12 Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Nhanh Hết Đến Bất Ngờ

Nhiệt miệng còn gọi là loét áp-tơ, một bệnh lý về niêm mạc miệng thường gặp, được xem là căn bệnh ám ảnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống. Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Nếu tình trạng nhẹ, mới xuất hiện, bạn có thể tham khảo một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn đơn giản, dễ thực hiện dưới đây. 

12 Cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn, nhanh hết

Nhiệt miệng thường xảy ra ở các mô mềm trong miệng, không hay gặp ở bề mặt môi và cũng là bệnh không lây lan. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như miệng xuất hiện các vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng. Kèm theo cảm giác ngứa râm ran, khó chịu ở miệng, khi tiếp xúc với thức ăn, nhất là đồ chua mặn sẽ gây đau xót, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. 

Với tình trạng các vết loét nhiệt miệng nhỏ, mới xuất hiện, bạn có thể áp dụng các biện pháp dân gian để giảm đau, hỗ trợ làm lành vùng niêm mạc tổn thương. Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà được nhiều người biết đến có thể kể đến như: 

1. Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Mật ong là một trong những nguyên liệu quen thuộc, được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Mật ong có đặc tính sát khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, giảm sưng tấy, thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn. Sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong dân gian. Do mật ong có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn và nấm, làm dịu vùng tổn thương, bảo vệ niêm mạc miệng, từ đó giúp các tổn thương nhanh lành hơn.

Mật ong có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc
Mật ong có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy tăm bông sạch chấm một ít mật ong, thoa lên vết loét nhiệt miệng. Thực hiện nhiều lần trong ngày, sau 10 – 15 phút thì súc lại miệng bằng nước sạch để ngăn ngừa sâu răng. 
  • Cách 2: Lấy một ít mật ong trộn đều với tinh bột nghệ thành hỗn hợp đặc sệt, thoa đều lên vết thương, sau 10 – 15 phút thì súc lại miệng bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày cho đến khi vết loét se lại. 

2. Dùng nha đam chữa nhiệt miệng cho trẻ

Nha đam còn gọi là lô hội, thuộc họ xương rồng, không chỉ được dùng để làm đẹp, chữa bệnh mà còn có thể hỗ trợ phục hồi tổn thương ở các mô mềm trong miệng. Nha đam có chứa nhiều thành phần như Natri, Kali, Canxi, Sắt, axit amin, vitamin, xenlulo, glucose, rhamnose, xylose, acemannan, acid-gamma-linolenic, Pro-sta-glandin… Có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm sưng, giảm dị ứng, tăng khả năng hồi phục của các vết thương.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 1 nhánh nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ, ép lấy phần thịt nha đam. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nhẹ nhàng bôi gel nha đam vào vị trí niêm mạc bị sưng đỏ, viêm loét. Thực hiện nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả điều trị. 
  • Cách 2: Nha đam rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt thành lát mỏng đắp lên vị trí vết nhiệt miệng. Kiên trì thực hiện đều đặn trong ngày, trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng nhiệt miệng. 

3. Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng cỏ mực

Cỏ mực còn gọi là nhọ nồi, thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh như nhiệt miệng, lở miệng. Theo y học cổ truyền, cỏ mực vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, bổ thận, làm đen râu tóc… Thường được sử dụng để chữa ho hen, cầm máu, chữa nấm ngoài da, chữa bị thương chảy máu, làm thuốc mọc tóc, trị loét ống tiêu hóa chảy máu… 

Theo nghiên cứu hiện đại, trong cỏ mực có chứa các thành phần như tannin, caroten, alcaloid, ecliptin, wadelolaction… Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương. Đặc biệt, cỏ nhọ nồi có tính mát huyết, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nóng trong gây ra nhiệt miệng.

Cỏ mực còn gọi là cỏ nhọ nồi, thường được dân gian sử dụng để chữa nhiệt miệng
Cỏ mực còn gọi là cỏ nhọ nồi, thường được dân gian sử dụng để chữa nhiệt miệng

Cách thực hiện:

  •  Lấy 1 nắm lá cỏ mực rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt.
  • Cho 1 thìa mật ong vào nước cốt cỏ mực, khuấy đều
  • Dùng tăm bông thấm dung dịch rồi thoa lên vết loét
  • Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, trong nhiều ngày để thấy hiệu quả. 

4. Cách chữa nhiệt miệng bằng rau ngót

Theo y học cổ truyền, rau ngót vị ngọt, tính mát, có công dụng lợi tiểu, giải độc, mát huyết. Thường được sử dụng để chữa tưa lưỡi cho trẻ, chữa nhức xương, sót nhau thai, giải độc rượu, chữa ho, viêm phổi, sốt cao… Theo các nghiên cứu hiện đại, rau ngót có chứa nhiều gluxit, protit, canxi, vitamin C, photpho, các axit amin… Có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tổn thương, giúp giải nhiệt cho cơ thể. Từ đó giúp cải thiện đáng kể tình trạng vết loét do nhiệt miệng gây ra. 

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 nắm lá ngót tươi, rửa sạch, để ráo nước
  • Lá ngót giã nát, lọc lấy nước cốt
  • Cho vào nước lá ngót 1 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều
  • Dùng tăm bông hoặc bông gòn nhúng vào hỗn hợp
  • Chấm vào vết loét nhiệt miệng, kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày
  • Áp dụng trong nhiều ngày để thấy tình trạng vết loét nhiệt miệng được cải thiện. 

Lưu ý: Khi chữa nhiệt miệng bằng rau ngót, bạn cần chú ý nên chọn rau ngót sạch, đảm bảo nguồn gốc. Trước khi sử dụng nên rửa thật cẩn thận, chú ý ngâm nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn và loại bỏ phần nào vi khuẩn gây hại. 

5. Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng hoa cúc

Hoa cúc vị ngọt đắng, tính mát, nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn. Hoa cúc thường được dân gian sử dụng làm thuốc chữa cao huyết áp, sốt, đau đầu, chảy nước mắt… Theo các nghiên cứu hiện đại, trong thành phần của hoa cúc có chứa các hoạt chất như flavonoid, tannin, chất đắng, chất nhầy, axit hữu cơ, inulin… Có tác dụng làm giảm đau nhức, làm dịu vùng da bị tổn thương và giúp các vết thương nhỏ nhanh lành.

Đặc biệt, hoa cúc có khả năng thanh nhiệt, giải độc tốt, có thể hỗ trợ làm mát cơ thể, cải thiện tình trạng nóng trong gây nhiệt miệng, do thiếu vitamin, khoáng chất… Trong trà hoa cúc có chứa 2 hợp chất là azulene và levomenol, có tác dụng chống viêm, sát trùng, có thể bảo vệ vùng niêm mạc miệng bị tổn thương.

Cúc La Mã có tác dụng an thần, giảm đau nhẹ, giúp giảm khó chịu khi bị nhiệt miệng
Cúc La Mã có tác dụng an thần, giảm đau nhẹ, giúp giảm khó chịu khi bị nhiệt miệng

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 50 gam trà hoa cúc (tốt nhất là Cúc La Mã), cho vào ấm hãm với 200ml nước sôi, ủ trong 5 phút. Dùng nước này để súc miệng 3 – 4 lần/ngày để giúp làm giảm đau, hỗ trợ điều trị vết loét do nhiệt miệng gây ra.
  • Cách 2: Dùng túi trà hoa cúc túi lọc đã sử dụng, đắp trực tiếp lên vết nhiệt miệng, giữ nguyên trong vài phút. Thực hiện đều đặn nhiều lần trong ngày để cải thiện tình trạng nhiệt miệng. 

6. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng dừa

Sử dụng dừa tươi, cùi dừa (cơm dừa) hoặc dầu dừa đều có thể giúp bạn hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Theo các nghiên cứu hiện đại, trong cùi dừa có nhiều chất chống oxy hóa và mangan, có tác dụng giảm viêm, nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Chất béo triglyceride trong cùi dừa có đặc tính chống vi khuẩn, virus, hạn chế tình trạng lở loét khi bị nhiệt miệng. 

Trong khi đó, nước dừa tính mát, nổi bật với tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Dầu dừa chứa axit lauric, có thể giảm đau, giảm sưng, giảm khó chịu khi bị nhiệt miệng. Bạn có thể kết hợp uống nước dừa với dùng dầu dừa hoặc cùi dừa để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng đều được. Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước dừa nếu bị mệt tim, thấp khớp do lạnh, huyết áp thấp, tiểu đường… 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy cùi dừa rửa sạch, thái thành lát mỏng, giã nhuyễn, ép lấy nước. Dùng nước này súc miệng khoảng 3 – 4 lần/ngày để vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn. 
  • Cách 2: Dùng dầu dừa nguyên chất hoặc pha loãng với nước ngậm súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Có thể lấy dầu dừa, thoa vào vị trí vết loét, thực hiện nhiều lần trong ngày, kiên trì trong nhiều ngày để thấy hiệu quả. 

7. Mẹo chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Một trong những cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn, được nhiều người áp dụng không thể bỏ qua chính là sử dụng bột sắn dây. Bột sắn dây được làm từ củ sắn dây, còn được gọi là cát căn theo y học cổ truyền. Sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt mạnh, thường được dùng để chữa chảy máu cam, tiêu chảy, thiếu máu cơ tim, cao huyết áp, trĩ xuất huyết. 

Bột sắn dây thường được dân gian sử dụng để giải nhiệt mùa nóng và trị nhiệt miệng. Lý do là nguyên nhân gây nhiệt miệng theo quan niệm dân gian là do nóng trong. Bạn có thể tham khảo cách trị nhiệt miệng này nếu bạn thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng, không rõ nguyên nhân gây nhiệt miệng của mình là do đâu.

Bột sắn dây nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể
Bột sắn dây nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 ít bột sắn dây, pha với nước đun sôi để nguội
  • Uống mỗi ngày từ 1 – 2 cốc để trị nhiệt miệng 
  • Nếu dùng cho trẻ em thì cần nấu chín bột để tránh tiêu chảy. 

Lưu ý: Khi chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây thì không sử dụng đường, không pha sẵn, dùng khi nào pha khi ấy. Bên cạnh đó, tuyệt đối không uống bột sắn dây thường xuyên để tránh nguy cơ mắc tiểu đường, béo phì. Không uống quá 1 ly/ngày, có thể dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Tuy nhiên, đối với những người hay bị động thai, cơ thể mệt mỏi, khó chịu thì không nên uống để tránh khiến tình trạng mệt mỏi thêm nghiêm trọng hơn. 

8. Cách hết nhiệt miệng bằng khế chua

Theo y học cổ truyền, quả khế chua vị chua ngọt, tính bình, hơi mát, có công dụng giải khát, lợi tiểu, giải độc, trị phong nhiệt, làm ra mồ hôi… Khế cũng thường được sử dụng để trị viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm, cảm nắng, nhức đầu, chữa phong nhiệt mề đay mẩn ngứa, trị sởi, trị vết thương lở loét, dị ứng da do tiếp xúc với lá sơn…

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong quả khế có chứa các thành phần như protein, cellulose, glucid, canxi, photpho, kali, natri, vitamin A, B1, B2, vitamin C… Đặc biệt, khế chua có chứa acid oxalic và một lượng lớn vitamin, khoáng chất, có tác dụng tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, giải nhiệt, trị viêm loét miệng do nhiệt miệng gây ra đáng kể. 

Cách thực hiện: 

  • Lấy 2 – 3 quả khế chua, không chọn quả quá chín
  • Rửa sạch khế, cắt thành múi, cho vào nồi đun với nửa lít nước
  • Sau khi sôi thì để lửa nhỏ trong 5 phút thì tắt bếp
  • Chờ nước nguội thì lọc lấy nước, cho vào bình, đậy nắp, bảo quản
  • Dùng nước này ngậm súc miệng 4 – 5 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ngày. 
  • Kiên trì trong 3 – 4 ngày để thấy tình trạng nhiệt nhiệt được cải thiện.

Lưu ý: Khi sử dụng nước nấu từ quả khế chua để trị nhiệt miệng, bạn chỉ nên bảo quản và dùng hết nước này trong ngày. Tuyệt đối không nên để qua ngày để tránh hư hỏng, không còn tác dụng. 

9. Dùng nước muối chữa nhiệt miệng

Muối có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn, có thể giúp các vết loét nhiệt miệng nhanh chóng se và lành lại. Không chỉ được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, muối còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… Với cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng muối, bạn chỉ nên sử dụng muối hạt (muối biển), tránh dùng muối ăn để không làm tổn thương đến men răng.

Chỉ nên súc miệng với muối hạt, không dùng muối ăn để tránh tổn thương men răng
Chỉ nên súc miệng với muối hạt, không dùng muối ăn để tránh tổn thương men răng

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 thìa cafe muối hạt, pha với 250ml nước ấm, khuấy đều
  • Dùng dung dịch này để súc miệng trong khoảng 30 giây 
  • Nhổ nước muối đi và súc lại miệng với nước sạch

Lưu ý: Khi dùng nước muối để súc miệng, bạn chỉ nên pha loãng, không dùng nước muối quá mặn để tránh làm hỏng men răng. Kiên trì dụng dụng 1 – 2 lần/ngày, trong nhiều ngày để thấy hiệu quả. 

10. Mẹo dân gian chữa nhiệt miệng bằng củ cải trắng

Nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu là cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản, dễ thực hiện thì có thể tham khảo cách sử dụng củ cải trắng này. Theo thực dưỡng Ấn Độ, củ cải trắng là nguyên liệu hàng đầu, chứa nhiều dưỡng chất và hoạt chất kháng khuẩn, hỗ trợ hồi phục sức khỏe, làm lành các tổn thương.

Củ cải trắng cũng thường được dân gian sử dụng để chữa nhiệt miệng. Theo các nghiên cứu hiện đại, củ cải trắng có chứa nhiều canxi, photpho, vitamin B1, B2, C, PP, sắt… Có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tốt cho não bộ, tốt cho da. Cách sử dụng củ cải trắng chữa nhiệt miệng cũng tương đối đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 – 2 củ cải sống (khoảng 300g), rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ
  • Đem củ cải đem xay nhuyễn hoặc giã nát, lọc lấy nước cốt
  • Bỏ bã, giữ nước, thêm ít nước lọc
  • Dùng nước này ngậm súc miệng 3 lần/ngày 
  • Kiên trì áp dụng nhiều ngày liên tục để thấy tình trạng nhiệt miệng được cải thiện. 

Bên cạnh việc xay hoặc giã củ cải lọc lấy nước cốt, bạn cũng có thể ép củ cải lấy nước và dùng nước này súc miệng như bình thường. 

11. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng diếp cá

Diếp cá còn gọi là dấp cá, ngư tinh thảo, là loại rau thơm quen thuộc, thường được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa, giải độc, thông đại tiện. Trong y học cổ truyền, loại rau này có vị chua cay, tính mát, thường có mặt trong các bài thuốc chữa mụn nhọt sưng đỏ, đau tắc sữa, táo bón, sốt nóng ở trẻ em… 

Theo nghiên cứu hiện đại, trong diếp cá có chứa decanoyl-acetaldehyd, một chất có tác dụng như kháng sinh, có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn trực cầu khuẩn, tụ cầu, liên cầu, e.coli, bạch hầu, phế cầu, xoắn khuẩn leptospira… Ngoài ra, diếp cá giúp giải nhiệt, kháng viêm, giải độc, lọc máu, nâng cao hệ miễn dịch. Diếp cá cũng giúp tiêu diệt ký sinh trùng, chống lại virus herpes, sởi, cúm…

Khi dùng diếp cá cần làm sạch bằng cách ngâm với nước muối pha loãng
Khi dùng diếp cá cần làm sạch bằng cách ngâm với nước muối pha loãng

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 100g diếp cá, nhặt lá tươi xanh, rửa sạch, để ráo nước. Đem giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ bã, uống hết trong ngày. Kiên trì dùng nước diếp cá trong nhiều ngày để thấy hiệu quả. 
  • Cách 2: Lấy 2 – 6g diếp cá, rửa sạch với nước muối pha loãng, sắc lấy nước, thấy cô cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia nước này làm nhiều phần, uống nhiều lần trong ngày. 

Lưu ý: Liều dùng diếp cá khuyến cáo là từ 20 – 50g, nếu sử dụng nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận, gây hoa mắt chóng mặt, lạnh bụng, tiêu chảy, giảm hấp thu các thực phẩm khác. 

12. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo cũng thường được dân gian sử dụng để chữa nhiệt miệng. Giấm táo được chiết xuất từ rượu táo hoặc táo tươi, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, trong giấm táo có chứa axit acetic, được cho là có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ trị viêm, giúp vết loét do bệnh nhiệt miệng gây ra nhanh chóng biến mất. 

Cách thực hiện: 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1
  • Dùng nước này súc miệng 1 – 2 lần/ngày
  • Kiên trì áp dụng trong nhiều ngày để thấy hiệu quả. 

Lưu ý: Khi dùng giấm táo để súc miệng chữa nhiệt miệng, bạn không nên dùng trực tiếp giấm táo. Không dùng giấm táo thường xuyên thì nó chứa axit có thể làm mòn men răng. 

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà có hiệu quả không?

Có thể thấy, có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng tại nhà theo mẹo dân gian với các nguyên liệu quen thuộc, đơn giản, an toàn, dễ tìm. Thế nhưng, chữa nhiệt miệng theo mẹo dân gian tại nhà có hiệu quả hay không thì không phải ai cũng biết. Có thể nói, các mẹo dân gian thường được áp dụng để chữa nhiệt miệng là có căn cứ. Đa số các nguyên liệu này đều có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn, hỗ trợ làm lành các tổn thương. 

Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể khẳng định được hiệu quả của các nguyên liệu này đối với bệnh nhiệt miệng. Tức là, chúng ta không thể khẳng định áp dụng các phương pháp dân gian trên có thể chắc chắn chữa được nhiệt miệng. Đây cũng là lý do mà nhiều người áp dụng thấy hiệu quả nhưng cũng có người dù kiên trì cũng không thấy chuyển biến gì. 

Ngoài ra, chữa nhiệt miệng bằng mẹo dân gian thường có hiệu quả chậm. Nhưng bù lại ưu điểm của các phương pháp này là tính an toàn cao, nguyên liệu quen thuộc dễ tìm, sử dụng được cho nhiều đối tượng. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc răng miệng để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. Nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần, tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến tình trạng viêm loét kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn. 

Một số lưu ý khi bị nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Có thể áp dụng các cách giảm đau, giảm sưng viêm khi bị nhiệt miệng nhanh chóng như chườm lạnh, chườm bằng túi bã chè khô… 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, cân bằng các nhóm dưỡng chất. Tăng cường ăn sữa chua, ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là các nhóm vitamin B, axit folic, sắt, kẽm… 
  • Không sử dụng các sản phẩm, đặc biệt là kem đánh răng có chứa Sodium Lauryl Sulfate. Đây là chất có thể làm tăng nguy cơ nhiệt miệng và khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Cần chú trọng thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Nên chọn các loại bàn chải lông mềm, linh hoạt để tránh làm tổn thương răng miệng. 
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn thô cứng, đồ cay nóng, các món nướng, rán, đồ ngọt… để tránh khiến vết loét nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. 

Tóm lại, có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo. Không phải cứ xuất hiện vết loét trong miệng thì đều là nhiệt miệng. Do đó, nếu sau 1 – 2 tuần mà vết loét không có dấu hiệu se lại và biến mất, bạn cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Thuốc trị nhiệt miệng cho bé 10 Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng Cho Bé Có Hiệu Quả Hiện Nay
Nhiệt miệng không chỉ thường xuyên xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em. Có nhiều cách điều trị nhiệt miệng, trong đó, việc sử dụng…
Nhiệt miệng uống thuốc gì? Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Giúp Hồi Phục Nhanh Chóng?

Các triệu chứng nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn uống, khó…

Nhiệt miệng Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Trị

Thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém hoặc một số tình trạng sức khỏe là những tác nhân…

Chữa nhiệt miệng bằng cây cỏ mực Cây Cỏ Mực Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Như Thế Nào?

Cây cỏ mực chữa nhiệt miệng là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và phản hồi tích cực.…

Nhiệt miệng khi mang thai Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Do và Cách Xử Lý, Ngăn Ngừa

Nhiệt miệng khi mang thai là một trong những vấn đề thường gặp, hay xảy ra ở nhiều bà bầu.…

Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy cà tím có tác dụng chữa nhiệt miệng Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Dễ Dàng Nhờ Mẹo Dân Gian

Sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng nghe có vẻ lạ nhưng lại là phương pháp dân gian được nhiều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua