Bà bầu bị viêm xoang nên làm gì? Thông tin cần biết
Bà bầu bị viêm xoang là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Cần chú ý để sớm khắc phục đúng cách, tránh bệnh trở nặng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ.
Tìm hiểu về tình trạng bệnh viêm xoang ở bà bầu
Bà bầu có thể bị viêm xoang vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tình trạng này xuất hiện khi mang thai sẽ đi kèm với những triệu chứng có phần nặng nề hơn bình thường.
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm xoang
Bà bầu có thể bị viêm xoang do một số nguyên nhân cơ bản như sau:
- Sức đề kháng của phụ nữ thường bị suy yếu ít nhiều trong quá trình mang thai.
- Thay đổi nội tiết tố cũng sẽ tác động và khiến cho màng nhầy trong xoang phình ra.
- Mẹ bầu từng bị dị ứng hay đã có tiền sử viêm xoang trước khi mang thai thì trong thai kỳ.
Gợi ý: Mổ viêm xoang nằm viên trong bao lâu? Chi phí mổ
2. Các triệu chứng nhận biết
Thông thường, một đợt viêm xoang cấp sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 tuần, còn viêm xoang mạn sẽ kéo dài từ trên 12 tuần. Bà bầu sẽ phải sống chung với một số triệu chứng điển hình sau đây:
- Tắc nghẹt, chảy nước mũi
- Đau nhức và cảm giác có áp lực ở quanh mặt
- Viêm đau và rát ở vùng cổ họng
- Đau đầu, chóng mặt
- Ho, sốt
Bà bầu bị viêm xoang có nguy hiểm không?
Khi triệu chứng bệnh trở nặng, bà bầu thường rất dễ bị mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng. Các phản ứng viêm trong hốc xoang không được ức chế có thể dẫn đến bội nhiễm và bệnh sẽ chuyển dần sang giai đoạn mãn tính.
Bệnh viêm xoang kéo dài thường đi kèm với tình trạng giảm cung cấp oxy ở bà bầu khi ngủ. Lúc này, lượng oxy cung cấp đến thai nhi cũng theo đó sụt giảm. Bà bầu rất dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật hay thai nhi chậm phát triển.
Chưa dừng lại ở đó, dịch mũi xoang tiết ra nhiều khiến mẹ bầu thường xuyên hỉ mũi để đẩy dịch ra ngoài. Thực hiện động tác này liên tục cũng sẽ gây kích thích cơn gò tử cung dẫn đến tình trạng dọa sẩy thai hoặc sinh non.
Thông tin nên biết: Mẹ bị viêm xoang có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Cách khắc phục tại nhà khi bà bầu bị viêm xoang
1. Vệ sinh mũi bằng nước muối
Việc dùng nước muối để vệ sinh mũi là mẹo rất an toàn dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bà bầu có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
- Chuẩn bị 1 bình xịt mũi sạch và cho nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% vào bình.
- Tiến hành xịt nước muối sinh lý từ mũi bên này sang mũi bên kia. Nên thực hiện cho mỗi bên mũi khoảng từ 2 – 3 lần. Khi xịt cần chú ý nghiêng đầu khoảng 1 góc 45 độ.
- Cần thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày và duy trì trong vài tuần.
2. Dùng nước nóng xông hơi
Hơi nóng sẽ khiến cho lỗ thông xoang được giãn nở ra. Từ đó giúp thoát chất nhầy ra bên ngoài dễ dàng hơn, khắc phục được tình trạng ứ đọng chất nhầy gây tắc nghẽn xoang.
Thực hiện:
- Bà bầu nên tiến hành vệ sinh mũi với nước muối sinh lý.
- Đun khoảng 1 lít nước sôi rồi cho ra tô và tiến hành xông mũi. Nhớ dùng chăn trùm kín đầu. Giữ khoảng cách giữa mặt và nước xông ít nhất 30cm.
- Sau khi xông khoảng 15 phút thì ngưng lại.
Với cách này nên duy trì thực hiện, 2 lần/ngày và 2 – 3 ngày/tuần.
Tham khảo thêm: Bị viêm xoang có nâng mũi được không? Những lưu ý cần biết
3. Bổ sung thêm nước
Uống nhiều nước sẽ hạn chế được tình trạng khô niêm mạc mũi hay căng tức mũi do viêm xoang. Bà bầu nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Có thể kết hợp dùng nước lọc cùng với nước canh, nước ép trái cây hay rau củ. Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng các đồ uống có gas, có cồn.
4. Tăng cường sức đề kháng
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm rau xanh và trái cây. Đồng thời cần hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, nhiều phụ gia.
- Chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với bà bầu đề rèn luyện đều đặn mỗi ngày.
- Đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận lúc ra đường. Giữ ấm cho cơ thể.
- Tránh thức khuya, không làm việc quá sức.
Để hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị bệnh viêm xoang, bà bầu cần chú ý:
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ
- Hạn chế hít hơi thuốc lá, thuốc phun tóc hay dầu thơm
- Kê gối cao khi ngủ để góp phần hỗ trợ đẩy chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
- Các biện pháp chăm sóc tại nhà không đáp ứng triệu chứng
- Sốt cao trên 38°C
- Ho và khạc ra đờm có màu vàng hay xanh lá
- Viêm xoang tái phát
Lúc này, để xác nhận hiện trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện:
- Nội soi mũi
- Chụp CT hay MRI
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số loại thuốc được dùng có thể là:
- Thuốc kháng Histamine
- Thuốc long đờm
- Thuốc giảm ho
- Thuốc thông mũi
Trước khi chỉ định bất cứ thuốc nào cho phụ nữ mang thai cần cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề lợi ích và rủi ro.
Đọc thêm: Chữa viêm xoang bằng lá trầu không đơn giản và hiểu quả
Biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm xoang cho bà bầu
- Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm cúm hay cảm lạnh.
- Đeo khẩu trang cẩn thận khi đến những nơi công cộng.
- Cần rửa tay thường xuyên với xà bông.
- Tránh xa các tác nhân dễ gây kích ứng.
Mang thai là thời kỳ nhạy cảm nên các bà bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe. Bà bầu bị viêm xoang cần theo dõi sát sao diễn tiến của triệu chứng để thăm khám kịp thời. Chú ý điều trị và chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn chi tiết cách dùng dầu dừa chữa viêm xoang
- Viêm xoang mũi có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!