Dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Dị ứng cơ địa với các triệu chứng ngứa, nổi mề đay, mẩn đỏ trên da… liên quan đến yếu tố miễn dịch, không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể tái phát dai dẳng. Nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh là bước quan trọng để điều trị và quản lý hiệu quả tình trạng này.
Dị ứng cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?
Dị ứng do cơ địa là tình trạng cơ thể có sẵn các yếu tố dị ứng và khi gặp các dị nguyên thì các biểu hiện dị ứng bộc phát. Nói cách khác, dị ứng do cơ địa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với một hoặc nhiều tác nguyên bên ngoài.

Triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện ngay khi tiếp xúc với dị nguyên (khói, bụi, thực phẩm, thời tiết…) hoặc sau vài ngày, vài tuần. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây ra các tổn thương da và biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, tổn thương khó lành, nhiễm trùng máu, suy hô hấp, viêm màng phổi…
Bệnh có thể biến chứng thành bệnh mãn tính, tái phát dai dẳng, khó điều trị, ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ, cuộc sống và sức khỏe. Cần đặc biệt thận trọng vì bệnh có thể gây tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến da, sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị hiệu quả.
Các triệu chứng dị ứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về da thông thường, đôi khi khó nhận biết được nguyên căn dị ứng do nguyên nhân không rõ ràng, điều này gây khó khăn cho việc điều trị.
Triệu chứng dị ứng cơ địa là gì và có lây không?
Biểu hiện khi da bị dị ứng thường gây khó chịu, đôi khi gây ngứa “điên cuồng” và ám ảnh nhiều người. Tùy vào mức độ mẫn cảm, các triệu chứng có thể khác nhau, như:
- Da nổi mẩn đỏ, mụn nước, tiết dịch, nổi sần.
- Ngứa rát, sưng phù tại một vài vị trí hoặc toàn thân.
- Trường hợp nặng, da có thể tổn thương, trầy xước, nhiễm trùng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Các triệu chứng khác: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…
Bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác, trong gia đình nếu có nhiều thành viên mắc dị ứng cơ địa, đó thường là do yếu tố di truyền, không phải do lây nhiễm từ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh.

Tham khảo thêm: Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược
Nguyên nhân dị ứng cơ địa khó xác định và khác nhau ở mỗi người
Nguyên nhân của bệnh khó xác định bởi liên quan đến hệ miễn dịch, cơ địa, yếu tố di truyền, vì vậy khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát triền miên. Một số trường hợp người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng, căng thẳng trong thời gian dài, vi khuẩn. Ngoài ra còn một số yếu tố như:
- Dị ứng thực phẩm
- Dị ứng thuốc
- Dị ứng thời tiết
- Dị ứng hoặc tiếp xúc hóa chất, mỹ phẩm, côn trùng…
Theo Đông y, dị ứng do cơ địa dẫn đến nổi mề đay, mẩn ngứa và các biểu hiện ngoài da do phong hàn, phong nhiệt, huyết độc, nhiệt độc gây ra. Ngoài ra, bệnh do ngoại tà xâm nhập, uất tích lâu ngày, cơ thể suy nhược, khí huyết ngưng trệ, gan hư mà sinh ra.
Dị ứng cơ địa có chữa được không?
Để chẩn đoán dị ứng da do cơ địa, người bệnh cần thăm các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa trên biểu hiện lâm sàng, test dị nguyên gây dị ứng và kiểm tra sức khỏe cơ thể.
Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân và mức độ viêm da do dị ứng do cơ địa gây ra. Để điều trị hiệu quả, cần điều trị từ căn nguyên, các phương pháp thường áp dụng bao gồm:

Tham khảo thêm: Viêm mũi dị ứng thời tiết – Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Sử dụng thuốc chữa trị
Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như kháng histamin, giảm ngứa, chống viêm, chống mẫn cảm, chống xung huyết, corticoid… tùy thuộc vào dị nguyên gây dị ứng, mức độ nặng nhẹ của triệu chứng và thể trạng của bệnh nhân. Thuốc và kem bôi ngoài da cũng được sử dụng để giảm ngứa.
Tuy nhiên, việc sử dụng tân dược để điều trị bề nổi có thể không phải là giải pháp tốt nhất. Nhất là khi các thuốc giảm ngứa và chống dị ứng thường gây buồn ngủ, khô miệng và ảnh hưởng đến công việc của bệnh nhân.
Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây thất bại trong điều trị và tái phát dị ứng dai dẳng. Do đó, để biết chính xác cách điều trị, bệnh nhân nên thăm bác sĩ để được chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp.
Chữa dị ứng cơ địa tại nhà
Mặc dù nhiều người lựa chọn phương pháp trị bệnh bằng thảo dược tự nhiên tại nhà, nhưng các bài thuốc dân gian chưa thể phát huy hiệu quả do chưa đủ dược tính. Một số cách thường được áp dụng là:
- Lá khế: Đun sôi lá khế với nước, thêm chút muối, sau đó tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị dị ứng.
- Lá kinh giới giảm ngứa, nổi sần: Xay nhuyễn lá kinh giới và bôi lên vùng da bị dị ứng, hoặc uống trà kinh giới hàng ngày.
- Lá trà xanh chống viêm da dị ứng: Đun sôi lá trà xanh với nước và thêm chút muối, dùng để tắm hoặc rửa sát khuẩn ngoài da.

Chữa dị ứng do cơ địa bằng Đông y theo lời khuyên bác sĩ
Đông y cho rằng, nguyên nhân gây dị ứng là do phong nhiệt, thấp nhiệt, tà khí xâm nhập, các yếu tố âm dương trong cơ thể mất cân bằng mà sinh ra. Vì vậy, để điều trị tình trạng này, cần loại bỏ được nguyên nhân bên trong, làm lành tổn thương bên ngoài, tái tạo và phục hồi da.
Các bài thuốc Đông y dạng sắc uống, thuốc bôi ngoài với tinh chất thảo dược tốt cho da và cơ thể được kết hợp theo công thức chuẩn cho hiệu quả cao, an toàn. Hiện nay, điều trị bệnh bằng Đông y được nhiều người lựa chọn và bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.
Tham khảo thêm: Dị ứng nghệ và cách chữa nhanh chóng ngay tại nhà
Dị ứng cơ địa nên ăn gì và kiêng gì?
Dị nguyên gây dị ứng thường là thực phẩm và yếu tố môi trường. Vì thế, việc quan tâm đến dinh dưỡng, những điều kiêng kỵ và chăm sóc da đúng cách là điều cần thiết.
Những thực phẩm nên bổ sung:
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất gồm củ, quả, rau xanh (các loại rau họ cải, cà chua, cà rốt, rau bina, súp lơ…)
- Trái cây tươi và khô (cam, bưởi, nho khô, hạt óc chó…).
- Các loại cá giàu omega – 3 (cá thu, cá ngừ, cá hồi…).
- Uống nhiều nước và bổ sung các loại nước ép trái cây.

Những thực phẩm nên tránh:
- Kiêng ăn các loại hải sản dễ gây dị ứng như tôm, mực, nghêu, sò…
- Các loại dưa muối chua là kích hoạt cơ địa dị ứng, tăng cảm giác ngứa và phản ứng viêm.
- Hạn chế ăn thịt bò, trứng, đồ ăn nhanh, đồ ngọt… để tránh triệu chứng dị ứng do cơ địa nặng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, chăm sóc da tại nhà để hạn chế triệu chứng tăng nặng. Nên vệ sinh cá nhân thường xuyên để tránh tình trạng viêm nhiễm. Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khí hậu và các yếu tố dị nguyên như khói bụi, lông động vật…
Dị ứng cơ địa mặc dù có thể gây khó chịu và mệt mỏi, nhưng có thể được quản lý hiệu quả thông qua việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. Việc tuân thủ ý kiến bác sĩ và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm:
- Dị ứng xi măng và các loại thuốc điều trị thường dùng
- Trẻ bị dị ứng thức ăn và những điều mẹ cần phải biết
