Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Hồi Phục Được Nhanh?

Nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì giúp nhanh hồi phục, tránh khiến các vết loét nhiệt miệng đau, khó lành hơn là thắc mắc chung của nhiều người. Theo các chuyên gia, người bị nhiệt miệng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng các nhóm dưỡng chất. Nên ăn nhiều các thực phẩm như sữa chua, các loại cá, rau xanh trái cây, hạt đậu các loại… 

Bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi? 

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, đặc trưng bởi các vết loét có kích thước từ 2 – 10mm trên niêm mạc trong má, môi, nướu, dưới lưỡi khiến người bệnh đau rát, khó chịu, nhất là khi nói chuyện, ăn uống thực phẩm. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng. Tuy nhiên, đa phần thường liên quan đến các yếu tố như thiếu hụt vitamin và khoáng chất, chấn thương tổn thương do cắn hoặc va đập vào mô mềm ở miệng…

Bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết loét nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ có thể xoa dịu cảm giác đau rát ở vết loét mà còn giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình hồi phục. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi thì có thể tham khảo những thực phẩm dưới đây:

1. Sữa chua 

Sữa chua được đánh giá là một trong những thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe, chứa nhiều lợi khuẩn, có thể cân bằng đường tiêu hóa, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng tiêu hóa lactose, giảm cholesterol, giảm tình trạng táo bón… Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người bị nhiệt miệng, có thể giúp làm giảm đau rát và hỗ trợ làm lành vết loét nhiệt miệng. 

Cách sử dụng sữa chua:

  • Khi bị nhiệt miệng, bạn nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua/ngày để cải thiện tình trạng bệnh
  • Không nên ăn sữa chua khi đói, nên ăn sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng
  • Không đun nóng sữa chua, không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc 
  • Không ăn quá nhiều sữa chua cùng một lúc, không ăn quá nhiều trong ngày để tránh ảnh hưởng đến dạ dày và tiêu hóa. 

2. Thực phẩm giàu vitamin C 

Nhiệt miệng có thể xảy ra do thiếu hụt vitamin C. Bổ sung vitamin C qua thực phẩm sẽ giúp tái tạo collagen, giúp vết thương nhanh lành đồng thời củng cố hàng rào miễn dịch của cơ thể, tăng quá trình hấp thụ sắt. Thiếu hụt vitamin C sẽ gây ra các triệu chứng như hay bị nhiệt miệng, da khô, xỉn màu, dễ bị chảy máu chân răng, viêm họng, cảm lạnh, cơ thể dễ bị bầm tím do xuất huyết dưới da… 

Các thực phẩm giàu vitamin C mà bạn nên bổ sung khi bị nhiệt miệng là:

  • Bông cải xanh
  • Súp lơ trắng
  • Dưa lưới vàng
  • Ớt chuông đỏ
  • Khoai tây
  • Trái cây giàu vitamin C như ổi, kiwi, đu đủ… 

3. Thực phẩm giàu vitamin B12 

Vitamin B12 cũng rất cần thiết trong quá trình phục hồi, cải thiện tình trạng viêm loét do nhiệt miệng gây ra. Đây là loại vitamin quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh, giúp tạo ra hồng cầu, duy trì sức khỏe tim mạch, cung cấp năng lượng cho cơ thể… Thiếu vitamin B12 cơ thể sẽ thường xuyên mệt mỏi, uể oải, da nhợt nhạt, lưỡi có cảm giác bỏng rát khó chịu… 

Các thực phẩm giàu vitamin B12 tốt cho sức khỏe người bị nhiệt miệng có thể kể đến như: 

  • Gan động vật
  • Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá hồi cầu vồng
  • Trứng, ngũ cốc
  • Ngao
  • Thịt bò
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Men dinh dưỡng… 

4. Bị nhiệt miệng nên ăn gì? – Thực phẩm giàu vitamin B2

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị nhiệt miệng nên ăn gì thì có thể tham khảo các thực phẩm giàu vitamin B2. Các thực phẩm giàu vitamin B2 giúp tăng cường hấp thụ axit folic, sắt, các vitamin nhóm B khác, có mặt trong hầu hết các tế bào. Vitamin B2 có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời duy trì sự khỏe mạnh của các cơ quan khác trong cơ thể.

Người bị nhiệt miệng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B2
Người bị nhiệt miệng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B2

Các thực phẩm giàu vitamin B2 tốt cho người bị nhiệt miệng như:

  • Các loại cá như cá ngừ, cá trích, cá hồi
  • Các loại trái cây như chuối, táo, lê
  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau diếp, bông cải xanh, rau bina
  • Hạt mè, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa… 

5. Bị nhiệt miệng nên ăn gì? – Các thực phẩm giàu vitamin B3 

Vitamin B2 có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm cholesterol trong cơ thể, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm. Ngoài ra, vitamin này còn có mặt ở hầu hết các bộ phận trong cơ thể, có thể ngăn ngừa và cải thiện các bệnh lý về tim mạch. Do đó, với thắc mắc bị nhiệt miệng nên ăn gì thì các vitamin B3 là nhóm thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua. 

Các thực phẩm giàu vitamin B3 có thể kể đến như:

  • Hạt đậu các loại đặc biệt là đậu xanh, đậu phộng
  • Các loại nấm
  • Súp lơ xanh
  • Măng tây 
  • Cá hồi, cá thu, cá ngừ
  • Thịt bò
  • Ức gà
  • Thịt lợn… 

6. Thực phẩm mềm, dễ nuốt 

Bên cạnh các thực phẩm đã đề cập, trong thời gian bị nhiệt miệng, bạn nên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ nuốt để tránh gây kích thích vết loét. Bạn nên chế biến các thực phẩm ở dạng mềm, với rau thì có thể luộc, nấu canh, hạn chế chiên xào để tránh chạm vào vết nhiệt miệng gây cảm giác đau rát khó chịu. Các thực phẩm này có thể kể đến như súp, cháo, cơm mềm… 

7. Các thực phẩm tính mát, có khả năng giải nhiệt

Nhiệt miệng nên ăn gì để hỗ trợ làm lành vết loét, giảm khó chịu? Đó chính là các thực phẩm có tính mát, có khả năng giải nhiệt. Theo quan niệm Đông Y, nhiệt nhiệt xảy ra do nhiệt độc. Do đó, phương pháp chữa nhiệt miệng là dưỡng âm, lương huyết, chống viêm, thanh nhiệt giải độc. Theo nghiên cứu hiện đại, nhiệt miệng cũng có thể liên quan đến việc ăn nhiều các thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ. 

Vì vậy, để hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Có thể kể đến như:

  • Rau má, rau ngót
  • Khổ qua, dưa leo
  • Rong biển
  • Mồng tơi, mướp, bí đao
  • Rau đay, rau cải… 

8. Các thực phẩm có tác dụng chống viêm

Bên cạnh những thực phẩm có tính mát, người bị nhiệt miệng cũng cần tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm có tác dụng chống viêm. Các thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa và chất xơ. Có thể chống oxy hóa, kháng viêm, giúp giảm sưng, thúc đẩy làm lành vết loét.

Các loại quả mỏng được đánh giá cao trong hiệu quả chống viêm
Các loại quả mỏng được đánh giá cao trong hiệu quả chống viêm

Có thể kể đến như:

  • Diếp cá
  • Mật ong
  • Các loại quả mọng
  • Dầu dừa… 

9. Nhiệt miệng nên ăn gì? – Các món ăn trị nhiệt miệng

Mặc dù bạn đã xác định được khi bị nhiệt miệng nên ăn gì nhưng vẫn còn băn khoăn không biết nên chế biến thế nào, có thể tham khảo một số món ăn như:

  • Canh rau ngót
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Cháo cá lóc
  • Súp gà
  • Canh củ cải trắng… 

10. Nhiệt miệng nên uống gì? – Các loại nước uống trị nhiệt miệng

Bên cạnh việc hỗ trợ qua cách ăn các thực phẩm tốt, người bị nhiệt miệng cũng có thể sử dụng các loại nước uống thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Những loại nước uống này là:

  • Nước sắn dây
  • Nước rau má, rau diếp
  • Nước sâm rong biển
  • Nước chanh sả hạt chia
  • Trà xanh hoặc trà đen… 

Bị nhiệt miệng nên kiêng gì? 

Sau khi đã tìm hiểu và nắm được khi bị nhiệt miệng nên ăn gì, bạn cũng không nên bỏ qua những thực phẩm cần hạn chế, không nên ăn khi bị nhiệt miệng. Các thực phẩm này thường làm tăng cảm giác đau rát, khó chịu, khiến vết loét dễ bị sưng viêm và lâu lành hơn. Những thực phẩm mà người bị nhiệt miệng nên kiêng bao gồm:

1. Thực phẩm khô, cứng 

Các thực phẩm khô cứng có tính chất cứng, nhiều góc cạnh, dễ đâm vào vết loét. Hơn nữa, khi nhai các thực phẩm này dễ ma sát với vết loét, gây ra cảm giác đau rát, khó chịu, nghiêm trọng hơn là có thể gây chảy máu. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ăn những món ăn mềm, được chế biến ở dạng lỏng, dễ nhai nuốt. Hạn chế dùng các thực phẩm khô, cứng để làm giảm ma sát cho vết loét, giúp vết thương mau lành hơn. 

2. Thực phẩm chứa nhiều axit

Các thức ăn, đồ uống có nhiều axit dễ gây kích thích cho vùng niêm mạc bị viêm loét, khiến chúng trở nên đau rát, khó chịu hơn. Không chỉ vậy, thường xuyên sử dụng các thực phẩm này còn khiến vết loét thêm sâu, khó lành hơn so với bình thường.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm lên men vì chúng chứa nhiều axit không tốt cho tình trạng nhiệt miệng
Hạn chế sử dụng các thực phẩm lên men vì chúng chứa nhiều axit không tốt cho tình trạng nhiệt miệng

Các thực phẩm mà bạn nên tránh có thể kể đến như:

  • Các loại trái cây chứa nhiều axit như: cóc, me, xoài, chanh, cam quýt chua… 
  • Các loại đồ muối chua như dưa muối, kim chi, dưa bắp cải muối… 
  • Các loại thức uống nhiều axit như: nước ngọt có gas, nước sấu, soda… 

3. Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ 

Nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ thường rất thích ăn đồ chiên rán. Tuy nhiên, đây là những thực phẩm thường có đặc tính cứng, nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe. Chúng không chỉ gây va chạm vào vị trí niêm mạc bị loét mà còn làm suy giảm lợi khuẩn, giảm hệ miễn dịch, khiến vết loét lâu lành và có thể nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu muốn giảm đau, giúp vết loét nhiệt miệng nhanh chóng biến mất, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này. 

4. Đồ uống chứa cồn, caffeine

Các loại thức uống chứa cồn, caffeine như rượu bia, cà phê, ca cao… đều là những thức uống không tốt cho sức khỏe của người bị nhiệt miệng. Chúng có thể làm kích thích đến vết loét, khiến bạn thường xuyên cảm thấy đau rát khó chịu. Không chỉ vậy, chúng còn làm vết loét của bạn kéo dài, lâu lành hơn bình thường. Do đó, khi bị nhiệt miệng, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng các loại trà như trà hoa cúc, trà xanh và các loại nước ép trái cây, rau củ ít đường. Không nên dùng rượu bia, cà phê… để tránh làm bệnh kéo dài, lâu lành hơn. 

5. Bị nhiệt miệng nên kiêng gì? – Các thực phẩm khác 

Bên cạnh các thực phẩm đã đề cập, người bị nhiệt miệng cũng cần hạn chế sử dụng các thực phẩm dưới đây:

  • Đồ ăn cay nóng: Dễ gây đau xót, khiến vết loét cần nhiều thời gian để hồi phục hơn. Tốt nhất nên để thức ăn vừa đủ nguội, chỉ còn hơi ấm, tránh các loại gia vị như tiêu, ớt… 
  • Đồ ăn mặn: Đồ ăn mặn chứa nhiều muối, gia vị, có thể khiến chúng ta cảm giác đau xót hơn khi ăn
  • Đồ ăn chứa nhiều đường: Thức ăn ngọt, đồ ăn chứa nhiều đường thường tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, dễ gây viêm, khiến vết loét nhiệt miệng lâu lành hơn. Vì thế, khi bị nhiệt miệng, bạn cần hạn chế ăn đồ ngọt như bánh kẹo, mứt, thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo… 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì. Khi bị nhiệt miệng, chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện phần nào cảm giác đau rát và rút ngắn thời gian hồi phục. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng vết loét nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên, nhiều lần trong năm Nhiệt Miệng Mãn Tính: Nguyên Nhân và Liệu Pháp Chữa Trị
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét nhiệt miệng hay tái phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của người…
Dùng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến chức năng gan Uống Kháng Sinh Gây Nhiệt Miệng và Cách Xử Trí Hiệu Quả

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường xuất hiện nhiều vào…

Trái cây tốt cho người bị nhiệt miệng Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Trái Cây Gì Để Mau Chóng Hồi Phục?

Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì để mau khỏi? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.…

Nhiệt miệng Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Trị

Thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém hoặc một số tình trạng sức khỏe là những tác nhân…

Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện

Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp…

Nhiệt miệng khi mang thai Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Do và Cách Xử Lý, Ngăn Ngừa

Nhiệt miệng khi mang thai là một trong những vấn đề thường gặp, hay xảy ra ở nhiều bà bầu.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua