Dị ứng kem đánh răng – Biểu hiện và cách xử lý tại chỗ

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng kem đánh răng, mặc dù hiếm gặp, nhưng lại có thể gây ra các phản ứng khó chịu và đôi khi nghiêm trọng. Vấn đề này xuất phát từ các thành phần như hương liệu, chất bảo quản hoặc các hóa chất đặc biệt có trong kem đánh răng. Nhận biết và phòng tránh những phản ứng dị ứng này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng, tránh các triệu chứng không mong muốn.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng kem đánh răng

Kem đánh răng là sản phẩm phổ biến để vệ sinh răng miệng, nhưng ít người biết rằng nó có thể gây ra dị ứng. Nhận biết các dấu hiệu dị ứng là cách tốt nhất để xử lý và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu có thể gặp là:

dị ứng kem đánh răng
Dị ứng với kem đánh răng là tình trạng không phổ biến, gây ra những kích ứng vùng miệng và khoang miệng

Biểu hiện chung

Các biểu hiện chung của chứng dị ứng với kem đánh răng có thể tương tự như các hiện tượng dị ứng khác, bao gồm:

  • Sưng đỏ miệng hoặc vùng da xung quanh miệng.
  • Nhiễm trùng bên trong khoang miệng như lở miệng, loét, đỏ và đau.
  • Các dấu hiệu dị ứng chung như nổi mề đay mẩn ngứa, sung huyết, đỏ mắt và chảy nước mắt.

Tham khảo thêm: Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu nhận biết và cách trị nhanh nhất

Dấu hiệu ngoài da

Tình trạng dị ứng này thường bị chẩn đoán sai do các triệu chứng giống bệnh dị ứng ở miệng. Nắm rõ các biểu hiện và triệu chứng là cách tốt nhất để xác định tình trạng bệnh. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi đánh răng:

  • Viêm da tiếp xúc: Phát ban ở khóe miệng, lan xuống cằm, cổ nếu không điều trị. Phát ban có thể xuất hiện xung quanh môi, miệng hoặc má.
  • Viêm da cơ địa: Hình thành các vết mẩn đỏ, ngứa, bong tróc, thường xuất hiện xung quanh môi rồi lan sang các bộ phận khác.
  • Viêm môi: Kích ứng, khô môi, nứt nẻ ở miệng, có thể trở nên sưng, chảy mủ và khóe miệng.
  • Hình thành vết loét: Vết loét ở miệng có thể gây đau đớn, hình thành cùng viêm nướu.
  • Nổi mề đay mẩn ngứa: Nổi mề đay trên miệng hoặc cơ quan gần miệng, gây ngứa, phồng rộp và khó chịu.
da quanh vùng môi bị đỏ, khô, bong tróc
Khi bị bị dị ứng da xung quanh môi có thể bị đỏ, ngứa, rát hoặc nổi mẩn đỏ

Đau dạ dày

Trong một số trường hợp người bệnh có thể vô tình nuốt phải kem đánh răng. Điều này có thể gây ra một số vấn đề kích ứng ở dạ dày và đường tiêu hóa. Người bệnh có thể cảm thấy đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa….

Viêm nướu

Dị ứng với kem đánh răng có thể biểu hiện thông qua nướu và các vấn đề ở nướu. Khi dị ứng, nướu có thể bị đau, sưng, chảy máu trong hoặc sau khi đánh răng.

Nếu người bệnh không thay đổi loại kem đánh răng hoặc không có biện pháp xử lý thích hợp, nướu có thể bị tổn thương, viêm đau trong thời gian dài và dẫn đến mất chức năng.

Tham khảo thêm: Dị ứng hải sản – Nguyên nhân và cách xử lý nhanh

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ hoặc sốc mạch là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Tình trạng này khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tiết ra các thành phần hóa học dẫn đến các triệu chứng dị ứng.

sốc phản vệ do dị ứng
Dị ứng kem đánh răng có thể dẫn đến sốc phản vệ và gây ảnh hưởng đến tính mạng

Khi một người bị sốc phản vệ có thể xuất hiệu các triệu chứng như:

  • Ho, khó thở, thở khò khè, ngứa, đau thắt hoặc tức ngực.
  • Ngất xỉu, chóng mặt, mất ý thức hoặc mất khả năng nhận thức.
  • Phát ban, ngứa, sưng đỏ, mề đay phù mạch.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi.
  • Cổ họng sưng, đau, giọng khàn, khó nuốt, nghẹn.
  • Buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy.

Sốc phản vệ là tình trạng nghiêm trọng và nguy hiểm. Người bệnh cần được cấp cứu để tránh việc ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân sử dụng kem đánh răng bị dị ứng

Dị ứng với kem đánh răng thường do dị ứng với hương liệu. Hầu hết các loại kem đều chứa hương liệu như quế, bạc hà… có thể gây viêm nướu ở một số người.

Nguyên nhân thứ hai là thành phần muối và chất hóa học như Florua, Cocamidopropyl Betaine, Propylene Glycol.. có thể gây sưng môi và viêm nướu, thậm chí lở loét và viêm da quanh miệng.

Ngoài ra, dầu, các chất phụ gia và Paraben trong kem đánh răng cũng có thể gây dị ứng. Các chất tạo bọt hoặc tình dầu cũng có thể gây kích ứng bên ngoài hoặc bên trong miệng.

dị ứng kem đánh răng
Hương liệu, chất hóa học, phụ gia… có trong kem đánh răng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng

Tham khảo thêm: Dị ứng nghệ và cách chữa nhanh chóng ngay tại nhà

Cách xử lý tại chỗ khi dị ứng kem đánh răng

Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu dị ứng, điều cần làm là loại bỏ tuýp kem đánh răng đó. Sau đó, người bệnh có thể xử lý tình trạng dị ứng tại chỗ như sau:

  • Rửa miệng, sút miệng kỹ để loại bỏ dư lượng kem đánh răng.
  • Rửa miệng bằng nước ấm để làm dịu cơn ngứa, kích ứng.
  • Thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da, tránh sử dụng sản phẩm tẩy rửa khác tại vùng da tổn thương.
  • Sử dụng kem Hydrocortisone 1% không kê đơn để cải thiện tình trạng dị ứng ngay lập tức.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc kháng Histamine, giúp cải thiện tình trạng nóng rát, ngứa do dị ứng gây ra.

Nếu tình trạng dị ứng kéo dài hơn hai ngày hoặc xuất hiện các dấu hiệu như nổi mụn nước, chảy mủ, dịch… hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng với kem đánh răng

Cách tốt nhất để tránh dị ứng với kem đánh răng là sử dụng sản phẩm chứa ít hóa chất. Nếu bạn từng bị dị ứng trước đây, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại kem đánh răng ít gây kích ứng. Ngoài ra, có một số cách làm giảm nguy cơ dị ứng như:

  • Rửa miệng sạch sẽ sau khi đánh răng để loại bỏ dư lượng kem đánh răng.
  • Sử dụng kem đánh răng ít kích ứng, tránh chứa Fluoride và sút miệng có chứa Fluoride.
  • Giảm lượng kem đánh răng sử dụng để giảm tiếp xúc với miệng, khoang miệng.
  • Tránh các kem đánh răng có hương liệu và phụ gia.
  • Sử dụng các sản phẩm thay thế tự nhiên, thảo dược để ngăn ngừa dị ứng.
  • Chọn kem đánh răng chứa muối biển và dầu dừa, có khả năng làm sạch và kháng khuẩn.
  • Đánh răng nhẹ nhàng để tránh tổn thương nướu, khoang miệng, thay đổi bàn chải đánh răng định kỳ và chọn loại bàn chải lông mềm.

Các triệu chứng dị ứng kem đánh răng có thể kéo dài 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài gây kích ứng miệng, người bệnh nên đến gặp nha sĩ. Nha sĩ có thể cho bạn một số lời khuyên về các sản phẩm thay thế như muối biển, soda hoặc bột thảo dược.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:29 - 23/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:11 - 23/04/2024
Chia sẻ:
Thuốc dị ứng Telfast – Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dị ứng Telfast có chứa thành phần fexofenadine thường được bác sĩ kê đơn với mục đích điều trị…

dị ứng thời tiết gây sưng môi Dị ứng thời tiết gây sưng môi có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết gây sưng môi khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và ảnh hưởng ít…

Bị dị ứng bột ngọt phải làm sao chữa trị, phòng ngừa?

Dị ứng bột ngọt là tình trạng hay gặp phải ở một số người, khiến tay chân bủn rủn, đau…

Dị ứng da mặt do nhiều nguyên nhân gây ra có thể được điều trị bằng thuốc hoặc không Thuốc trị dị ứng da mặt loại nào tốt, hiệu quả?

Dị ứng da mặt là tình trạng thường gặp ở chị em xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dị…

Dị ứng da – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Dị ứng da là một phản ứng cơ thể đối với các chất gây kích ứng, thường xuất hiện dưới…

Bình luận (1)

  1. Phan thị linh phương
    Phan thị linh phương says: Trả lời

    Môi em bị viêm da tiếp xúc dị ứng L23 . Vậy em dùng kem đánh răng nào được ạ .Em cảm ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua