ ăn uống của mình để giải nhiệt, làm mát cơ thể. Dùng nha đam để nấu chè, chưng với yến hoặc uống sinh tố, làm nước ép đều là những cách chế biến nha đam tốt cho sức khỏe.

Nước uống từ nha đam có thể làm mát cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Nước uống từ nha đam có thể làm mát cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng nha đam với liều lượng hợp lý, tuyệt đối không dùng cho người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, người đang sử dụng các thuốc điều trị nha thuốc lợi tiểu, chống rối loạn nhịp tim, chữa suy tim, lợi tiểu. Thận trọng khi dùng ở đường ăn/uống cho người mắc bệnh lý thận, người bệnh trĩ, bệnh nhân sau phẫu thuật… để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Một số lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng nha đam 

Chữa nhiệt miệng bằng nha đam là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và lựa chọn áp dụng do nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm, cách làm đơn giản, không quá phức tạp. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chữa nhiệt miệng với nha đam chỉ thích hợp với người mắc nhiệt miệng với vết loét nông, nhỏ, không quá nghiêm trọng, nếu vết loét sâu, nghiêm trọng, bạn nên thăm khám bác sĩ hoặc sử dụng các loại thuốc bôi để hỗ trợ điều trị
  • Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là phương pháp dân gian, do đó hiệu quả sẽ tương đối chậm, còn phụ thuộc vào cơ địa và cách thực hiện của mỗi người
  • Nha đam chỉ có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thận trọng khi sử dụng nha đam đường uống cho người đang dùng thuốc điều trị, người bị trĩ, tiểu đường, mắc bệnh tim mạch, bệnh thận, người mới phẫu thuật… 
  • Bên cạnh việc dùng nha đam chữa nhiệt miệng, bạn cũng nên điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng và thói quen chăm sóc răng miệng của mình sao cho phù hợp. Cần tránh các sản phẩm có chứa Sodium Lauryl Sulfate vì chúng khiến bạn dễ bị nhiệt miệng và làm bệnh nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần.

Chữa nhiệt miệng bằng nha đam là phương pháp dân gian có thể áp dụng được cho người lớn lẫn trẻ em vào những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian kiên trì mà không thấy hiệu quả, vết loét nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần và không có dấu hiệu se lại, bạn nên sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, rất có thể bạn không bị nhiệt miệng mà đang gặp vấn đề khác. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 16:53 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 10:10 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Mật ong thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Qua Cách Hay Từ Dân Gian

Nhiệt miệng là bệnh lành tính có thể tự khỏi sau 10 - 14 ngày. Tuy nhiên, để giảm tình…

Thuốc trị nhiệt miệng cho bé 10 Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng Cho Bé Có Hiệu Quả Hiện Nay

Nhiệt miệng không chỉ thường xuyên xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em. Có nhiều…

Nước uống trị nhiệt miệng tốt nhất 10 Loại Nước Uống Trị Nhiệt Miệng Thơm Ngon, Dễ Dùng

Sử dụng các loại nước uống có thể giúp làm mát cơ thể, bổ sung vitamin và khoáng chất, từ…

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng vết loét nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên, nhiều lần trong năm Nhiệt Miệng Mãn Tính: Nguyên Nhân và Liệu Pháp Chữa Trị

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét nhiệt miệng hay tái phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng…

Bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Hồi Phục Được Nhanh?

Nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì giúp nhanh hồi phục, tránh khiến các vết loét nhiệt miệng đau, khó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua