Nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9 có tác dụng gì? Cách dùng
Nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9 có tác dụng gì? Đây là sản phẩm quen thuộc đối với những bệnh nhân bị sổ mũi, viêm họng, cảm cúm,… Tuy nhiên cần lưu ý nước muối không phải thuốc và hạn chế sử dụng hàng ngày.
Nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9 là gì?
Thành phần chính của nước muối Natri Clorid là (H2O) và muối (NaCl) với tỷ lệ 0,9% muối tương đối giống với hàm lượng muối trong môi trường cơ thể người. Nước muối đảm bảo độ vô khuẩn nên được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực y khoa, chăm sóc sức khỏe.
Tham khảo thêm: Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Giao – Hướng Dẫn Thực Hiện
Tác dụng của nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9
Dùng nước muối để nhỏ mắt
Với những người thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi ô nhiễm nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt. Nước muối có tác dụng làm trôi đi số lượng bụi và mầm bệnh và làm dịu bề mặt nhãn cầu.
Nước muối sinh lý dùng để rửa mũi
Dùng nước muối sinh lý chữa viêm xoang, viêm mũi giúp loại bỏ chất nhầy rất hiệu quả. Nước muối Natri Clorid dùng để nhỏ mũi được điều chế dưới dạng chai 100ml – 500ml. Các bác sĩ đã nhận định nước muối 0.9% dùng để nhỏ mắt có thể nhỏ mũi nhưng những loại nước muối dùng để nhỏ mũi đặc biệt sẽ không dùng được cho mắt.
Chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9 khi bạn có bệnh về mũi (viêm nhiễm, chảy máu, nhiều chất nhầy…).
Dùng nước muối súc miệng
Sử dụng nước muối súc miệng mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm họng, đau họng và các bệnh răng miệng.
Trẻ em dưới 10 tuổi không nên lạm dụng nước muối súc miệng. Nên ngậm nước muối ít nhất 30 giây và ngửa cổ súc miệng vài lần rồi nhổ bỏ.
Gợi ý: 11Các Loại Thuốc Trị Viêm Xoang Được Tin Dùng Hiện Nay
Tác dụng làm sạch vết thương của nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9
Tác dụng làm sạch vết thương của nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9 là bước cơ bản khi sơ cứu vết thương hở. Nhờ có nồng độ muối thấp nên khi sơ cứu vết thương bằng nước muối bạn sẽ không cảm thấy đau rát.
- Làm sạch bề mặt vết thương bằng gạc mềm.
- Dùng nước muối sinh lý dội lên vết thương hở và thực hiện các bước sơ cứu tiếp theo.
- Vệ sinh vết thương mỗi ngày 3- 4 lần bằng gạc mềm thấm nước muối.
Bạn nên phân biệt rõ nước muối Natri Clorid 0.9 chỉ có tác dụng làm sạch vết thương và không có tác dụng sát khuẩn.
Nước muối cũng có tác dụng giải độc
Những trường hợp người bệnh bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nôn mửa do ngộ độc thực phẩm… sẽ được cấp nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9 thải độc bằng cách uống trực tiếp hoặc truyền qua tĩnh mạch.
Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm xoang– Quy tắc cần tuân thủ
Cách dùng nước muối sinh lý cho trẻ em an toàn
Nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9 thường được dùng để rửa mũi, nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh. Mặc dù lành tính nhưng việc sử dụng nước muối rửa mũi, nhỏ mắt thường xuyên sẽ gây mất phản xạ bài tiết chất nhầy tự nhiên ở bé.
Lạm dụng nước muối sinh lý có thể dẫn đến hệ luỵ như bề mặt niêm mạc giảm độ ẩm, trẻ bị khô rát cổ họng và khoang mũi.
Khi rửa mũi hoặc nhỏ mắt cho bé bằng nước muối, cha mẹ nên bình tĩnh và thận trọng để tránh làm trẻ ho sặc, quấy khóc. Mỗi tuần chỉ cần rửa mũi cho bé 1 lần (với những bé khoẻ mạnh) và 2 – 3 lần (với những bé có đờm, viêm hoặc ngạt mũi).
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có được dùng nước muối?
Phụ nữ mang thai thường sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9 để rửa mũi, nhỏ mắt và vệ sinh vùng kín. Thực hiện rửa mũi bằng nước muối là điều kiện bắt buộc mỗi tuần 1 – 2 lần để người mẹ loại bỏ các mầm bệnh phát sinh thông qua đường hô hấp.
Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng nước muối để vệ sinh vùng kín nhưng chỉ với trường hợp người mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu. Sử dụng nước muối vệ sinh hàng ngày có thể làm mất độ cân bằng pH tự nhiên ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
Bảo quản nước muối Natri clorid 0,9 đúng cách
Cách bảo quản nước muối sinh lý Natri Clorid có đề cập trên bao bì. Những nguyên tắc cơ bản là bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt và không để dưới ánh sáng trực tiếp.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng nước muối Natri clorid 0,9
- Sốt, tim đập nhanh.
- phát ban và ngứa ngoài da.
- Khô rát cổ họng, khan tiếng.
- Vùng da rửa nước muối bị tấy đỏ.
- Đau nhức khớp hoặc sưng phù.
- Các nốt mẩn đỏ ngoài da.
- Khó thở, thở hụt hơi.
- Sưng phù, đỏ mắt sau khi nhỏ nước muối.
- Đau thắt ngực.
- Khó nuốt.
Mặc dù tỷ lệ người gặp phải các tác dụng phụ kể trên là rất thấp nhưng nếu sau khi sử dụng bạn có các dấu hiệu trên nên đến trung tâm Y tế gần nhất để theo dõi. Bạn cũng hãy nhớ rằng những loại nước muối tự pha tại nhà có thể sẽ có thành phần và nồng độ tương đương nhưng nếu không biết cách bảo quản thì nước muối dễ bị tái nhiễm khuẩn gây bất lợi cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc trị viêm xoang Thanh Mộc Hương – Cách dùng và giá bán
- 7 Cây Thuốc Nam Trị Viêm Xoang Sàng Hiệu Quả An Toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!