Hội chứng GERD là gì và các thông tin cần biết
Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, còn được biết đến với tên gọi GERD, là tình trạng acid từ dạ dày chảy ngược lên thực quản. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời , tình trạng này sẽ gây ra các biểu hiện như: nóng rát, khó chịu ở cổ họng và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Hội chứng GERD là gì?
Hội chứng GERD, viết tắt của Gastroesophageal Reflux Disease, là tình trạng acid dạ dày thường xuyên chảy ngược vào thực quản, gây viêm và có thể làm loét niêm mạc thực quản. Bệnh này không phân biệt đối tượng và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tại nhiều thời điểm khác nhau.
Mức độ của bệnh được đánh giá dựa trên tần suất trào ngược: trào ngược ít nhất 1 lần/tuần được coi là nhẹ; trào ngược 2 lần/tuần trở lên cần được chú ý vì có thể chỉ ra mức độ từ trung bình đến nặng và cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây hội chứng GERD
Hội chứng GERD xảy ra khi cơ thắt dưới thực quản không đóng chặt, cho phép acid dạ dày trào ngược. Các yếu tố gây suy yếu cơ này bao gồm:
- Thường xuyên uống rượu bia hoặc hút thuốc lá
- Tác dụng phụ của thuốc Tây, đặc biệt là các loại thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin. Ngoài ra cũng có thể là do phản ứng phụ của thuốc huyết áp, thuốc holeccustokinine
- Bệnh lý: Thoát vị hoành, bệnh lý nhiễm khuẩn ở thực quản gây xơ, tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản hoặc, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
- Thói quen ăn uống không khoa học như ăn quá no hoặc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo gây khó tiêu…
Xem thêm: Hội chứng GERD là gì và các thông tin cần biết
Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng GERD
Một vài yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh GERD như:
- Thừa cân hoặc béo phì
- Mang thai
- Người bị căng phần trên của dạ dày
Yếu tố khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản thêm trầm trọng như:
- Ăn nhanh, ăn nhiều bữa lớn hoặc ăn quá khuya
- Hút thuốc lá, uống rượu bia
- Sử dụng thực phẩm cứng, khó tiêu hoặc chứa nhiều chất béo
Triệu chứng hội chứng GERD
Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân thường bắt gặp các triệu chứng thông thường sau đây:
- Đau, nóng rát ở ngực
- Khó nuốt
- Ợ nóng sau khi ăn hoặc vào ban đêm
- Cảm giác có khối u trong cổ họng
Ngoài các triệu chứng này ra, nếu bệnh kéo dài, người bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề như:
- Viêm thanh quản
- Ho mãn tính
- Hen suyễn
- Trào ngược acid gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
Triệu chứng GERD ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết chứng trào ngược acid ở trẻ sơ sinh như:
- Khó nuốt, trẻ từ chối ăn hoặc khó chịu trong hoặc sau khi ăn
- Nghẹt thở, ho hoặc viêm phổi tái phát
- Khó ngủ hay quấy khóc
Nếu gặp phải các biểu hiện nêu trên hoặc nghi ngờ bé bị trào ngược dạ dày thực quản, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để khám.
Đọc thêm: Đau bụng buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì, phải làm sao?
Người bệnh nên thăm khám GERD khi nào?
Bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám khi gặp triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản như đau ngược, khó thở hoặc đau cánh tay, quai hàm. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiểm tra sức khỏe khi gặp các trường hợp sau:
- Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra với tần suất nhiều trong tuần
- Sau khi sử dụng thuốc không kê đơn bị ợ nóng hơn hai lần trong tuần
Biến chứng của hội chứng GERD
Trào ngược thực quản nếu không được tiến hành chữa kịp thời có thể gây nên những biến chứng như:
- Tổn thương thực quản dưới do acid dạ dày gây nên sẽ khiến mô sẹo hình thành. Các mô sẹo này sẽ thu hẹp đường dẫn thức ăn dẫn đến tình trạng khó nuốt
- Acid dạ dày có thể làm mòn các mô trong thực quản và gây nên các vết loét. Loét có thể gây chảy máu, đau nhức và khó nuốt
- Aicd dạ dày có thể gây nên những thay đổi trong mô lót thực quản dưới. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
- GERD gây ho mãn tính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, phổ biến nhất là bệnh hen suyễn
Chẩn đoán hội chứng GERD
Bên cạnh việc chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản dựa trên tiền sử và dấu hiệu bệnh, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm sau:
- Nội soi đại tràng
- Thăm dò acid ambulatory (pH)
- Nhân trắc thực quản
- Chụp X – quang hệ thống tiêu hóa
Tham khảo: Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng phải làm sao?
Điều trị hội chứng GERD
Thông thường, để điều trị bệnh trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, tùy thuộc và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể
1. Chữa GERD bằng thuốc không kê toa
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có thể sử dụng các loại thuốc không kê toa sau đây để cải thiện tình trạng bệnh:
- Thuốc giảm acid dạ dày: Gồm nizatidine (Axid AR), cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC), và ranitidine (Zantac) giúp giảm đau và hạn chế sản xuất acid.
- Thuốc kháng acid: Như Rolaids, Tums, và Mylanta giúp giảm đau nhanh chóng. Cần thận trọng không lạm dụng để tránh tiêu chảy hoặc vấn đề thận.
- Thuốc ức chế sản xuất acid và chữa lành thực quản: Lansoprazole (Prevacid 24 HR) và omeprazole (Prilosec OTC, Zegerid OTC).
2. Điều trị bằng thuốc kê đơn
Một số loại thuốc kê đơn thường được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh trào ngược dạ dày như:
- Thuốc ức chế thụ thể H-2: Ví dụ ranitidine (Zantac), nizatidine. Có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng nhưng không nên dùng lâu dài do nguy cơ gãy xương và thiếu vitamin B12.
- Thuốc ức chế bơm proton: Bao gồm rabeprazole (Aciphex), omeprazole (Prilosec, Zegerid), dexlansoprazole (Dexilant), lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), esomeprazole (Nexium). Có khả năng dung nạp tốt nhưng có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, thiếu B12, đau đầu và tăng nguy cơ loãng xương.
- Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới: Baclofen giảm triệu chứng GERD nhưng có thể gây mệt mỏi và buồn nôn. Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng.
3. Phẫu thuật
Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, phẫu thuật có thể là lựa chọn để giải quyết triệu chứng GERD và ngăn chặn biến chứng. Phẫu thuật thường áp dụng là Nissen fundoplication qua soi ổ bụng, tạo van dạ dày ảo quanh thực quản dưới, hiệu quả trong việc ngăn trào ngược ở khoảng 80-90% trường hợp.
Tuy nhiên, vẫn có rủi ro tử vong và các vấn đề như khó ợ, khó nuốt, chướng hơi sau mổ, do đó, bệnh nhân nên xem xét kỹ và chỉ phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
Biện pháp khắc phục hội chứng GERD tại nhà
Một số thay đổi tại nhà có thể giúp kiểm soát và khắc phục triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả. Chẳng hạn người bệnh nên tuân thủ các gợi ý sau:
- Từ bỏ hút thuốc lá
- Tránh ăn nhiều bữa lớn trong ngày
- Không nên ăn xong nằm liền
- Nên giảm cân
- Không nhai kẹo cao su sau khi ăn
- Tránh mặc quần áo chật, bó sát
- Hạn chế ăn những thực phẩm khó tiêu
Ngoài thay đổi lối sống, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại trà thảo mộc sau đây để cải thiện bệnh. Cụ thể:
- Trà hoa cúc
- Rễ cây cam thảo
- Trà gừng mật ong
- Cây chè dây
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các liệu pháp thư giãn thả lỏng cơ thể nhằm giúp giảm stress, căng thẳng và kiểm soát bệnh.
Hội chứng GERD không chỉ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị bệnh sớm nhằm giúp quản lý bệnh tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Trào ngược dạ dày ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị
- Top 10 Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Đơn Giản
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!