Trẻ bị tiểu són – Nguyên nhân và cách khắc phục cho con

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu són ở trẻ. Nếu trẻ bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám chữa kịp thời. Nếu trẻ tiểu són do bị ho hoặc tiểu chưa sạch nước trong bàng quang, có thể khắc phục tại nhà.

Són tiểu ở trẻ là tình trạng trẻ tiểu không tự chủ.
Són tiểu ở trẻ là tình trạng trẻ tiểu không tự chủ.

Hiện tượng trẻ bị són tiểu

Són tiểu là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh rối loạn tiểu tiện. Són tiểu là tình trạng tiểu không tự chủ. Nước tiểu thường tự động trào ra khỏi cơ quan sinh dục khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc chưa kịp di chuyển đến nhà vệ sinh.

Són tiểu có thể xảy ra với bất cứ ai. Trẻ em là một trong những đối tượng thường hay mắc chứng són tiểu. Són tiểu ở trẻ không phải là căn bệnh nguy hiểm, không phải là dấu hiệu của lão hóa.

Một số triệu chứng của bệnh són tiểu là:

  • Nước tiểu rò rỉ ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc đang tập thể dục;
  • Nước tiểu nhỏ giọt ra ngoài thường xuyên, không thể kiềm giữ lại;
  • Buồn tiểu đột ngột nên không kịp di chuyển đến nhà vệ sinh thì đã tiểu ra ngoài.

Nguyên nhân tình trạng són tiểu ở trẻ

Són tiểu ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày ở trẻ. Nguyên nhân gây ra són tiểu ở trẻ em thường là do:

  • Cơ quanh niệu đạo bị yếu hoặc bị tổn thương: Cơ quanh niệu đạo không kiểm soát được nước tiểu, khiến cho nước tiểu dễ bị thoát ra ngoài dù bàng quang không co thắt;
  • Tiểu chưa hết: Nếu trẻ tiểu chưa hết, nước tiểu vẫn còn trong bàng quang, bàng quang sẽ nhanh đầy nước trở lại. Khi nước tiểu quá đầy, nước tiểu sẽ tự thoát ra ngoài;
  • Niệu đạo có khối u bất thường: Khi niệu đạo có khối u, dòng nước tiểu sẽ bị chặn lại, khó thoát ra ngoài hết. Do đó, khi đầy bàng quang, nước tiểu sẽ rỉ dần ra ngoài để thoát bớt nước;
  • Chứng sỏi tiết niệu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng són tiểu;
  • Những chấn thương ở cột sốt khiến cho các dây thần kinh ở bàng quang gặp trục trặc. Từ đó, việc xử lý và kiểm soát nước tiểu khó khăn, dẫn đến tiểu không tự chủ;
  • Một số bệnh lý rối loạn thần kinh như Parkinson, u não, đa xơ cứng,… sẽ gây ra những rối loạn kiểm soát nước tiểu ở bàng quang, dễ gây ra tình trạng són tiểu;
  • Bàng quang bị nhiễm trùng;
  • Trẻ bị mắc chứng ho: Khi bị ho vài ngày, cơ kiểm soát nước tiểu ở niệu đạo bị yếu đi, không đủ sức khỏe để giữ nước tiểu. Từ đó, trẻ bị són tiểu.

Trên đây chỉ là một số nguyên nhân phổ biến của chứng són tiểu mà trẻ có thể gặp. Cần lưu ý rằng, cấu tạo cơ quan sinh dục và bài tiết ở bé trai và bé gái có sự khác nhau. Do đó, nguyên nhân són tiểu giữa các bé sẽ có sự khác nhau.

Ho nhiều cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng són tiểu ở trẻ.
Ho nhiều cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng són tiểu ở trẻ.

Nếu nguyên nhân gây són tiểu ở trẻ chỉ là do trẻ chưa tiểu ra hết, trẻ bị ho thì đều là các triệu chứng lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu trẻ bị són tiểu thường xuyên mà không phải vì hai nguyên nhân trên, bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị.

Một số cách khắc phục, điều trị són tiểu ở trẻ

1. Khắc phục tại nhà

Khi trẻ bị mắc són tiểu vì những nguyên nhân lành tính như trẻ bị ho, trẻ tiểu chưa hết, bậc cha mẹ không cần lo lắng mà có thể tự xử lý, khắc phục tại nhà.

Một số cách khắc phục són tiểu cho con trẻ là:

  • Điều trị dứt điểm bệnh ho ở trẻ;
  • Khuyến khích, tập cho trẻ tiểu hết nước ở trong bàng quang;
  • Mang tã giấy cho trẻ;
  • Vệ sinh vùng kín của trẻ sạch sẽ hàng ngày;
  • Cho trẻ uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi;
  • Hạn chế cho trẻ dùng các loại đồ uống kích thích bàng quang như thức uống có gas, thức uống ngọt, cà phê.
Tập cho trẻ thói quen đi tiểu sạch nước trong bàng quang để tránh bị són tiểu.
Tập cho trẻ thói quen đi tiểu sạch nước trong bàng quang để tránh bị són tiểu.

2. Uống thuốc

Trong trường hợp trẻ bị són tiểu do bệnh lý, trẻ cần được điều trị đúng cách. Nếu trẻ bị mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, trẻ sẽ được cho dùng một số loại thuốc kháng sinh, có tác dụng diệt vi trùng, sát khuẩn bàng quang.

Nếu trẻ bị sỏi bàng quang kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống thuốc lợi tiểu, kết hợp với uống nhiều nước. Cách này sẽ giúp sỏi tan dần và được tống ra ngoài theo đường tiểu.

Nếu bị mắc són tiểu do chứng ho, trẻ chỉ cần dùng một số loại thuốc để trị dứt điểm chứng ho. Tuy nhiên, khi điều trị ho cho trẻ, bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc.

Cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị són tiểu.
Cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị són tiểu.

Hiện nay, rất nhiều bà mẹ lựa chọn điều trị chứng tiểu són cho con bằng thuốc nam, phương pháp này vừa lành tính lại điều trị dứt điểm cho bé, nâng cao thể trạng sức khỏe toàn diện. Dựa trên nguyên nhân gây ra tiểu són, các lương y sẽ đưa ra phác đồ chữa trị thích hợp nhất.

3. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng cho trường hợp không thể điều trị bằng thuốc. Nếu trẻ bị són tiểu vì sỏi bàng quang lớn, niệu đạo có khối u bất thường,… bác sĩ sẽ thực hiện những phẫu thuật để điều trị những bất thường ở bàng quang, niệu đạo. Cách này sẽ giúp điều trị dứt điểm tình trạng són tiểu ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp điều trị sau cùng. Bởi vì đi kèm với phẫu thuật luôn có các rủi so. Bậc cha mẹ cần cân nhắc trong việc lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ.

Cần điều trị ở những cơ sở y tế uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong nghề.

Phòng ngừa chứng són tiểu ở trẻ

Són tiểu gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của cả người lớn và trẻ em. Để phòng tránh cho trẻ mắc phải chứng són tiểu, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Tập cho trẻ thói quen đi bộ nhẹ, tập thể dục hàng ngày để rèn luyện sức khỏe;
  • Tập cho trẻ tiểu hết nước trong bàng quang;
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng;
  • Tránh cho trẻ ăn mặn, ăn cay nóng, ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ;
  • Hạn chế cho trẻ dùng nước ngọt, nước có gas,… vì sẽ kích thích bàng quang;
  • Vệ sinh vùng kín của trẻ hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng;
  • Cho trẻ chơi các trò chơi an toàn, vừa sức, tránh để trẻ bị thương vùng kín, cột sống,…;
  • Không cho trẻ tiếp xúc với nguồn văn hóa xấu, tiêu cực vì dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ;
  • Hướng dẫn trẻ đi tiểu khi cơ thể có nhu cầu, không nên nhịn tiểu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị, chẩn đoán bệnh,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Ngày đăng 09:44 - 01/07/2023 - Cập nhật lúc: 11:46 - 28/05/2024
Chia sẻ:
Sỏi đường tiết niệu – nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Sỏi đường tiết niệu là tình trạng xuất hiện các tinh thể kết tinh ở đường tiết niệu. Sỏi tiết niệu…

Khó tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Khi đi tiểu, cần phải rặn mạnh hoặc rặn lâu nước tiểu mới ra, rất có thể người bệnh đã…

Protein niệu trong viêm cầu thận cấp Protein niệu trong viêm cầu thận cấp – Điều cần biết

Protein niệu trong viêm cầu thận cấp là tình trạng xuất hiện protein trong nước tiểu và là một trong…

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh có giá bán khoảng 64.000/chai. Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh có công dụng trị đái dầm, đái tháo nhạt, tiểu buốt, tiểu rắt,... Thuốc…

U bàng quang ác tính là gì? Chữa được không?

U bàng quang ác tính (hay ung thư bàng quang) là bệnh lý xảy ra khi có sự hiện diện…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua