Dị ứng đạm sữa bò – Cách nhận biết và xử lý kịp thời

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng đạm sữa bò là một hiện tượng thường gặp, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, về da cho bé, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi. Phụ huynh cần theo dõi những dấu hiệu bất thường ở trẻ để sớm phát hiện và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Dị ứng đạm sữa bò là gì?

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 2 – 7% trẻ dưới 1 tuổi bị dị ứng với đạm sữa bò. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bé sinh ra phản ứng khi sữa bò đi vào cơ thể thông qua hệ tiêu hóa.

Lúc này, hệ miễn dịch cho rằng đạm trong sữa bò là một chất độc hại, từ đó sinh ra các phản ứng chống lại đạm trong sữa, làm xuất hiện tình trạng khó thở, nôn trớ, sưng mặt ở bé…

Dị ứng đạm sữa bò
Dị ứng sữa bò thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh

Đa số các trường hợp dị ứng ở trẻ sẽ nhanh chóng được cải thiện và tự khỏi sau 3 tuổi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bé bú sữa công thức ngay sau khi sinh thường có tỷ lệ mắc dị ứng cao hơn so với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. 

Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu dị ứng Paracetamol và các biện pháp xử lý

Dấu hiệu nhận biết dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ở nhiều trẻ em bao gồm tôm, cua, lòng trắng trứng, đậu phộng, đặc biệt là đạm sữa bò là do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, dễ phản ứng quá mạnh với các chất lạ.

Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ chưa đủ sẵn sàng để xác định chất lượng của các loại thực phẩm, từ đó có thể xem chúng là độc hại. Dị ứng sữa bò thường xuất hiện hai phản ứng chính:

  • Phản ứng nhanh: Thường xảy ra đột ngột ngay khi đang uống hoặc sau khi uống với một số triệu chứng như nổi ban đỏ, sưng phù mặt, thở khò khè… Nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ cần đưa đi cấp cứu ngay.
  • Phản ứng chậm: Xảy ra sau 2 giờ với các biểu hiện ở một hoặc nhiều cơ quan cùng lúc. Thường gặp như nôn trớ, tiêu chảy, chàm, phát ban… 

Dấu hiệu ở đường tiêu hóa

Có đến 50 – 60% các trường hợp dị ứng có những biểu hiện rối loạn về tiêu hóa. Có thể kể đến như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ có thể bao gồm cầu phân lỏng nhiều lần trong ngày, có hoặc không có máu, và có thể dẫn đến táo bón. Cần phân biệt với không dung nạp lactose và hội chứng lỵ. Không dung nạp lactose thường đi kèm với ỉa chảy ngay sau khi bú, phân chua đỏ, và loét da hậu môn.
  • Nôn trớ: Thường xảy ra ngay sau khi bú hoặc sau bú vài giờ. Tuy nhiên, nếu trẻ ọc sữa mà không liên quan tới bữa ăn thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám. Đây có thể là hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý hoặc bệnh lý.
  • Trẻ ít ăn: Trẻ ăn ít, chán ăn hay quấy khó thường xuất hiện do đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, sôi bụng…
  • Xì hơi: Nếu xì hơi đi kèm với các triệu chứng trên thì nguy cơ bị dị ứng sữa của bé là rất cao.
Trẻ nôn trớ khi uống sữa
Nôn trớ là biểu hiện thường gặp ở trẻ dị ứng do đạm sữa bò gây ra

Có thể bạn quan tâm: Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Dấu hiệu ngoài da

Có 50 – 70% các trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có các vấn đề ngoài da. Cụ thể là:

  • Phát ban: Các bé dị dị ứng thường xuất hiện các triệu chứng như phát ban, nổi mẩn đỏ, chàm sau từ vài phút đến một giờ sau khi uống sữa bò.
  • Sưng mặt, sưng môi: Cũng là một biểu hiện nhận biết, thường đi kèm với các vấn đề về tiêu hóa.

Dấu hiệu về hô hấp và các vấn đề khác

Thường chiếm 20 – 30% các biểu hiện ra bên ngoài, có thể xảy ra gần như ngay sau khi sử dụng hoặc ẩn đi và biểu hiện trong vòng 1 tuần sau đó. Các dấu hiệu về hô hấp và các vấn đề khác thường là:

  • Thở khò khè: Nếu trẻ xuất hiệu triệu chứng thở khò khè, khó thở kèm theo dịch nhầy trong mũi và cổ họng sau khi dùng sữa thì đây có thể là do cơ thể đang phản ứng với đạm trong sữa.
  • Cáu gắt: Trẻ nhỏ thường hay quấy khóc thế nhưng nếu khóc liên tục không nín.
  • Giảm hoặc không tăng cân: Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi cân nặng khi 6 tháng tuổi và tăng gấp 3 khi 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé không tăng cân, chậm lớn mà tiêu chảy, nôn mửa nhiều và không nhận được dinh dưỡng thì rất có thể bé đã bị dị ứng đạm sữa.

Chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò

Để xác định trẻ có bị dị ứng hay không, khi trẻ có các dấu hiệu trên, mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ở bệnh viện uy tín. Để chẩn đoán bệnh chính xác cần:

  • Xét nghiệm phân: Phân của trẻ bị dị ứng thường lẫn máu còn phân trẻ không dung nạp lactose hay chứa thành phần đường không tiêu hóa được và có tính acid.
  • Xét nghiệm phản ứng trên da: Thường là test lẩy da, giống như thử phản ứng kháng sinh và test áp da. 
  • Xét nghiệm máu để tìm kháng thể ige đặc hiệu gây ra phản ứng dị ứng với sữa bò.
dị ứng đạm sữa bò
Để chắc chắn bé có bị dị ứng với sữa bò hay không, cần đưa trẻ đến bác sĩ để thực hiện các chẩn đoán cần thiết

Có thể bạn quan tâm: Dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Làm gì khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?

Khi phát hiện bé có dấu hiệu dị ứng với loại sữa bò đang dùng, mẹ nên ngưng sử dụng loại sữa đó và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhà sản xuất sữa.

Trong trường hợp dị ứng nặng, cần đưa bé đến trung tâm y tế để kiểm tra và điều trị. Phương pháp kiểm tra dị ứng có thể bao gồm thử nghiệm sữa dưới sự giám sát của bác sĩ:

  • Ngưng sử dụng sữa bò và các chế phẩm của bò trong 2 – 4 tuần, có thể chuyển sang sữa thủy phân tích cực hoặc sữa acid amin để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
  • Nếu các triệu chứng thuyên giảm thì rất có thể bé bé dị ứng sữa, nếu các triệu chứng không thuyên giảm là do nguyên nhân khác.
  • Nếu nghi ngờ bé bị dị ứng với đạm sữa bò, nên test thử tại bệnh viện để có thể cấp cứu sốc phản vệ tốt. Thực hiện bằng cách nhỏ 1 giọt sữa lên môi bé rồi quan sát. Sau 15 phút mà không có hiện tượng gì thì mỗi 30 phút tăng dần lượng sữa đến 100ml. 
  • Ngừng test khi có dấu hiệu dị ứng, cho trẻ thực hiện chế độ kiêng thịt bò, sữa bò cho đến sau 1 tuổi thì test lại. 
  • Chỉ sử dụng thử thách dinh dưỡng, test sữa trong bệnh viện khi có sự theo dõi của bác sĩ.

Chăm sóc trẻ bị dị ứng đạm sữa bò

Khi bé sử dụng sữa bò bị dị ứng, mẹ cần lưu ý các vấn đề trong chăm sóc như sau:

  • Trong 6 tháng đầu, cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và tránh sữa bò cùng các sản phẩm từ bò như thịt bò, phô mai, sữa chua chứa sữa bò và bổ sung canxi hàng ngày.
  • Nếu bé dị ứng nhanh, có thể thay thế bằng sữa đậu nành hoặc các loại sữa ít gây phản ứng như sữa hạnh nhân, sữa gạo…
  • Tránh sữa có thành phần tương tự như sữa đậu dê, sữa cừu; nên dùng sữa thủy phân hoàn toàn từ 9 – 12 tháng.
  • Có thể sử dụng các loại sữa phù hợp cho trẻ dị ứng như Pregestimil Lipil, Nutramigen A+ LGG, sữa DG…
Có thể dùng sữa đậu nành cho bé
Có thể dùng sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân hoàn toàn nếu bé bị dị ứng với thành phần đạm có trong sữa bò

Dù dị ứng đạm sữa bò không phải là hiếm, nhưng triệu chứng không đặc trưng và việc chẩn đoán chỉ thực hiện ở bệnh viện lớn nên ít người biết đến. Phụ huynh thường nhầm lẫn tình trạng này với các bệnh lý khác, gây chậm trễ trong việc điều trị. Vì vậy, khi có con nhỏ, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về dấu hiệu, cách phòng ngừa để có biện pháp xử lý kịp thời trước mọi vấn đề.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 12:47 - 24/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:21 - 24/04/2024
Chia sẻ:
dị ứng xi măng Dị ứng xi măng và các loại thuốc điều trị thường dùng

Dị ứng xi măng là một trong những vấn đề về da rất phổ biến, thường xuất hiện ở công…

Không dung nạp Lactose là gì? Cách chẩn đoán và khắc phục

Hội chứng không dung nạp Lactose là khả năng không tiêu hóa được Lactose của cơ thể, đây là một…

Bị dị ứng bột ngọt phải làm sao chữa trị, phòng ngừa?

Dị ứng bột ngọt là tình trạng hay gặp phải ở một số người, khiến tay chân bủn rủn, đau…

Cách trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà tại nhà

Trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà có thể giảm kích ứng và làm dịu da nhờ…

Dị ứng hải sản chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay trong các trường hợp dị ứng thực phẩm Dị ứng hải sản – Nguyên nhân và cách xử lý nhanh

Dị ứng hải sản không chỉ là một vấn đề sức khỏe mà còn là một thách thức đối với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua