Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Trái Cây Gì Để Mau Chóng Hồi Phục?

Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì để mau khỏi? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến các vết loét trong khoang miệng. Việc bổ sung các thực phẩm, thức uống phù hợp sẽ làm giảm cơn đau rát, khó chịu, ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Bên cạnh đó, một số thành phần hoạt chất trong thực phẩm còn giúp vết loét phục hồi nhanh chóng, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Trái cây tốt cho người bị nhiệt miệng
Người bị nhiệt miệng được khuyến khích bổ sung các loại trái cây có chứa vitamin C, B, hàm lượng nước cao

Nhiệt miệng là một trong bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể tự thuyên giảm sau 7 – 10 ngày mà không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp tổn thương nặng, khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý đúng cách.

Nhiệt miệng được xác định khi trong má, môi, dưới lưỡi xuất hiện các vết loét có kích thước và độ sâu khác nhau. Vết loét thường có màu trắng hoặc vàng, xung quanh vùng bị tổn thương thường có màu đỏ gây đau rát, nhất là khi ăn uống, vệ sinh răng miệng và sinh hoạt hàng ngày. Các biểu hiện khó chịu có thể tăng lên khi dùng các thực phẩm, món ăn không phù hợp, chứa thành phần gây kích thích vết loét.

Theo các chuyên gia, nhiệt miệng mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tác động không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như ăn uống. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tăng nguy cơ viêm nhiễm vết loét và các vấn đề sức khỏe khác.

Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì để mau khỏi bệnh? 

Có thể nhận thấy, hoạt động ăn uống tác động trực tiếp đến quá trình phục hồi vết loét do nhiệt miệng gây ra cũng như các biểu hiện lâm sàng. Trong đó, các loại trái cây được đánh giá cao trong hỗ trợ làm lành vết thương và kiểm soát các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Bởi trong nhiều loại trái cây có chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào tốt cho người bị nhiệt miệng.

Theo đó, người bị nhiệt miệng được khuyến khích bổ sung các loại trái cây có chứa vitamin C, B, hàm lượng nước cao giúp thanh nhiệt, tạo điều kiện cho vết loét phục hồi nhanh chóng. Hơn nữa, một số loại quả còn bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe, làm giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược do đau rát ở vết loét khiến người bệnh chán ăn, ăn không ngon.

Dưới đây là một số loại trái cây hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị nhiệt miệng:

1. Táo – Loại quả tốt cho người bị nhiệt miệng 

Táo là một trong những loại trái cây không chỉ có vị ngọt, ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Việc bổ sung loại quả này vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên còn giúp hỗ trợ cải thiện một số vấn đề sức khỏe, trong đó có nhiệt miệng.

Táo tốt cho người bị nhiệt miệng
Để đạt được hiệu quả tốt trong việc cải thiện nhiệt miệng, bạn nên ăn táo nguyên vỏ

Các nghiên cứu nhận thấy, trong loại quả này có chứa hàm lượng chất xơ (chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan), vitamin C, A, E, B1, B2, B6, protein, các khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa, bảo vệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa, đặc biệt hỗ trợ phục hồi vết loét do nhiệt miệng gây ra và ngăn ngừa viêm nhiễm. 

Để đạt được hiệu quả tốt trong việc cải thiện triệu chứng nhiệt miệng, bạn nên ăn táo nguyên vỏ. Bởi trong vỏ táo có chứa chất chống oxy hóa. Nếu gọt đi vỏ sẽ làm giảm lợi ích mà loại quả này mang lại. Do đó, khi mua táo bạn nên lựa chọn sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và cần ngâm kỹ với nước muối trước khi sử dụng. Đối với người bị loét miệng, nên dùng nước ép táo, sinh tố táo để làm giảm áp lực lên vết thương.

2. Đu đủ giảm nhiệt miệng 

Theo y học cổ truyền, đu đủ có vị ngọt, tính mát, công dụng bổ tỳ, thanh nhiệt. Tùy thuộc vào mùa, việc ăn đu đủ sẽ có nhiều lợi ích khác. Cụ thể, dùng loại quả này vào mùa xuân – hè giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế. Còn ăn đu đủ và mùa thu – đông giúp ôn bổ, nhuận táo, dưỡng can, hóa đàm, chỉ khái. 

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, trong quả đu đủ chín có chứa hàm lượng vitamin dồi dào như B1, B2, C, các acid amin, khoáng chất (canxi, kẽm, kali, sắt, magie,…) cùng các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, chống lại các gốc tự do, giúp làn da khỏe mạnh, cải thiện các biểu hiện nhiệt miệng và thúc đẩy các mô bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.

Đu đủ giảm nhiệt miệng 
Trong quả đu đủ chín có chứa hàm lượng vitamin dồi dào như B1, B2, C,… tốt cho người bị nhiệt miệng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đu đủ chín hoặc xanh đều mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người bị nhiệt miệng nên dùng đu đủ chín để đạt được kết quả tốt nhất. Với kết cấu mềm, ngọt thanh, bạn có thể dùng trực tiếp hoặc làm sinh tố đu đủ đều được. Những món ăn từ đu đủ chín còn phù hợp cho những ngày thời tiết oi bức, nóng nực.

3. Cà chua tốt cho người bị nhiệt miệng 

Cà chua là thực phẩm chứa nhiều vitamin cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Loại quả này có tính bình, vị ngọt chua, công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc. Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học nhận thấy, cà chua chứa hàm lượng vitamin C, A, B6, K, folate và thiamin dồi dào.

Bên cạnh đó, thực phẩm còn chứa một số thành phần khác giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương, giảm nhiệt miệng hiệu quả. Ăn cà chua thường xuyên còn giúp trẻ hóa làn da, dưỡng da, duy trì vóc dáng cân đối. Người bị nhiệt miệng nên dùng cà chua không qua nấu chín để đạt được kết quả tốt nhất. Theo đó, nên sử dụng nước ép cà chua, sinh tố cà chua hoặc ăn trực tiếp.

Ngoài công dụng giảm nhiệt miệng, cà chua còn mang lại nhiều lợi ích khác như cải thiện thị lực, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa ung thư, làm giảm cholesterol trong máu, hạn chế tác hại của khói thuốc lá. Cà chua là thực phẩm lành tính nên có thể dùng được cho nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,…

4. Quả lê cải thiện chứng nhiệt miệng 

Quả lê trong y học cổ truyền có tính mát, vị ngọt thanh, hơi chua, công dụng nhuận phế, thanh nhiệt, dưỡng huyết, nhuận trường, thanh tâm giáng hỏa, sinh tân dịch, tiêu độc. Do đó, loại quả này thường được dùng để cải thiện một số vấn đề đường hô hấp như ho, viêm họng, đau họng, khắc phục chứng nhiệt miệng do nóng trong.

Quả lê
Người bị nhiệt miệng có thể dùng quả lê ép lấy nước hoặc xay sinh tố để uống

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, trong quả lê chứa nhiều nước, các khoáng chất (sắt, phospho, canxi,…) chất xơ, vitamin (PP, C, B),… không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như tiêu hóa, tăng huyết áp, xương khớp, dưỡng nhan và chữa nhiệt miệng.

Người bị nhiệt miệng có thể dùng quả lê ép lấy nước hoặc xay sinh tố để uống. Áp dụng đều đặn sẽ nhận thấy các vết loét ở khoang miệng sẽ phục hồi nhanh chóng. Từ đó không còn gây cảm giác đau rát, khó chịu khi ăn uống, vệ sinh răng miệng và sinh hoạt hàng ngày.

5. Ổi – Loại trái cây tốt cho người bị nhiệt miệng 

Ổi là một trong những loại quả chứa hàm lượng vitamin C dồi dào cùng nhiều thành phần hoạt chất khác. Trong đó, vitamin C có khả năng chống oxy hóa, hạn chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn, virus gây hại, ngăn chặn các gốc tự do. Đồng thời kích thích sản sinh collagen và đẩy nhanh quá trình phục hồi các mô, tế bào bị tổn thương. Do đó, người bị nhiệt miệng thường được khuyến khích bổ sung ổi vào chế độ dinh dưỡng.

Mặc dù chứa hàm lượng vitamin C cao nhưng trong quả ổi không chứa acid. Do đó, khi ăn sẽ không gây xót, rát ở vết loét. Quả ổi khá cứng nên để làm giảm áp lực, ma sát lên vết thương, bạn nên dùng nước ép từ quả ổi. Mỗi ngày uống 1 ly nước ép để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

6. Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì? Quả dứa 

Nhiều người cho rằng quả dứa có tính nóng và không nên dùng khi bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, giải khát hiệu quả. Bên cạnh đó, trong quả dứa chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin C dồi dào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời hỗ trợ cải thiện các biểu hiện nhiệt miệng. Hơn nữa, bromelain có trong quả dứa còn mang lại hiệu quả chống viêm, phòng ngừa ung thư.

Trái dứa
Trong quả dứa chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin C dồi dào hỗ trợ cải thiện các biểu hiện nhiệt miệng

Quả dứa còn được Đông y ghi nhận có tính mát, vị ngọt, công dụng giải nhiệt hiệu quả. Các món ăn, thức uống từ quả dứa không chỉ có tác dụng giúp các vết loét do nhiệt miệng gây ra phục hồi nhanh chóng mà còn mang lại hiệu quả trong cải thiện thị lực, tăng cường sức khỏe xương khớp, cân bằng huyết áp, chữa ho, cảm,…

7. Quả bưởi giảm nhiệt miệng 

Bổ sung quả bưởi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một trong những cách chữa nhiệt miệng do nóng trong, mất nước. Bởi trong quả bưởi có chứa hàm lượng nước dồi dào cùng các khoáng chất hỗ trợ phục hồi năng lượng và bù nước nhanh chóng. 

Các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, trong loại quả này có chứa flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa vết loét lan rộng. Bên cạnh đó, vitamin C trong quả bưởi còn giúp phục hồi các mô, tế bào bị tổn thương nhanh chóng. Giảm đau rát, khó chịu.

8. Xoài cải thiện nhiệt miệng 

Để thúc đẩy các vết loét trong khoang miệng phục hồi nhanh chóng, giảm đau rát, khó chịu, bạn có thể dùng quả xoài. Từ các nghiên cứu nhận thấy, quả xoài có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, tốt cho người bị nhiệt miệng. Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan có trong quả xoài còn tạo điều kiện cho các mô tổn thương phục hồi nhanh chóng. 

Xoài cải thiện nhiệt miệng
Để thúc đẩy các vết loét trong khoang miệng phục hồi nhanh chóng, giảm đau rát, khó chịu, bạn có thể dùng quả xoài

Các thành phần có tác dụng chống oxy hóa trong loại quả này còn phòng ngừa viêm nhiễm, ngăn chặn sự phát triển quá mức của các vi khuẩn, virus, nấm tấn công cơ thể. Bổ sung xoài vào chế độ ăn thường xuyên còn hạn chế một số vấn đề sức khỏe thường gặp như hen suyễn, táo bón, rối loạn tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim, phòng ngừa ung thư, tốt cho người bị đái tháo đường,…

9. Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì? Quả chuối

Quả chuối là một trong những loại trái cây được nhiều người ưa chuộng không chỉ vì vị thơm ngọt mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Các nghiên cứu nhận thấy, trong loại quả này có chứa protein, các vitamin, glucid, kali,… cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, thúc đẩy phục hồi các tế bào, mô bị tổn thương.

Nhờ vào công dụng trên nên quả chuối thường được dùng để phục hồi vết loét khoang miệng do nhiệt gây ra, vết loét ở dạ dày cũng như tái tạo niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bên cạnh đó, loại quả này còn phòng ngừa xơ vữa động mạch, giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai.

Vì có vị ngọt tự nhiên, lành tính, không chứa độc nên bạn có thể dùng chuối để cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, bao gồm trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi. Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp với mật ong nguyên chất.

10. Thanh long tốt cho người bị nhiệt miệng 

Thanh long là một trong những loại quả chứa hàm lượng vitamin C dồi dào cùng nhiều thành phần hoạt chất tác dụng tốt đối với sức khỏe. Chính vì chứa hàm lượng vitamin C cao nên loại quả này có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ phục hồi các vết loét do miệng gây ra nhanh chóng.

Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì? Thanh long
Thanh long là một trong những loại quả tốt cho người bị nhiệt miệng

Bên cạnh đó, vitamin B3 trong loại quả này còn giúp làm dịu các tế bào bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi vết thương phục hồi, đồng thời giúp cơ thể bù nước, than nhiệt và khắc phục tình trạng nóng trong – yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.

Bổ sung thanh long vào chế độ ăn thường xuyên còn mang lại hiệu quả trong cải thiện chức năng tiêu hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa ung thư. Bạn có thể dùng nước ép thanh long, sinh tố hoặc ăn trực tiếp đều được.

Ăn trái cây khi bị nhiệt miệng cần lưu ý gì? 

Hầu hết các trường hợp bị nhiệt miệng đều tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không cần can thiệp điều trị y tế. Việc sử dụng các loại trái cây phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình lành thương, làm giảm kích ứng, tăng áp lực khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, khi ăn trái cây bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các loại trái cây chỉ hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương do nhiệt miệng gây ra và chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh xảy ra do những nguyên nhân thông thường.
  • Cần lựa chọn trái cây sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cần ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn gây hại. Tránh tình trạng dị ứng, phát sinh tác dụng không mong muốn khi ăn.
  • Trường hợp vết loét có kích thước lớn, sâu, bạn có thể dùng nước ép, sinh tố từ các loại trái cây để làm giảm ma sát, áp lực lên vùng bị tổn thương, gây đau nhức, khó chịu.
  • Nếu tình trạng nhiệt miệng không thuyên giảm sau 10 ngày hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng nề, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp. 
  • Nhiệt miệng có thể xảy ra do nhiều yếu tố cộng hưởng. Do đó, bên cạnh dùng trái cây bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng như kiêng bia rượu, thức ăn khô, cứng, chứa nhiều gia vị, từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Bên cạnh đó, cần vệ sinh răng miệng đúng cách thông qua chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha và súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng sát khuẩn.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì để mau chóng phục hồi?” và một số lưu trong quá trình sử dụng trái cây. Trường hợp gặp một số vấn đề sức khỏe đặc biệt hoặc trong chế độ ăn kiêng, nên trao đổi với bác sĩ/ chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn các loại trái cây nên bổ sung vào chế độ ăn để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây chỉ có tác dụng với một số trường hợp nhất định Chữa Nhiệt Miệng Bằng Bột Sắn Dây Có Hiệu Quả Thế Nào?

Chữa nhiệt miệng bằng sắn dây là cách điều trị được nhiều người biết đến và áp dụng do sắn…

Cần phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng để có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng: Cách Phân Biệt và Chữa Trị

Nhiệt miệng và tay chân miệng là các bệnh lý thường gặp, rất dễ bị nhầm lẫn ở trẻ em.…

Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi Nhiệt Miệng Lâu Ngày Không Khỏi Do Đâu? Khắc Phục Sao?

Bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi không chỉ khiến người bệnh hay đau rát, khó chịu mà còn làm…

Nhiệt miệng ở lưỡi tương đối phổ biến, thường có liên quan đến nhiều yếu tố Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào. Các vết…

Kem đánh răng Propolis được chiết xuất từ keo ong, sữa ong chúa, có thể cải thiện đáng kể các vết loét nhiệt miệng 7 Loại Kem Đánh Răng Trị Nhiệt Miệng Được Ưa Chuộng Nhất

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhiệt miệng thường xuyên xuất hiện, hay tái phát chính là do sử…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua