Đau bụng buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì, phải làm sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Căng thẳng, stress, rối loạn tiêu hóa là những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng và buồn nôn. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, hội chứng ruột kích thích, viêm cầu thận…

Đau bụng, buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì?
Đau bụng buồn nôn kèm đi ngoài, chóng mặt và mệt mỏi là triệu chứng của bệnh gì?

Thường xuyên đau bụng buồn nôn là bệnh gì?

Đau bụng và buồn nôn là triệu chứng rất phổ biến, có thể gặp ở trẻ nhỏ, người trưởng thành, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Trong vài trường hợp, bệnh có thể đi kèm với tình trạng mệt mỏi, đi ngoài, chóng mặt…

Trước khi tiến hành điều trị, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng buồn nôn kéo dài, cụ thể:

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những vấn đề sức khỏe có liên quan đến triệu chứng đau bụng và buồn nôn. Bệnh xảy ra khi niêm mạc ở dạ dày bị viêm loét, dẫn đến hiện tượng đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, đầy hơi…

Với những người bị viêm loét mãn tính, bệnh thường đi kèm với triệu chứng mệt mỏi do cơ thể kém hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm.

Tham khảo: Cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn dứt điểm từ nguyên nhân

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Hội chứng GERD – trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi van thực quản bị suy yếu, dẫn đến tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng.

Hội chứng GERD
Hội chứng GERD thường gây đau bụng, ợ hơi, ợ chua, đau rát cổ họng, buồn nôn…

Hội chứng này đặc trưng bởi tình trạng đau bụng (thường đau ở thượng vị), buồn nôn, ói mửa, đau rát họng và khàn tiếng. Bên cạnh đó, hội chứng GERD còn biểu hiện thông qua triệu chứng ợ nóng, ợ hơi và ợ chua.

3. Hội chứng Zollinger-Ellison

Hội chứng Zollinger-Ellison (ZES) xảy ra khi cơ quan tiêu hóa xuất hiện khối u gastrin. Khối u này tạo ra hormone nhằm kích thích dạ dày tăng sinh acid, từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Phần lớn các trường hợp mắc hội chứng Zollinger-Ellison đều do tự phát, khối u xuất hiện chủ yếu ở hạch bạch huyết, tuyến tụy hoặc tá tràng. Sự tăng sinh dịch vị quá mức do hội chứng này có thể gây ra triệu chứng đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.

4. Xuất huyết tiêu hóa trên

Xuất huyết đường tiêu hóa trên là hiện tượng vỡ tĩnh mạch gây chảy máu ở dạ dày và thực quản, có thể khởi phát do hội chứng Mallory Weiss, viêm/ loét thực quản, u thực quản, loét dạ dày, ung thư dạ dày… Đây là một trong những dạng cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm. Nếu không kịp thời điều trị, bạn có thể bị mất máu nhiều, gây sốc, hạ huyết áp và suy hô hấp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết tiêu hóa trên
Đau bụng buồn nôn kèm theo triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi có thể là dấu hiệu do xuất huyết tiêu hóa trên

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết đường tiêu hóa trên, bao gồm: Đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn ra bã màu cà phê hoặc có lẫn máu với thức ăn, chóng mặt, mệt mỏi, người rã rời, mất sức…

5. Nhiễm giun sán

Giun sán là những loài ký sinh trùng sinh sống trong đường ruột của con người. Bạn có thể bị nhiễm sán, giun do ăn thực phẩm tươi sống, vệ sinh tay kém và uống nước chưa được đun sôi.

Khi bị nhiễm giun sán, cơ thể thường có dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, đói nhanh hơn bình thường, da dẻ xanh xao, đau bụng, hay buồn nôn, rối loạn đại tiện… Tình trạng nhiễm giun sán chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ yếu ớt và chưa phát triển hoàn chỉnh.

6. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa xảy ra khi cơ quan tiêu hóa co thắt bất thường do một số tác nhân kích thích. 

đau bụng buồn nôn chóng mặt
Rối loạn tiêu hóa điển hình với tình trạng đau quặn bụng, đi ngoài, buồn nôn và mệt mỏi do mất nước

Triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa là đau bụng kéo dài, buồn nôn, đi ngoài (tiêu chảy), mất nước, mệt mỏi, đầy hơi…

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do lạm dụng thuốc kháng sinh, uống quá nhiều rượu bia, ăn thực phẩm bẩn, hệ miễn dịch suy yếu…

Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích và cách xử lý tận gốc bằng giải pháp YHCT

7. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) là hiện tượng ruột già bị co thắt quá mức, gây ra triệu chứng đau quặn bụng, khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng, rối loạn đại tiện…

Hội chứng này thường gây ra triệu chứng nặng nề và kéo dài, khiến cơ thể sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, dễ chóng mặt và suy nhược. 

8. Căng thẳng và stress

Hệ tiêu hóa không chỉ chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt mà còn bị tác động bởi hoạt động của hệ thần kinh. Vì vậy tình trạng stress và căng thẳng có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid, gây ra cảm giác buồn nôn, đau bụng và khó tiêu.

Ở những người bị stress kéo dài, niêm mạc dạ dày thường có xu hướng bị viêm và loét.

9. Viêm ruột thừa cấp

Viêm ruột thừa cấp thường gây đau bụng dữ dội (đau vùng bụng dưới bên phải), đi kèm với triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa…

Bệnh lý này là một dạng cấp cứu ngoại khoa. Vì vậy khi nhận thấy triệu chứng, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được phẫu thuật kịp thời. Với những trường hợp chậm trễ, ruột thừa có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng phúc mạc, áp xe ổ bụng và gây tử vong.

10. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm cầu thận, viêm niệu đạo, viêm bàng quang…) cũng có thể gây đau bụng (chủ yếu là đau vùng bụng dưới).

Đau bụng buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì?
Nhiễm trùng ở đường tiết niệu gây đau âm ỉ bụng dưới, tiểu buốt, sốt, ớn lạnh và buồn nôn

Ngoài ra hiện tượng nhiễm trùng ở những cơ quan này có thể làm phát sinh triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu, dịch mủ và gây ra một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, chóng mặt,…

11. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Dấu hiệu nhận biết là hiện tượng đau bụng dưới, táo bón, chảy máu âm đạo, buồn nôn, chóng mặt, khó thở…

12. Đau bụng kinh

Đau bụng kinh xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau lưng và tiêu chảy.

đau bụng buồn nôn phải làm sao
Hormone tăng cao trong chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân gây đau bụng dưới, mệt mỏi…

Nguyên nhân gây đau bụng kinh được xác định là do nồng độ hormone tăng cao, sức khỏe yếu, ít vận động, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học.

13. Ung thư đường tiêu hóa

Bên cạnh đó, triệu chứng đau bụng, muốn nôn, chóng mặt và đi ngoài cũng có thể là dấu hiệu của ung thư đường tiêu hóa. Các loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến bao gồm ung thư thực quản, dạ dày, đại – trực tràng…

Ngoài những triệu chứng kể trên, khối u ác tính ở cơ quan tiêu hóa còn có thể khiến cơ thể suy nhược, xanh xao, thường xuyên đi ngoài hoặc táo bón, người sụt cân bất thường, đại tiện/ nôn ói ra máu…

14. Các nguyên nhân khác

Trong một số trường hợp ít gặp, triệu chứng đau bụng buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt… có thể khởi phát do những nguyên nhân sau:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Viêm nhiễm vùng kín
  • Nhiễm trùng đường mật
  • Sỏi mật
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Dị ứng thực phẩm

Đọc thêm: Đau bụng dưới buồn nôn – Nguyên nhân và cách trị

Đau bụng buồn nôn có nguy hiểm không?

Với những trường hợp do căng thẳng, stress, hormone tăng cao trong chu kỳ kinh nguyệt… triệu chứng đau bụng nôn ói thường không gây nguy hiểm.

Trong khi đó, buồn nôn, đau bụng đi kèm với mệt mỏi, chóng mặt và đi ngoài do các bệnh lý tiềm ẩn (ung thư, xuất huyết tiêu hóa, viêm đại tràng co thắt, nhiễm trùng đường tiết niệu…) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dễ gây biến chứng nếu không được khắc phục kịp thời.

Cách khắc phục triệu chứng đau bụng và buồn nôn

Nếu gặp phải các triệu chứng đau bụng , buồn nôn này, người bệnh nên sớm tìm giải pháp điều trị để khắc phục nhanh chóng, tránh để lâu dẫn đến biến chứng.

1. Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa

Tìm gặp bác sĩ là điều bạn nên thực hiện khi nhận thấy đau bụng và buồn nôn kéo dài hơn 3 ngày hoặc đi kèm với các biểu hiện nặng nề như đi ngoài, chóng mặt, mệt mỏi. Bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng, thực hiện nội soi, X-Quang, siêu âm, sinh thiết mô, xét nghiệm máu và nước tiểu để chẩn đoán bệnh lý mà bạn mắc phải.

đau bụng buồn nôn phải làm sao
Nếu đau bụng, nôn ói kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám

Triệu chứng đau bụng buồn nôn khởi phát do nhiều nguyên nhân sinh lý và bệnh lý khác nhau. Vì vậy việc tự xác định bệnh thông qua biểu hiện lâm sàng dễ gây nhầm lẫn. 

2. Can thiệp các phương pháp điều trị

Trừ trường hợp do stress, căng thẳng và đau bụng kinh, phần lớn bệnh nhân bị bệnh kéo dài đều phải can thiệp các phương pháp điều trị (sử dụng thuốc và phẫu thuật).

triệu chứng đau bụng buồn nôn
Nếu khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, bạn nên can thiệp điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y để làm giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng để tránh những tình huống rủi ro không đáng có.

3. Giảm đau bụng buồn nôn với biện pháp tại nhà

Bạn cũng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn và đau bụng với những biện pháp tại nhà. Các biện pháp này thích hợp với những trường hợp bị đau bụng kinh, rối loạn tiêu hóa và căng thẳng kéo dài. Trong trường hợp mắc các bệnh lý tiềm ẩn, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để hỗ trợ quá trình chữa trị.

đau bụng buồn nôn đi ngoài
Uống trà gừng, chanh và mật ong nhằm giảm cảm giác buồn nôn và đau thượng vị

Biện pháp giảm đau bụng, nôn ói sau:

  • Chườm túi ấm lên vùng bụng để xoa dịu cơn đau.
  • Uống trà gừng, chanh và mật ong nhằm giảm cảm giác buồn nôn, đầy bụng và ợ nóng.
  • Ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước để trung hòa dịch vị dạ dày, hỗ trợ thận và bàng quang bài tiết vi khuẩn và virus.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa để phục hồi tổn thương ở cơ quan tiêu hóa và tiết niệu.
  • Sử dụng tinh dầu bạc hà, đinh hương, vỏ cam… nhằm giảm nhanh cảm giác buồn nôn.
  • Gối đầu cao để hạn chế dịch vị dạ dày trào ngược, từ đó làm giảm buồn nôn, đau thượng vị và ợ hơi.
  • Bổ sung nước ép trái cây, rau củ, sữa hoặc nước muối pha loãng để bù điện giải và bù nước cho cơ thể.
  • Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ có thể giảm ợ hơi khi ngủ và hạn chế buồn nôn vào sáng sớm.
  • Giảm căng thẳng bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, bơi lội, đọc sách, yoga hoặc gặp gỡ bạn bè.

Bài viết đã tổng hợp các vấn đề sức khỏe có liên quan đến triệu chứng đau bụng buồn nôn và hướng dẫn một số các biện pháp xử lý tại nhà. Trong trường hợp triệu chứng đi kèm với các biểu hiện nặng nề (nôn ra máu, hạ huyết áp, đau quặn bụng, ớn lạnh…), bạn nên đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Các cách chữa bệnh dạ dày bằng lá cây hiệu quả, dễ kiếm

Ngoài dùng thuốc thì việc chữa bệnh dạ dày bằng lá cây cũng được rất nhiều bệnh nhân áp dụng.…

Cách chữa đau dạ dày bằng đậu rồng đơn giản nhưng hiệu nghiệm

Chữa đau dạ dày bằng đậu rồng là phương pháp dân gian an toàn, được nhiều người tin dùng và…

TOP 3 Mẹo Dùng Dầu Dừa Chữa Bệnh Dạ Dày Cực Hay

Dầu dừa chữa bệnh dạ dày là phương pháp dân gian phổ biến và được nhiều người bệnh áp dụng.…

Đau dạ dày có uống nước cam được không? Lợi hay hại?

Đau dạ dày có uống nước cam được không là vấn đề mà nhiều người đang mắc phải căn bệnh…

thuốc đông y chữa đau dạ dày 5 bài thuốc đông y chữa đau dạ dày tốt nhất và lưu ý

Dùng thuốc đông y chữa đau dạ dày là giải pháp được nhiều người bệnh chọn lựa bên cạnh việc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua