Dấu hiệu dị ứng Paracetamol và các biện pháp xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng Paracetamol có thể gây các phản ứng dị ứng ngoài da hiếm gặp nhưng nguy hiểm như hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens Johnson (SJS), ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)… Nếu không điều trị kịp thời, những phản ứng dị ứng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Dị ứng Paracetamol là gì?

Paracetamol là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt ở mức độ nhẹ và vừa. Thuốc có nhiều dạng như viên nén, viên nang, thuốc nước, thuốc tiêm…

Dị ứng Paracetamol
Paracetamol là thuốc được dùng phổ biến nhưng chúng cũng có nguy cơ gây dị ứng cao

Paracetamol được nhiều người lựa chọn vì giá thành rẻ, dễ mua, không cần kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em trên 2 tháng tuổi…

Tuy nhiên, vào ngày 01/8/2013, FDA cảnh báo rằng Paracetamol có thể gây ra các phản ứng dị ứng ngoài da như đỏ hoặc phồng rộp da. Mặc dù hiếm, những phản ứng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. 

Theo các chuyên gia sức khỏe, Paracetamol khi dung nạp vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm sẽ tạo thành các hợp chất lạ. Điều này khiến hệ miễn dịch nhầm tưởng các hoạt chất trong thuốc là tác nhân gây bệnh, từ đó gây ra phản ứng dị ứng.

Tham khảo thêm: Bị ho do dị ứng thời tiết nên uống thuốc gì?

Nguyên nhân gây dị ứng Paracetamol

Nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng với Paracetamol có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Do cơ địa mỗi người: Mỗi người có thể có phản ứng khác nhau với thuốc, một số người có cơ địa nhạy cảm với các thành phần của Paracetamol. Khi đó, hệ miễn dịch có thể xem những thành phần này là có hại, dẫn đến các triệu chứng dị ứng như phát ban, sưng mặt, sưng mắt – môi, khó thở, thậm chí sốc phản vệ
  • Sử dụng quá liều: Dùng Paracetamol quá liều có thể gây tổn thương gan và làm xuất hiện các phản ứng dị ứng. Khi liều lượng quá cao, cơ thể không thể xử lý hết thuốc, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm.
  • Tương tác thuốc: Khi Paracetamol được dùng cùng với các loại thuốc khác, nguy cơ dị ứng có thể tăng lên do tương tác giữa các loại thuốc. Sự kết hợp này có thể tạo ra các chất gây kích ứng hoặc độc hại, làm cho cơ thể phản ứng dị ứng mạnh hơn.

Việc xác định nguyên nhân chính xác cần sự thăm khám và tư vấn từ các chuyên gia y tế để có hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

xử lý khi bị dị ứng paracetamol
Mắt bị sưng khi bị dị ứng với Paracetamol

Dấu hiệu dị ứng Paracetamol

Sử dụng Paracetamol bị dị ứng thường biểu hiện bằng nhiều dạng khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện ngoài da trong lần đầu tiên dùng thuốc hoặc các lần dùng thuốc sau như:

  • Da nổi mẩn ngứa, nổi mề đay
  • Đỏ da
  • Bỏng rát hoặc phồng rộp trên da
  • Bong da bề mặt

Ngoài các triệu chứng này ra, thuốc có thể kích hoạt ADR trên da gây nên dị ứng ngoài da nghiêm trọng, có thể làm tăng nguy cơ tử vong như:

Hội chứng Stevens-Johnson (SJS)

Là mộ trong những dạng dị ứng thuốc thể bọng nước. Các nốt bọng nước có thể khu trú ở quanh các hốc tự nhiên như tai, mắt, miệng, mũi, hậu môn và bộ phận sinh dục. Ngoài ra còn kèm theo các biểu hiện khác như:

  • Sốt cao
  • Viêm phổi
  • Rối loạn chức năng gan và thận

Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) được chẩn đoán khi có ít nhất hai hốc tự nhiên bị tổn thương. 

Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) do dị ứng thuốc
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) do dị ứng thuốc

Tham khảo thêm: Dị ứng kem trộn và những cách xử lý tại chỗ chị em nên biết

Hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)

Hội chứng này còn được gọi là hội chứng Lyell với các biểu hiện nhận biết đặc trưng như:

  • Tổn thương đa dạng ở da: Xuất hiện hồng ban, ban dạng tinh hồng nhiệt hoặc ban dạng sởi, kèm theo các bọng nước bùng nhùng. Ban đầu, tổn thương trên da chỉ xuất hiện ở một vị trí nhất định, sau đó nhanh chóng lan rộng khắp người.
  • Tổn thương niêm mạc mắt: Bao gồm viêm kết mạc, viêm giác mạc và loét giác mạc.
  • Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: Bao gồm loét hầu và họng thực quản, loét dạ dày và ruột, viêm miệng, trợt niêm mạc miệng…
  • Tổn thương niêm mạc đường sinh dục và đường tiết niệu.
hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)
Dấu hiệu hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) do dị ứng Paracetamol có thể gây viêm phổi

Ngoài ra, hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) còn gây ra các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng như:

  • Viêm phổi
  • Viêm cầu thận
  • Xuất huyết đường tiêu hóa
  • Sốt
  • Viêm gan

Nếu các triệu chứng trên không được điều trị sớm, tỷ lệ tử vong khá cao, chiếm 15 – 30% các trường hợp mắc.

Hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)

Hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân gây xuất hiện các nốt mụn mủ vô trùng trên nền hồng ban lan rộn. Ban đầu, những tổn thương này thường xuất hiện ở các khu vực có nếp gấp như nách hoặc bẹn.

Tuy nhiên, sau thời gian phát triển chúng lan rộng toàn thân với các triệu chứng như sốt. Đồng thời nếu xét nghiệm máu sẽ thấy bạch cầu trung tính cao.

Tham khảo thêm: Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược

Biện pháp xử lý khi bị dị ứng Paracetamol

Việc xử lý dị ứng Paracetamol kịp thời sẽ giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm và đảm bảo sức khỏe của bạn. Các biện pháp có thể áp dụng là:

xử lý khi bị dị ứng paracetamol
Thực hiện thăm khám ngay lập tức nếu phát hiện bị dị ứng với paracetamol

1. Ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức

Đây là biện pháp quan trọng nhất khi bạn nhận thấy các dấu hiệu dị ứng như ngứa, nổi mẩn, khó thở, sưng… Ngừng ngay việc sử dụng Paracetamol để tránh làm tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn.

2. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, sưng mặt, sưng họng, chóng mặt hoặc có dấu hiệu của sốc phản vệ. Sốc phản vệ là tình trạng cần cấp cứu khẩn cấp vì có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có các triệu chứng dị ứng khác để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Các biện pháp sơ cứu tại nhà

Khi có dấu hiệu dị ứng nhẹ, có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước: Giúp cơ thể nhanh chóng đào thải Paracetamol ra khỏi hệ thống, điều này có thể hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể.
  • Sử dụng thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine (Loratadine, Cetirizine…) có thể giúp giảm triệu chứng ngứa, nổi mẩn, sưng tấy… do dị ứng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt khác: Nếu bạn có sốt, có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thay thế như Ibuprofen, Aspirin… nhưng cần thận trọng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, vì các loại thuốc này cũng có thể gây tác dụng phụ ở một số người.

4. Theo dõi triệu chứng

Sau khi đã xử lý dị ứng, hãy theo dõi các triệu chứng của cơ thể. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn, cần nhanh chóng trở lại bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Uống nhiều nước khi có dấu hiệu dị ứng paracetamol
Uống nhiều nước khi có dấu hiệu dị ứng paracetamol

Tham khảo thêm: Dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Một số cách phòng tránh dị ứng Paracetamol nên áp dụng

Việc tuân thủ các lưu ý khi sử dụng Paracetamol sẽ giúp bạn phòng tránh nguy cơ dị ứng và đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc. Một số cách đơn giản có thể thực hiện là:

  • Kiểm tra tiền sử dị ứng: Nếu bạn hoặc người thân đã từng bị dị ứng với Paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác, hãy thông báo cho bác sĩ biết trước khi sử dụng thuốc.
  • Đọc kỹ thành phần thuốc: Paracetamol thường có mặt trong nhiều loại thuốc hạ sốt, giảm đau, cảm cúm, đau đầu, đau bụng kinh… Đọc kỹ nhãn thuốc để tránh sử dụng nhầm loại thuốc từng gây dị ứng cho bạn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng: Trước khi sử dụng Paracetamol hoặc bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào khác, bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc thay thế phù hợp.
  • Không tự ý tăng liều: Không tự ý tăng liều Paracetamol nếu không có chỉ định của bác sĩ, việc sử dụng liều cao có thể làm tăng nguy cơ phản ứng phụ và dị ứng.
  • Thử thuốc với liều nhỏ: Nếu chưa từng sử dụng Paracetamol hoặc đã từng bị dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu thử thuốc với liều nhỏ ban đầu để xem phản ứng của cơ thể trước khi sử dụng liều tiêu chuẩn.
  • Luôn mang theo thuốc chống dị ứng (kháng histamine): Nếu bạn có tiền sử dị ứng với nhiều loại thuốc, luôn mang theo thuốc chống dị ứng hoặc bút tiêm epinephrine (nếu có nguy cơ sốc phản vệ), đặc biệt khi sử dụng thuốc mới.
  • Cảnh báo cho nhân viên y tế về dị ứng: Khi đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế, hãy thông báo rõ cho nhân viên y tế về tình trạng dị ứng của bạn với Paracetamol để họ tránh kê đơn thuốc có chứa thành phần này.
sử dụng thuốc đúng liều lượng
Sử dụng thuốc đúng thời gian, liều lượng theo chỉ định của bác sĩ

Dị ứng Paracetamol nếu ở thể nhẹ thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu phản ứng dị ứng xảy ra ở mức độ nặng có thể là mối nguy đe dọa đến tính mạng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Paracetamol để điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Dị ứng thuốc: Dấu hiệu, hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

Dị ứng thuốc là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch cơ thể đối với thuốc. Người bệnh…

Dấu hiệu dị ứng son môi và cách khắc phục

Dị ứng son môi có thể gây sưng, đỏ, ngứa và hình thành vảy da quanh môi. Sử dụng sản…

Dị ứng khẩu trang y tế do đâu, làm sao hết?

Dị ứng với khẩu trang y tế là một vấn đề không phổ biến, nhưng có thể gây ra cảm…

Thuốc dị ứng Cezil – Liều dùng và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dị ứng Cezil chứa thành phần Cetirizine Hydrochloride, có tác dụng kiểm soát và hỗ trợ điều trị các…

Chữa dị ứng thời tiết bằng muối có thực sự hiệu quả?

Chữa dị ứng thời tiết bằng muối là phương pháp hiệu quả, đơn giản, giúp sát khuẩn, kháng viêm cao…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua