Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Có Hiệu Quả Thế Nào?

Trị nhiệt miệng bằng muối là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng do nguyên liệu quen thuộc, cách làm đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, việc dùng muối chữa nhiệt miệng cần lưu ý nhiều vấn đề vì nếu không sử dụng đúng cách, muối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khiến vết loét nhiệt miệng kéo dài lâu khỏi. 

Công dụng chữa nhiệt miệng của muối

Nhiệt miệng là tình trạng ở niêm mạc khoang miệng như môi, má, dưới lưỡi… xuất hiện các vết loét có kích thước đa dạng, thường kéo dài từ 10 – 14 ngày, gây đau rát khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, tuy nhiên đa phần thường liên quan đến các yếu tố như nhiễm khuẩn do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng, thiếu hụt chất tạo máu, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, căng thẳng stress kéo dài, bất thường ở hệ miễn dịch, do bệnh lý răng miệng…

Trị nhiệt miệng bằng muối là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng
Trị nhiệt miệng bằng muối là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng

Vết loét nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 10 – 14 ngày xuất hiện hoặc lâu hơn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để giảm đau rát khó chịu, giúp vết thương nhanh lành, chúng ta có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc các phương pháp dân gian. Với những vết loét nhiệt miệng nhỏ, mới xuất hiện, để thúc đẩy vết thương nhanh lành, nhiều người thường áp dụng cách trị nhiệt miệng bằng muối. Sở dĩ muối được sử dụng để hỗ trợ nhiệt miệng là do:

  • Muối, đặc biệt là muối biển có chứa một lượng lớn Natri, ngoài ra còn có đến 84 loại khoáng chất thiết yếu khác. Có thể kể đến như photpho, kẽm, sắt, kali, I ốt, mangan… 
  • Theo y học cổ truyền, muối vị mặn, tính hàn, có tác dụng tả hỏa, tư thận, lương huyết, thanh tâm, làm chặt răng lợi, giải độc, nhuận táo, làm thuốc dẫn… Thường được dùng để sát khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương, chữa đau răng, đau sưng họng, chảy máu chân răng, rối loạn tiêu hóa, táo bón… 
  • Theo dân gian, muối nổi tiếng với đặc tính sát khuẩn, kháng khuẩn kháng viêm, giải độc, có thể giúp ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn ở khoang miệng, giúp vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn. 

Trong khi đó, theo các nghiên cứu hiện đại, nước muối có 3 loại là nước muối đẳng trương (nước muối sinh lý), nước muối ưu trương (nước muối đậm đặc) và nước muối nhược trương. Trong đó, nước muối sinh lý có tác dụng cân bằng dịch thể của cơ thể với dịch tế bào của các loại vi khuẩn, giúp cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong miệng. Đồng thời hỗ trợ đẩy các vi khuẩn có hại ra ngoài miệng thông qua cơ chế rửa trôi, là loại nước muối được khuyên dùng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. 

Còn nước muối ưu trương là loại có nồng độ muối cao, đậm đặc, có tính háo nước cao, nồng độ muối càng cao thì càng háo nước. Loại này có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn, khi tiếp xúc với tế bào sống sẽ rút nước từ tế bào, khiến chúng bị biến dạng, tiêu nhỏ, bất hoạt thậm chí chết khô. Tuy nhiên, loại này được khuyến cáo là không nên sử dụng vì nó không chỉ tác động lên vi khuẩn mà còn tác động lên tế bào của cơ thể người. Đây là lý do những người gặp vấn đề về da ngâm nước muối đậm đặc sẽ thấy da trở nên khô nghiêm trọng. 

Cách dùng muối chữa nhiệt miệng

Muối là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của các gia đình, thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng nước muối cần tuân theo nhiều nguyên tắc nhất định, không thể sử dụng bừa bài để tránh gây hại cho cơ thể. Nước muối có tác dụng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng rất tốt. Đây cũng là lý do mà trong đại dịch Covid-19 vừa qua, chúng ta được khuyến cáo nên thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý, nước muối pha loãng để làm sạch miệng, họng, mũi… 

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên trị nhiệt miệng bằng muối như thế nào cho an toàn, hiệu quả thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Trị nhiệt miệng bằng nước muối tự pha

Muối là loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mọi gia đình. Hầu như nhà nào cũng có sẵn muối, do đó, dùng muối trị nhiệt miệng là cách hỗ trợ điều trị đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện mà hầu như ai cũng làm được. Phương pháp này có thể áp dụng được cho mọi đối tượng bị nhiệt miệng, từ trẻ em cho đến người già, phụ nữ mang thai.

Súc miệng với nước muối pha loãng có thể rửa trôi vi khuẩn, làm giảm lượng vi khuẩn có hại trong miệng, làm dịu và thúc đẩy quá trình hồi phục của vết loét nhiệt miệng. Không chỉ vậy, phương pháp này còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh lý về nha khoa, bệnh xảy ra ở đường hô hấp trên đáng kể. 

Nguyên liệu:

  • Muối biển
  • 80ml nước

Cách thực hiện:

  • Cho 1 – 2g muối biển vào nước ấm, khuấy đều cho tan
  • Đánh răng, sau đó súc miệng sạch sẽ để làm sạch các vụn thức ăn thừa
  • Dùng nước muối đã pha ngậm trong miệng vài phút, sau đó súc thêm 15 – 20 giây rồi nhổ bỏ. 

Bạn cũng có thể lấy 1 lít nước đun sôi để nguội, pha với 9g muối biển để thu được dung dịch nước muối có nồng độ 0.9%. Cho vào chai, bảo quản, dùng nước này súc miệng 2 – 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng nhiệt miệng và ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng. 

2. Trị nhiệt miệng bằng nước muối sinh lý 

Theo quy định của Bộ Y Tế, loại nước muối tốt nhất nên sử dụng cho cơ thể là nước muối sinh lý hay còn gọi là nước muối đẳng trương. Đây là dung dịch nước muối Nacl có tỷ lệ 0.9%, tương đương với 9g muối/1 lít nước. Sở dĩ nước muối có thành phần và tỷ lệ này được đánh giá là tốt nhất vì nó trùng với độ mặn của nước mắt, đồng thời lượng muối cũng phù hợp cho cơ thể, không gây tác động xấu cho tế bào của cơ thể. Nước muối sinh lý được bán rất phổ biến tại các nhà thuốc, bạn có thể dễ dàng mua và sử dụng.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể thúc đẩy hồi phục tổn thương do nhiệt miệng gây ra
Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể thúc đẩy hồi phục tổn thương do nhiệt miệng gây ra

Cách thực hiện:

  • Lấy một lượng vừa đủ nước muối sinh lý cho vào miệng, súc miệng ít nhất 30 giây
  • Sau đó nhổ ra, hớp ngụm thứ 2, lần này hãy cố gắng ngậm súc trong 60 giây để nước muối có thể phát huy tốt tác dụng
  • Sau đó, súc lại miệng với nước sạch để làm sạch miệng và loại bỏ lượng muối còn sót trong miệng. 

Chữa nhiệt miệng bằng muối có thật sự hiệu quả không?

Muối được chứng minh là có khả năng hút nước ra khỏi các mô miệng, tạo ra rào cản ngăn nước và các mầm bệnh xâm nhập vết thương và vùng cổ họng. Đến nay, các nghiên cứu và y học hiện đại vẫn ủng hộ việc sử dụng nước muối sinh lý để ngăn chặn virus, vi khuẩn, giảm nhiễm trùng, thúc đẩy làm lành vết loét nhiệt miệng, ngừa và giảm viêm họng… Được đánh giá là một phương pháp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh hữu hiệu với một số vấn đề về sức khỏe ở mức độ nhẹ. 

Nước muối có thể phát huy tốt tác dụng trong các trường hợp như:

  • Nhiệt miệng, viêm loét miệng, giúp làm dịu vết loét, thúc đẩy làm lành vết thương và làm giảm cơn đau
  • Cải thiện sức khỏe răng miệng, giúp ngăn ngừa đáng kể các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu
  • Nước muối sinh lý cũng phù hợp trong các trường hợp giảm đau, khó chịu do phản ứng dị ứng của cơ thể
  • Có thể giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm trùng xoang và đường hô hấp
  • Đặc biệt, việc súc miệng bằng nước muối sinh lý còn giúp làm dịu cơn đau họng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng. 

Nhìn chung, với thắc mắc trị nhiệt miệng bằng muối có hiệu quả hay không thì câu trả lời chính là có. Tuy nhiên, nước muối sinh lý chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp vệ sinh miệng, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển, hỗ trợ làm dịu tổn thương, thúc đẩy làm lành vết loét. Sử dụng nước muối trị nhiệt miệng thường có tác dụng tương đối chậm, phải kiên trì mới thấy hiệu quả, hơn nữa nước muối cũng chỉ rút ngắn thời gian điều trị, hoàn toàn không phải là thuốc và không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh. 

Một số lưu ý khi trị nhiệt miệng bằng muối

Sử dụng nước muối trị nhiệt miệng là phương pháp được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng nước muối, nhiều người thường chủ quan không tìm hiểu kỹ dẫn đến việc thường mắc các sai lầm sau đây:

  • Pha nước muối không đúng nồng độ hoặc ngậm trực tiếp muối nguyên hạt vì nghĩ rằng nước muối càng đậm đặc thì khả năng diệt khuẩn sẽ các tốt. Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm, ngậm muối hoặc dùng nước muối đậm đặc sẽ làm tổn thương tế bào ở niêm mạc miệng, khiến vết loét nhiệt miệng lâu lành hơn. Hơn nữa, nó còn làm ảnh hưởng đến men răng, gây mòn răng, gây thừa muối, làm gia tăng các bệnh lý về răng miệng. 
  • Nước muối nên pha với nước ấm để súc miệng, không nên pha với nước lạnh vì sẽ khiến muối không được hòa tan hoàn toàn. Nếu muối không được hòa tan sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, làm mòn men răng. 
  • Sau khi súc miệng với nước muối thì cần súc lại miệng với nước lọc nhằm rửa sạch các vụn thức ăn, mảng bám bong ra khi súc miệng với nước muối, đồng thời loại bỏ lượng muối còn trong miệng. 
  • Nên súc miệng trước rồi mới súc họng sau để làm sạch vi khuẩn. Nhiều người thường có thói quen súc họng rồi mới súc miệng, điều này khiến vi khuẩn trên răng dễ dàng lây lan xuống họng. Do đó, chúng ta nên dùng một ngụm nước muối để súc họng, nhổ bỏ đi, đến lần thứ 2 thì mới nên súc họng
  • Bên cạnh việc súc miệng bằng nước muối trị nhiệt miệng, người bệnh cũng nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp, tránh các sản phẩm có chứa Sodium Lauryl Sulfate.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng dưỡng chất, tăng cường sử dụng các thực phẩm tính mát, các loại rau xanh, trái cây. Hạn chế thức ăn quá dai, quá chua, đồ cay nóng, thức ăn cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nước ngọt có gas, rượu bia, thuốc lá… 

Trị nhiệt miệng bằng muối chỉ là phương pháp dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa và cách thực hiện của mỗi người. Nếu sau 1 – 2 tuần áp dụng mà vết loét nhiệt miệng không thấy se lại, bạn tốt nhất nên sớm sắp xếp thời gian thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện

Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp…

Mật ong thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Qua Cách Hay Từ Dân Gian

Nhiệt miệng là bệnh lành tính có thể tự khỏi sau 10 - 14 ngày. Tuy nhiên, để giảm tình…

Bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh Nhiệt Miệng Tái Đi Tái Lại: Nguyên Do và Cách Chữa Tận Gốc

Nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần không chỉ gây đau rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực…

Nhiệt miệng Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Trị

Thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém hoặc một số tình trạng sức khỏe là những tác nhân…

Kem đánh răng Propolis được chiết xuất từ keo ong, sữa ong chúa, có thể cải thiện đáng kể các vết loét nhiệt miệng 7 Loại Kem Đánh Răng Trị Nhiệt Miệng Được Ưa Chuộng Nhất

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhiệt miệng thường xuyên xuất hiện, hay tái phát chính là do sử…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua