Bệnh phong thấp có lây không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

‘Bệnh phong thấp có lây nhiễm không?’ là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là một bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức, sưng tấy, cứng khớp,… khiến cho việc vận động và sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn. Vậy thực hư vấn đề là như thế nào?

Bệnh phong thấp có lây không
Bệnh phong thấp có lây không là thắc mắc chung của đa số người bệnh

Bệnh phong thấp có lây nhiễm không?

Bệnh phong thấp là một chứng bệnh liên quan đến xương khớp. Phong thấp là tình trạng tay chân bị tê mỏi, khớp bị cứng vào mỗi sáng. Một số biểu hiện khác của phong thấp đó là các khớp bị đau đớn, sưng tấy ở nhiều vùng trên cơ thể.

Về bản chất, bệnh phong thấp hoàn toàn không có tính lây nhiễm. Người bệnh không thể truyền bệnh sang cho người khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh phong thấp là một căn bệnh mãn tính. Nếu không điều trị, ngăn chặn sự tiến triển, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho xương khớp, nội tạng và hệ thống tim mạch của bệnh nhân.

Tham khảo: Bệnh phong thấp có chữa được không? Giải đáp

Những phương pháp điều trị bệnh phong thấp hiệu quả

Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh phong thấp hoàn toàn có thể điều trị được, giúp người bệnh ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp điều trị phong thấp hiệu quả hiện nay.

1. Điều trị nội khoa

Bệnh nhân phong thấp sẽ được bác sĩ chuyên khoa xương khớp chỉ định dùng một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng đau nhức, dần dần đẩy lùi bệnh:

  • Bệnh nhân có thể phải dùng thuốc bổ sung hormone cho cơ thể, để xương khớp được bổ sung chất và phục hồi chức năng.
  • Một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… cũng có thể sẽ được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp khớp có dấu hiệu viêm, khớp sưng đau;
  • Một số loại thuốc có tác dụng chậm trong việc điều trị phong thấp như Penicillamin, Sulfasalazine,…
  • Bệnh nhân có thể sẽ phải dùng thêm một số loại thuốc kiểm soát hệ miễn dịch như thuốc MTX, AZA, CTX…
Thuốc điều trị bệnh phong thấp
Các loại thuốc giảm đau, chống viêm… giúp điều trị bệnh phong thấp hiệu quả, nhanh đẩy lùi các triệu chứng bệnh

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh có thể sẽ được điều trị phong thấp bằng phương pháp lọc máu. Phương pháp này giúp loại bỏ những viêm nhiễm trong máu, giúp giảm đau và cải thiện bệnh.

2. Điều trị bằng y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, bệnh phong thấp có thể được điều trị bằng cách kiên trì uống những bài thuốc nam. Các bài thuốc nam thường cho kết quả chậm, nhưng sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

Cây chìa vôi là một trong những loại dược liệu có khả năng điều trị những cơn đau do phong thấp gây ra. Người dùng có thể kết hợp sắc lá chìa vôi với bạch chỉ, cành dâu, quế chi để lấy nước uống.

Bệnh phong thấp có thể điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền.
Bệnh phong thấp có thể điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền.

Bên cạnh phương pháp uống thuốc nam, người bệnh còn có thể chườm, đắp các loại lá thuốc lên vùng khớp bị đau buốt để chữa trị.

Điều trị phong thấp bằng y học cổ truyền là một phương pháp được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền. Không nên nghe theo những bài thuốc truyền miệng trong dân gian.

Xem ngay: Cách chữa phong tê thấp giúp giảm đau nhức đơn giản ngay tại nhà

3. Điều trị ngoại khoa

Can thiệp phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả hoặc bệnh quá nặng. Lúc này người bệnh phong thấp sẽ được phẫu thuật thay khớp nhân tạo, loại bỏ phần khớp bị viêm sưng gây đau đớn.

Quy trình này bao gồm loại bỏ phần khớp bị tổn thương và thay thế bằng khớp nhân tạo. Trước tiên, bệnh nhân sẽ trải qua kiểm tra sức khỏe để đánh giá khả năng phẫu thuật; nếu không đủ điều kiện, bác sĩ sẽ cân nhắc các lựa chọn điều trị khác.

4. Điều trị tại nhà

Trong trường hợp người bệnh phong thấp bị bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định tự chăm sóc sức khỏe tại nhà hoặc dùng kèm thêm thuốc giảm đau, kháng viêm.

Một số điều bệnh nhân cần thực hiện tại nhà là:

  • Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nên ăn hải sản, mè đen, xương ống, rau xanh, uống sữa tươi, trái cây,…
  • Uống nhiều nước lọc, bổ sung vitamin bằng cách uống uống ép trái cây, sinh tố rau má,…
  • Tránh xa thuốc lá, cà phê, các loại thức uống có gas, bia, rượu;
  • Không nên ăn thực phẩm chiên, xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, đồ ăn ngọt;
  • Ngâm nước ấm nóng;
  • Xoa bóp vùng khớp bị đau nhức;
  • Không nên ăn những loại thực phẩm giàu protein vì sẽ gây ra đau nhức, chẳng hạn như thịt đỏ, ức vịt, lòng đỏ trứng,…
  • Tăng cường vận động, đi bộ, tập yoga, chơi thể thao vừa sức và đúng cách, tập thể dục hàng ngày,…
  • Phân bố thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý;
  • Ngủ đủ giấc. Không nên thức khuya;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
Bệnh nhân phong thấp có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách ăn uống hợp lý, tập luyện thể dụng, ngâm nước ấm,... để bệnh được đẩy lùi.
Bệnh nhân phong thấp có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách ăn uống hợp lý, tập luyện thể dụng, ngâm nước ấm… để bệnh được đẩy lùi.

Tóm lại, câu trả lời cho vấn đề “Bệnh phong thấp có lây lan?” là KHÔNG bởi đây không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên người bệnh cần điều trị sớm để cơn đau nhức không làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị thay cho chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:01 - 06/03/2024 - Cập nhật lúc: 14:41 - 11/04/2024
Chia sẻ:
Bệnh phong thấp có chữa được không? Giải đáp

Bệnh phong thấp có chữa được không? Đến nay, vẫn chưa có cách chữa triệt để, song nếu phát hiện…

TOP 5 cách chữa trị bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả nhất

Ngoài thuốc và các phương pháp điều trị y khoa, một số cách trị bệnh phong thấp tại nhà cũng…

Bệnh phong thấp có lây không?

'Bệnh phong thấp có lây nhiễm không?' là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là…

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ra mồ hôi tay chân Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì? Các bệnh lý có thể gặp

"Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì?" - là một vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.…

Phong thấp ở trẻ em là một bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm Bệnh phong thấp ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh phong thấp ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua