Cách chữa phong tê thấp – giảm đau nhức đơn giản tại nhà

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Phong tê thấp là một trong những căn bệnh xương khớp rất phố biến, nhất là ở đối tượng người lớn tuổi. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động. Nếu không can thiệp đúng cách thì nguy cơ gặp phải các biến chứng là rất cao.

phong tê thấp
Phong tê thấp là bệnh xương khớp mãn tính rất khó điều trị triệt để

Phong tê thấp là bệnh gì? Làm sao để nhận biết

Phong tê thấp là bệnh xương khớp còn được gọi với tên phổ biến hơn là phong thấp

Bệnh lý này đặc trưng bởi các tình trạng như đau nhức, sưng đỏ ở các khớp và cả bắp thịt. Điều này khiến cho quá trình vận động thường ngày của người bệnh bị cản trở rất nhiều. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng như bệnh tim, phổi, biến dạng cột sống và mất khả năng vận động, đồng thời tăng rủi ro sinh non ở phụ nữ mang thai.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh phong tê thấp thường phát sinh do sự tác động của một số yếu tố điển hình dưới đây:

  • Thay đổi nội tiết tố: Trường hợp này thường phổ biến hơn ở chị em phụ nữ. Mất cân bằng giữa progesterone và estrogen được cho là có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện bệnh phong tê thấp.
  • Yếu tố di truyền: Nguyên nhân này chiếm tới khoảng 50 – 60% khả năng gây bệnh. HLA-DR, PADI4, PTPN22 là một số gen được các nhà nghiên cứu cho rằng có sự liên quan mật thiết.
  • Yếu tố truyền nhiễm: Sự tấn công của các nhân tố truyền nhiễm như virus cúm, virus Epstein-Barr có thể tác động và khiến bệnh khởi phát.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như chấn thương, thói quen sử dụng chất kích thích hay tác động từ các bệnh xương khớp khác… cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt bệnh phong tê thấp.

2. Các triệu chứng nhận biết

Triệu chứng của bệnh phong tê thấp về cơ bản khá giống với các bệnh lý xương khớp khác. Tuy nhiên, nếu theo dõi sát sao, bạn vẫn có thể nhìn ra những điểm khác nhất định.

Hãy chú ý đến một số triệu chứng đặc trưng dưới đây:

  • Đau nhức xương khớp, bắp thịt: Thường là đau âm ỉ, tê bại cả khớp xương và bắp thịt cả khi vận động hay di chuyển. Cơn đau xuất hiện nhiều ở tay chân và cột sống nhưng dễ lan tỏa sang nhiều khớp khác.
  • Sưng khớp: Khớp bị đau có thể kèm theo sưng viêm khi mao mạch mở rộng. Bề mặt da phía ngoài không chỉ sưng tấy mà còn hơi đỏ, sờ vào sẽ có cảm giác ấm nóng.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng hay khi trời chuyển lạnh. Tay, cột sống, vùng chậu và đầu gối là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. 
dấu hiệu phong tê thấp
Sưng đau các khớp là triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này

Trên đây là những dấu hiệu phổ biến nhất, ngoài ra người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác. Ví dụ như mệt mỏi, giảm cân, phát ban, hội chứng giảm tiết dịch, tim đập mạnh, thiếu máu, khó thở…

Xem ngay: Bệnh Phong Thấp Ra Mồ Hôi Tay Chân và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Cách chữa phong tê thấp đơn giản tại nhà

Bệnh phong tê thấp ở giai đoạn sớm với các triệu chứng còn nhẹ hoàn toàn có thể khắc phục bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, việc điều trị tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ và khắc phục tạm thời triệu chứng.

Có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giảm đau nhanh:

1. Áp dụng các liệu pháp nhiệt

Tác dụng nhiệt là phương án an toàn, đơn giản nhưng lại rất hiệu quả với các triệu chứng của bệnh phong tê thấp.

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị 2 cái túi chườm. Một chiếc đựng nước ấm khoảng 60 – 70°C. Túi còn lại đựng đá lạnh.
  • Sử dụng túi chườm nóng áp nhẹ nhàng vào vị trí đau trong khoảng 3 phút.
  • Tiếp đến, dùng túi chườm lạnh để thay thế nhưng chỉ áp dụng trong khoảng 1 phút.
  • Thực hiện luân phiên việc chườm nóng vả chườm lạnh trong khoảng từ 15 – 20 phút.

Với liệu pháp đơn giản này bạn có thể áp dụng hằng ngày ngay khi tình trạng đau nhức xuất hiện. Tác dụng nhiệt không chỉ giúp làm giảm sưng viêm mà còn tăng lưu lượng máu giúp thúc đẩy hàn gắn tổn thương ở sụn khớp.

2. Phương pháp dân gian chữa phong tê thấp

Các bài thuốc dân gian thường rất dễ thực hiện, lại tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có. Đây chính là phương pháp ít tốn kém và thân thiện với cơ địa.

Sử dụng lá lốt chữa phong tê thấp:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10g lá lốt khô hoặc 30g lá lốt ở dạng tươi. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho lên bếp sắc chung với 2 bát nước trên lửa nhỏ. Ngưng sắc khi nước thuốc rút còn khoảng 1 bát. Uống thuốc vào thời điểm sau bữa ăn.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi. Đem rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 2 lít nước rồi dùng nước này để xông hơi vùng tay hay chân. Khi nước nguội có thể dùng để ngâm tay chân để cải thiện bệnh tốt hơn.

Chữa phong tê thấp với gừng:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị khoảng 200g gừng tươi đem cạo vỏ và rửa sạch. Thái gừng thành từng lát mỏng rồi ngâm với khoảng 300ml rượu trong 3 ngày. Dùng rượu gừng để xoa bóp trực tiếp lên các khu vực bị đau do bệnh phong thấp.
  • Bài thuốc 2: Cần có 300g gừng tươi đem rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó ngâm với nước nóng rồi cho vào 1 ít muối hạt. Dùng nước này để ngâm tay chân trong khoảng 30 phút.
chữa bệnh thấp khớp tại nhà
Một số thành phần có dược tính cao trong gừng tươi có thể đáp ứng triệu chứng của bệnh

Dùng ngải cứu trị bệnh phong tê thấp:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu tươi cùng 1 ít muối hạt.
  • Thực hiện: Nguyên liệu đem đi rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Cho ngải cứu cùng muối hạt vào giấy bạc rồi đem đốt cháy. Đến khi thuốc nóng lên và tỏa nhiệt thì hơ tay chân trên phần nhiệt tỏa ra này.

Các bài thuốc dân gian chữa phong tê thấp thường chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không điều trị triệt để bệnh từ căn nguyên. Chính vì thế người bệnh chớ nên lạm dụng và bỏ quên phác đồ mà bác sĩ khuyến cáo.

Tham khảo: Cách trị phong thấp bằng muối đơn giản nhưng khá hiệu quả

3. Các bài tập hỗ trợ giảm đau

Các chuyên gia cho biết, tập luyện đúng cách chính là liều thuốc tự nhiên hữu hiệu để hỗ trợ đẩy lùi bệnh thấp khớp. Một số bài tập vận động nhẹ không chỉ giúp giảm đau mà còn tăng cường khả năng vận động cho các khớp bị tổn thương.

Bài tập kéo căng cơ:

  • Tư thế chuẩn bị, người bệnh ngồi xuống thảm tập.
  • Duỗi thẳng 2 chân ra phía trước, phần lưng vẫn giữ ở tư thế thẳng.
  • Đưa 2 tay lên cao rồi hạ dần và với ra phía trước đến khi nắm được ngón chân cái.
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 15 giây rồi trở về tư thế chuẩn bị.
  • Lặp lại các thao tác trên ít nhất 10 lần cho mỗi bài tập.

Bài tập dành riêng cho phần chân:

  • Tư thế chuẩn bị, người bệnh ngồi trên ghế, 2 chân để vuông góc với sàn tập.
  • Nhấc chân phải lên rồi duỗi thẳng sao cho chân song song với sàn tập.
  • Giữ nguyên tư thế trong 20 giây rồi thực hiện tương tự đối với chân trái.
  • Lặp lại động tác trên ít nhất 10 lần để nhận kết quả tốt nhất.

Bên cạnh việc thực hiện các bài tập nêu trên, bạn có thể rèn luyện thêm những bộ môn thể thao khác. Đi bộ, yoga, bơi lội hay đạp xe… đều là những gợi ý phù hợp cho những người đang sống chung với bệnh phong tê thấp.

4. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh là thiết yếu cho bệnh nhân phong tê thấp, giúp cải thiện chức năng xương khớp và tăng cường miễn dịch.

Cần bổ sung thực phẩm giàu canxi, omega-3, và vitamin D, đồng thời hạn chế thức ăn và đồ uống có thể kích thích viêm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nếu bạn đang điều trị bệnh lý kèm theo.

Thực phẩm dành cho người bị thấp khớp
Nên xây dựng chế độ ăn khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lối sống, tránh thức khuya và làm việc quá sức, cũng rất quan trọng. Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và giảm căng thẳng sẽ hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện tình trạng bệnh.

Tham khảo: Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị

Các loại thuốc điều trị bệnh phong tê thấp

Thông thường, để đẩy lùi nhanh triệu chứng bệnh phong tê thấp thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc. Việc dùng thuốc sẽ cho tác dụng nhanh và thuốc có thể đáp ứng ngay cả khi các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả.

Sau đây là một số thuốc được sử dụng phổ biến nhất:

1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh phong tê thấp. So với các thuốc giảm đau khác thì Paracetamol cũng được cho là lành tính hơn cả.

Ngoài ra, loại thuốc này cũng có thể kết hợp đồng thời với một số thuốc khác. Điển hình như Tramadol hay Codein với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị.

2. Thuốc kháng viêm không Steroid

Tác dụng chính của các loại thuốc thuộc nhóm này là làm giảm các triệu chứng sưng đau, đồng thời hạ sốt. Đồng thời, thuốc còn đem lại hiệu quả ức chế nhanh các phản ứng viêm để ngăn ngừa tình trạng viêm khớp lan rộng.

Các loại thuốc thường dùng nhất là Meloxicam, Diclofenac, Mobic, Voltaren, Ibuprofen… Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng chỉ có thể đáp ứng trong trường hợp các triệu chứng phong tê thấp không quá nặng.

3. Thuốc chống thấp khớp

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là làm chậm quá trình phá hủy sụn xương do bệnh phong tê thấp bằng cách ức chế hệ miễn dịch. Ngoài giảm đau thì các thuốc thuộc nhóm này còn hỗ trợ làm giảm sưng viêm. Từ đó giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh và hỗ trợ cải thiện khả năng vận động.

Bị bệnh phong thấp nên điều trị bằng thuốc gì?
Bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây tùy thuộc vào mức độ bệnh

4. Thuốc giãn cơ

Mydocalm, Decontractyl và Myonal là những thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh phong thấp. Các loại thuốc này có tác dụng chống viêm cũng như giảm đau rất nhanh, chỉ sau sử dụng khoảng vài tiếng.

Tuy nhiên, thuốc giãn cơ chỉ được dùng khi có các vấn đề về tình trạng co duỗi khớp hay khó cử động đi kèm. Trong các trường hợp khác, thuốc thường không mang lại kết quả điều trị tốt.

5. Thuốc corticoid

Đây cũng là một loại thuốc thuộc phân nhóm thuốc chống viêm nhưng có tác dụng nhanh và mạnh hơn. Đối với bệnh phong tê thấp, thuốc corticoid được sử dụng trong các trường hợp bệnh chuyển nặng hoặc các thuốc khác không đủ khả năng đáp ứng.

Ngoài các loại thuốc nêu trên, bác sĩ còn có thể chỉ định thêm một số thuốc sinh học hay bổ sung vitamin nhóm B để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc nào cũng cần dùng đúng theo chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng bởi rất dễ gặp hậu quả khó lường.

Phong tê thấp mặc dù là một căn bệnh mãn tính khó điều trị dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu sớm phát hiện. Cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị từ bác sĩ kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh phong thấp có lây không?
'Bệnh phong thấp có lây nhiễm không?' là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là một bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng…
Bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và sức khỏe của cơ…

Các loại thuốc trị phong thấp được sử dụng phổ biến hiện nay

Thuốc trị phong thấp thường được bác sĩ kê đơn sử dụng như thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc sinh học,…

TOP 5 cách chữa trị bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả nhất

Ngoài thuốc và các phương pháp điều trị y khoa, một số cách trị bệnh phong thấp tại nhà cũng…

Bệnh phong thấp có chữa được không? Giải đáp

Bệnh phong thấp có chữa được không? Đến nay, vẫn chưa có cách chữa triệt để, song nếu phát hiện…

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ra mồ hôi tay chân Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì? Các bệnh lý có thể gặp

"Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì?" - là một vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua