Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào, làm sao phòng ngừa?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm, dễ lây nhiễm qua các con đường như: quan hệ tình dục, tiếp xúc với vật trung gian có virus bệnh, truyền từ mẹ sang con,… Để biết thêm chi tiết và cách phòng ngừa, bạn đọc có thể đọc ở bài viết này.

Sùi mào gà lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn, qua đường tiếp xúc với vết thương hở,...
Sùi mào gà lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn, qua đường tiếp xúc với vết thương hở,…

Tổng quan về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà một một căn bệnh xã hội, lây lan không ngừng. Bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human Papilloma Virus) tấn công vào cơ thể và gây nên. Khi cơ thể tiếp xúc với loại virus này, tại vùng da đó sẽ xuất hiện những đám mụn cóc sần sùi, trông tựa như súp lơ hoặc mào gà.

Bệnh sùi mào gà thường lây lan qua đường tình dục. Virus HPV sẽ tấn công vào cơ thể qua các vết thương hở, vết xước,… Do đó, nếu quan hệ tình dục không dùng bao cao su, bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh sùi mào gà dù ở độ tuổi, giới tính nào.

Nếu có quan hệ bằng miệng (oral sex) hoặc quan hệ qua đường hậu môn (anal sex) với người bị mắc sùi mào gà, virus cũng có thể tấn công và gây bệnh tại môi, khoang miệng, lưỡi, hậu môn của người khỏe mạnh.

Virus HPV là nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà.
Virus HPV là nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà.

Bệnh sùi mào gà thường có các triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy tại bộ phận sinh dục;
  • Trên da xuất hiện nhiều mụn nhỏ, có màu xám hoặc màu hồng;
  • Mụn nhỏ nằm sát nhau, trông như súp lơ;
  • Mụn sẽ bị vỡ, chảy máu khi cọ xát, quan hệ tình dục.

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Bệnh sùi mào gà có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua những con đường sau:

Đường tình dục

Khi quan hệ tình dục, các mụn nước sùi mào gà có thể bị vỡ ra và phát tán rất nhiều virus gây bệnh. Trong trường hợp không sử dụng bao cao su khi quan hệ, virus sẽ tấn công vào cơ thể người khỏe mạnh qua các vết trầy xước trên da, niêm mạc nếu có. Chúng sẽ xuất hiện ở bên ngoài âm hộ, bên trong âm đạo, ở tinh hoàn, đầu dương vật, lưỡi, vành môi,…

Virus HPV dễ xâm nhập vào cơ thể nhất qua đường tình dục, gây ra bệnh sùi mào gà.
Virus HPV dễ xâm nhập vào cơ thể nhất qua đường tình dục, gây ra bệnh sùi mào gà.

Đường tiếp xúc thông thường

Trong sinh hoạt thường ngày, virus HPV vẫn có thể gây bệnh cho người khỏe mạnh qua các tiếp xúc thông thường. Lúc này, vi khuẩn HPV có thể lây truyền qua các vật dùng trung gian như bồn cầu, bàn chải đánh răng, quần áo, khăn mặt,… Virus thường xâm nhập qua các vết thương hở, các vết xước ngoài da, niêm mạc, mắt.

Đường từ mẹ truyền sang con

Trẻ nhỏ cũng cơ thể bị mắc sùi mào gà nếu người mẹ, người nuôi dưỡng trẻ mắc bệnh. Trong quá trình chăm sóc trẻ, vệ sinh cơ quan sinh dục của trẻ, nếu người bị sùi mào gà không cẩn thận, có thể khiến virus xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh. Trẻ em bị sùi mào gà tại cơ quan sinh dục, nếu không được phát hiện sớm để điều trị, có thể gây ra ung thư dương vật hoặc gây ảnh hưởng đến cổ tử cung, tử cung.

Sùi mào gà có thể lây truyền từ mẹ sang trẻ nếu chăm sóc vùng kín trẻ không đúng cách.
Sùi mào gà có thể lây truyền từ mẹ sang trẻ nếu chăm sóc vùng kín trẻ không đúng cách.

Làm sao để phòng ngừa bệnh sùi mào gà lây nhiễm?

Sùi mào gà là căn bệnh do virus tấn công, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Để phòng ngừa sùi mào gà, chúng ta nên:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;
  • Thận trọng khi lựa chọn đối tượng quan hệ, cần xét nghiệm các bệnh xã hội trước khi thực hiện quan hệ;
  • Thận trọng khi quan hệ bằng miệng, quan hệ qua đường hậu môn;
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác, nhất là với người bị bệnh;
  • Sống chung thủy, một vợ một chồng hoặc một bạn tình;
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay quần áo và giặt giũ hàng ngày;
  • Ăn uống đầy đủ chất, để hệ miễn dịch khỏe mạnh;
  • Tránh quan hệ tình dục khi vùng kín đang có vết trầy xước;
  • Khi thấy vùng kín có bất kỳ triệu chứng lạ nào, cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Một số phương pháp điều trị sùi mào gà

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội, nhiều người bị mắc phải do chủ quan trong sinh hoạt thường ngày và sinh hoạt tình dục không an toàn. Khi bị mắc sùi mào gà, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị càng sớm, càng tốt.

Bệnh sùi mào gà có thể điều trị được bằng một số phương pháp sau:

1. Dùng thuốc

Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, bệnh còn nhẹ, người bệnh có thể điều trị sùi mào gà bằng cách dùng thuốc Tây ở dạng uống hoặc dạng bôi.

Một số loại thuốc thường dùng để diệt vi khuẩn, điều trị mụn nhọt sinh dục như thuốc Podophyllin, thuốc Imiquimod, thuốc Condylox, thuốc có chứa axit trichloroacetic,…

Tuy nhiên, một số loại thuốc bôi có thể gây ra tác dụng phụ là nóng, rát vùng da bị tổn thương.

Bệnh nhân sùi mào gà giai đoạn đầu, có thể điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi.
Bệnh nhân sùi mào gà giai đoạn đầu, có thể điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi.

2. Phẫu thuật

Trong trường hợp các nốt mụn nước sùi mào gà quá lớn, thuốc không thể điều trị khỏi, người dùng buộc phải điều trị bằng phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ đốt bỏ sùi mào gà bằng các bước sóng ánh sáng laser.

Một số liệu pháp điều trị sùi mào gà khác cũng khá phổ biến như làm đông các nốt sùi mào gà với nitơ lỏng.

3. Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Bên cạnh hai phương pháp điều trị là dùng thuốc và phẫu thuật đốt bỏ, người bệnh cũng có thể làm cải thiện tình trạng bệnh bằng cách chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà.

Một số biện pháp giúp hạn chế tình trạng phát triển của bệnh là:

  • Vệ sinh vùng kín, vùng da bị bệnh hàng ngày, sạch sẽ;
  • Dùng bao cao su khi quan hệ để tránh gây nhiễm trùng các mụn cóc sinh dục;
  • Ngâm vùng da bị tổn thương vào nước ấm khoảng 10 – 15 phút hàng ngày;
  • Sử dụng máy sấy để làm ấm vùng da bị sùi mào gà;
  • Ăn uống đầy đủ chất. Điều này giúp hệ miễn dịch được tăng cường, đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Tóm lại, virus sùi mào gà tấn công trực tiếp vào cơ thể người khỏe mạnh qua các vết thương hở. Do đó, sùi mào gà có thể lây lan qua ba con đường: đường quan hệ tình dục không an toàn, lây qua các vật dụng trung gian, lây nhiễm từ mẹ sang trẻ nhỏ.

Để phòng ngừa lây nhiễm sùi mào gà, mỗi người cần sử dụng các biện pháp an toàn khi sinh hoạt tình dục, duy trình lối sống lành mạnh, tránh quan hệ tình dục bừa bãi. 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Chia sẻ:
Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam, nữ và thuốc điều trị
Những biểu hiện sùi mào gà giai đoạn đầu thường không quá khó để nhận biết. Điều này làm bệnh nhân thường lơ là bỏ qua hoặc nhầm lẫn với…
Dấu hiệu sùi mào gà ở họng và phương pháp chữa trị

Sùi mào gà ở họng thường phổ biến ở những người quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc…

Có cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà nào hiệu quả không?

Ngoài việc sử dụng thuốc, phẫu thuật laser,… người bệnh có thể tham khảo cách chữa sùi mào gà tại…

Môi là một trong những vùng dễ mắc sùi mào gà Sùi mào gà ở môi – Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lan truyền chóng mặt, có thể xảy…

Bệnh sùi mào gà là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lý xã hội lây truyền qua đường tình dục. Bệnh nếu…

Sùi mào gà ở miệng – Hình ảnh, biểu hiện nhận biết và điều trị

Sùi mào gà ở miệng là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục bằng miệng.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua