Phong Thấp Chạy Là Gì? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Phong thấp chạy là một cụm từ khá xa lạ với nhiều người bởi đa phần khi nhắc đến căn bệnh này người ta chỉ gọi chung là phong thấp. Vậy phong thấp chạy là gì, cách điều trị thế nào, khi nào bệnh phong thấp được gọi với cái tên này?

Phong thấp chạy là gì? 

“Phong thấp chạy” là thuật ngữ trong y học cổ truyền, miêu tả tình trạng đau khớp do gió, hay còn gọi là phong mạnh hoặc tê thấp chạy. Theo y học cổ truyền, đây là tình trạng “phong thấp” – với “phong” là gió (dương tà) và “thấp” là hơi ẩm (âm tà) – xâm nhập vào cơ thể, gây ngưng trệ khí huyết, khiến xương khớp sưng đau.

Bệnh phong thấp chạy
Phong thấp chạy là hiện tượng cơn đau chạy lan ra khắp cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng đi đứng của người bệnh

Khi phong tà thịnh thì xương khớp đau lan khắp cơ thể, đặc biệt là ở các khớp gập, làm giảm sự lưu thông của kinh mạch. Phong gây phong thấp có hai loại gồm nội phong và ngoại phong, trong đó ngoại phong thường di động, biến hóa, chạy dọc khắp cơ thể gây đau khớp.

Triệu chứng bệnh phong thấp chạy

Phong thấp là bệnh liên quan trực tiếp đến sự di chuyển, cử động của cơ thể. Chứng bệnh này chạy lan ra khắp cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng đi đứng của người bệnh chứ không chỉ gây đau ở một vị trí nhất định. 

Các triệu chứng của bệnh phong thấp chạy như sau: 

  • Khớp xương sưng hoặc hồng đỏ 
  • Bệnh nhân đau nhức các khớp xương và toàn bộ cơ thể
  • Cơn đau có thể lan từ khớp này sang khớp kia, chỗ đau thay đổi khiến các khớp xương trong cơ thể suy yếu
  • Khó khăn trong việc cử động khớp, gân mạch co rút
  • Đầu gối, mắt cá, cùi chỏ, cổ tay là vị trí tổn thương nghiêm trọng nhất
  • Đau ở khúc gập chân tay, cổ có thể kèm theo sốt
  • Người mệt mỏi, dễ buồn bực, chỉ thích nằm một chỗ
  • Bắt mạch sẽ thấy mạch phù, khí huyết tắc nghẽn kém lưu thông.
  • Bệnh nhân sợ gió 

Tham khảo: Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp và cách phòng tránh

Điều trị phong thấp chạy

Cũng giống như các thể phong thấp khác, phong thấp chạy có thể được điều trị bằng Tây y hoặc Đông y. Cụ thể:

Điều trị bằng Tây y

Tây y thường không phân chia các dạng phong thấp mà chủ yếu điều trị dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Các phương pháp điều trị bằng Tây y bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Dựa vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế miễn dịch, và thuốc giảm đau để giảm viêm và đau.
  • Bài tập phục hồi chức năng: Thường được áp dụng đồng thời với việc sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên viên y tế.
  • Liệu pháp nhiệt: Gồm chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, chiếu sóng viba…
  • Phẫu thuật: Khi các biện pháp khác không hiệu quả, có thể cần phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ hoặc thay thế khớp bằng các bộ phận nhân tạo.

Điều trị bằng Đông y

Trong Đông y, việc điều trị bệnh “phong thấp chạy” phải dựa vào nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh mà xác định biện pháp. Nguyên tắc chữa phong thấp của Đông y được xác định là phải khu phong hòa huyết, thông huyết tán hàn, giảm sưng đau, tiêu viêm, thanh nhiệt, an thần.

Điều trị bệnh phong thấp bằng thuốc Đông y
Thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị bệnh phong thấp

Một số bài thuốc chữa phong thấp chạy do 3 luồng tà khí phong, hàn thấp xâm nhập có tác dụng đả thông kinh lạc trong cơ thể là:

  • Bài thuốc quyên tý thang gia giảm: Lấy 20g khương hoạt, 16g đương quy, 16g hoàng kỳ, 16g xích thược, 16g phòng phong, 12g khương hoàng, 10g chích thảo sắc uống mỗi ngày 1 thang. Có thể kết hợp châm cứu tại vị trí tổn thương và các huyệt hợp cốc, phong môn, phong trì, cách du, huyết hải, túc tam lý để hỗ trợ điều trị. 
  • Bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn với 3 chế phẩm nhỏ: là phong thấp hoàn, bổ thận hoàn và giải độc hoàn. Gồm một số thảo dược chủ trị như phòng phong, ngưu tất, hoàng cầm, độc hoạt… 

Xem thêm: TOP 5 cách chữa trị bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả nhất

Những lưu ý khi điều trị phong thấp chạy

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất đồng thời cải thiện nhanh cơn đau do bệnh gây ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để hạn chế hiện tượng di căn của bệnh phong thấp chạy, người bệnh cần cải thiện môi trường sống, hạn chế làm việc quá sức, thức quá khuya… Nên tăng cường vận động, xây dựng thời gian ngủ nghỉ hợp lý, tránh lao động nặng nhọc.
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, canxi thông qua rau xanh, trái cây, gân bò, sụn bò… Đặc biệt, cần thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn để giảm viêm nhiễm, đau khớp.
  • Nên chọn một môn thể thao phù hợp, luyện tập các động tác kéo giãn cơ, tăng cường khả năng lưu thông khí huyết. 
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ và tuyệt đối không dùng chất kích thích để tránh biến chứng nguy hiểm. 

Phong thấp chạy, theo y học cổ truyền, là tình trạng đau khớp do sự xâm nhập của hai loại tà khí: “phong” (dương tà) và “thấp” (âm tà), làm khí huyết bị trì trệ và gây sưng đau các khớp xương. Khi có các triệu chứng phong thấp dù là thể nào đi chăng nữa, người bệnh cũng cần nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:00 - 06/03/2024 - Cập nhật lúc: 09:52 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Phong thấp chạy là hiện tượng cơn đau chạy lan ra khắp cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng đi đứng của người bệnh Phong Thấp Chạy Là Gì? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Phong thấp chạy là một cụm từ khá xa lạ với nhiều người bởi đa phần khi nhắc đến căn…

Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị

Một chế độ ăn uống cân đối, giàu dưỡng chất có thể là chìa khóa để nâng cao chất lượng…

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ra mồ hôi tay chân Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì? Các bệnh lý có thể gặp

"Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì?" - là một vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.…

Bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và sức khỏe của cơ…

Bệnh phong thấp có chữa được không? Giải đáp

Bệnh phong thấp có chữa được không? Đến nay, vẫn chưa có cách chữa triệt để, song nếu phát hiện…

Bình luận (1)

  1. Đỗ văn hiệp
    Đỗ văn hiệp says: Trả lời

    Chị cho em hỏi năm nay em 38t em thường bị đau lưng mỗi lần đau em thường soa bóp bằng dầu nhưng khỏi chỗ này thì nó chạy chỗ khác buồn bã chân tay ko thể nào ngủ được .em bị như vậy đã hơn 10 năm nay rồi ,mẹ em cũng bị như em chắc là theo zen của me.chị cho em hỏi đó là bệnh gì ạ. Có người bảo em là bệnh phong chạy có phải ko bác sỹ bác sỹ có thể tư vấn giúp em đc ko ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua