Dị ứng hải sản cần kiêng gì và nên làm gì?
Việc xác định được người bị dị ứng hải sản cần kiêng gì và nên làm gì là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ chỉ có am hiểu về những vấn đề này thì mới không mắc phải tình trạng dị ứng hải sản hoặc nếu vô tình dị ứng thì còn biết cách xử lý.
Kiêng gì để không bị dị ứng hải sản?
Để không bị dị ứng hải sản, bạn cần chú ý kiêng những thứ sau:
Tránh xa các loại hải sản có thể gây dị ứng
Nếu bạn bị dị ứng với tất cả các loại hải sản thì tốt nhất là không nên ăn hải sản và các thức ăn được làm từ hải sản. Còn nếu dị ứng với một loại hải sản nào đó thì không được ăn lại lần hai và loại trừ tất cả những món ăn có chứa loại hải sản này. Chẳng hạn, nếu bạn bị dị ứng cua thì nhất định không được ăn cua và các thực phẩm có cua.
Hải sản đa dạng, phong phú về chủng loại vì vậy khi bị dị ứng một loại hải sản nào đó thì bạn nên cẩn thận khi ăn các loại khác vì có thể xuất hiện dị ứng chéo. Dị ứng chéo tức là khi một người dị ứng với một dị nguyên thì phản ứng đó cũng xảy ra với một yếu tố khác với đặc điểm cấu trúc tương tự.
Hạn chế các thực phẩm giàu đạm
Những người bị hải sản thường có khả năng bị dị ứng với các thực phẩm khác như nấm, thức ăn lên men, sữa bò, thịt bò, trứng… Những thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng rất dồi dào nhưng cũng rất dễ dị ứng.
Không dùng các món trộn hỗn hợp
Các món trộn hỗn hợp nhất là gỏi, nộm, súp, lẩu… thường chứa hải sản. Chính vì vậy, người dị ứng hải sản tốt nhất không nên ăn những món này ở các nhà hàng lạ. Nếu muốn ăn thì nên hỏi kỹ thành phần mới được sử dụng.
Những điều người bệnh cần kiêng cữ khi bị dị ứng hải sản
Có thể nói, bị dị ứng hải sản nên kiêng gì là thắc mắc chung của rất nhiều người. Khi bị dị ứng, một số điều bạn kiêng cữ và hạn chế như sau:
Không sử dụng rượu bia, chất kích thích
Việc sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích sau khi bị dị ứng hải sản có thể gây ra tình trạng rối loạn phản ứng tuần hoàn. Điều này sẽ khiến tình trạng dị ứng thêm phức tạp và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Tránh xa thực phẩm giàu chất béo, chất tanh
Các thực phẩm giàu chất béo, chất tanh luôn có hại với người dị ứng thức ăn nhất là dị ứng hải sản. Chúng thường chứa những yếu tố tiềm năng có thể gây ra đáp ứng miễn dịch cấp tính vì khá giàu kháng nguyên.
Thực phẩm cay nóng
Tiêu, ớt, các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh là những thực phẩm mà người dị ứng hải sản cần tránh xa. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng thực phẩm chua, kích thích dạ dày hoặc thức ăn nguội lạnh vì cơ thể sẽ gây khó tiêu, khiến dạ dày không thể hoạt động tốt.
Không sử dụng thực phẩm gây đầy hơi
Khi bị dị ứng hải sản có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy liên tục, người bệnh không được ăn các thực phẩm từ bơ sữa vì chúng thường khiến các triệu chứng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn sữa chua vì sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ các chế phẩm trong sản phẩm này.
Ngoài ra, không ăn các loại rau dễ làm đầy hơi như đậu, súp lơ xanh, hành tây, bắp cải. Trái cây rất tốt cho cơ thể nhưng cần tránh các loại như đào, mận và các trái cây sấy khô.
Không gãi
Dị ứng hải sản kiêng gì? Nếu xuất hiện tình trạng nổi mề đay, phát ban gây ngứa ngáy, khó chịu, người bệnh tuyệt đối không được gãi, càng gãi sẽ càng ngứa và dễ khiến da có nguy cơ bị trầy xước, nhiễm khuẩn.
Không tắm, lau người bằng nước quá nóng, quá lạnh
Nổi mề đay là tình trạng thường gặp ở những người dị ứng hải sản. Khi gặp trường hợp này, người bệnh tuyệt đối không tắm, lau người bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh vì nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp rất dễ khiến triệu chứng này thêm nặng hơn. Tốt nhất là nên mặc quần áo thoát mát, rộng rãi và tắm hoặc lau người bằng nước ấm.
Trả lời cho câu hỏi dị ứng hải sản có được tắm không, BS. Trần Văn Bình, chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Da liễu Huế cho biết, việc tắm rửa vệ sinh cơ thể là cách giúp loại bỏ các độc tố gây hại. Vệ sinh, tắm rửa hằng ngày có thể giúp da được thông thoáng và loại bỏ các độc tố gây hại. Do đó, người bệnh dị ứng hải sản với triệu chứng nổi mề đay nên tắm rửa ít nhất 1 lần/ngày bằng nước ấm.
XEM THÊM: Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Được Tắm Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Làm gì khi bị dị ứng hải sản?
Dưới đây là một số lời khuyên và những điều nên làm gì bị dị ứng hải sản:
Cẩn thận trong việc ăn uống là cần thiết
- Đọc kỹ thành phần thực phẩm của các sản phẩm nếu muốn sử dụng. Việc tìm hiểu kĩ sẽ giúp bạn tránh khỏi các nguồn dị ứng tốt nhất. Cẩn thận với những thực phẩm có thành phần mơ hồ như “nguồn từ cá”, “hương vị hải sản”…
- Cho mọi người biết mình bị dị ứng hải sản sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phòng tránh.
Nắm được cách xử lý khi bị dị ứng
Có rất nhiều món ăn chế biến từ hải sản hoặc có thành phần hải sản gây dị ứng. Vì vậy, nguy cơ bị dị ứng hải sản của những người có cơ địa dị ứng là rất cao. Khi bị dị ứng, người bệnh cần xử lý như sau:
- Kích thích gây nôn là vô cùng cần thiết để bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt.
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước hoặc cho uống mật ong pha nước ấm, nước cam, nước chanh tươi, trà gừng để trung hòa độc tính, cải thiện các triệu chứng.
- Nếu bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy thì cho uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy vì sẽ khiến chất độc không được thải ra ngoài khiến bệnh kéo dài.
- Với nạn nhân dị ứng nặng tay chân lạnh, nghẹt thở, toát nhiều mồ hôi, mất tri giác thì cho bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp hơn chân, nếu nôn thì cho nằm nghiêng và ủ ấm.
Luôn mang theo thuốc dị ứng bên người
Dị ứng hải sản thường có tính chất di truyền. Có người sẽ thoát khỏi tình trạng này khi lớn lên nhưng cũng có người không bao giờ thoát khỏi. Vì vậy, với người đã từng bị dị ứng hoặc có người thân dị ứng, nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc từng được sử dụng cho lần dị ứng trước. Nếu có thể sử dụng cho những lần tiếp theo thì nên mang theo bên người để phòng thân.
Như đã nói, dị ứng hải sản nhẹ thì gây ngứa, nổi mề đay, phát ban, nặng thì gây nôn mửa, tiêu chảy thậm chí là sốc phản vệ, trụy tim mạch. Vì thế, việc nắm được các biện pháp phòng ngừa và cách xử lý khi bị dị ứng hải sản để biết dị ứng hải sản kiêng gì, nên làm gì chưa bao giờ là thừa thãi.
Có thể bạn quan tâm
- Giải Đáp Dị Ứng Hải Sản Kéo Dài Bao Lâu Thì Khỏi?
- Tìm Hiểu Dấu Hiệu Bé Bị Dị Ứng Hải Sản Và Cách Khắc Phục
Bình luận (1)
Cho e hỏi là dị ứng ghẹ có phải kiêng gió ko ạ?