Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì?

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà không ít người đang phải sống chung với tình trạng đau nhức khớp gối. Chính vì thế mà vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị đau khớp gối.

đau khớp gối nên uống thuốc gì
Có thể uống thuốc gì khi bị đau khớp gối để cải thiện tốt triệu chứng?

Đau khớp gối nên uống thuốc gì?

Khi các liệu pháp tại nhà không thể đáp ứng được triệu chứng đau nhức khớp gối thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc. Các loại thuốc thường sẽ có tác dụng giảm đau nhanh, từ đó giúp cải thiện chức năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên, việc lên đơn thuốc sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra triệu chứng.

Sau đây là một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị chứng đau khớp gối:

1. Thuốc giảm đau

Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị chứng đau khớp gối cả ở người già và người trẻ. Phần đa những loại thuốc thuộc nhóm này thường không kê đơn, rất dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc.

Các loại thuốc giảm đau thường phù hợp với những người bị đau khớp gối do các nguyên nhân cơ học. Thuốc có thể giúp ức chế nhanh những cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Khi dùng với liều lượng phù hợp thì các loại thuốc giảm đau thường khá an toàn cho sức khỏe.

Trong các loại thuốc giảm đau thông thường thì Paracetamol cùng với Tramadol là 2 loại được dùng nhiều nhất. Chúng mặc dù ít gây tác dụng phụ nhưng nên dùng cẩn trọng với bệnh nhân đang gặp vấn đề về chức năng gan thận.

2. Thuốc kháng viêm không steroid

Khi các loại thuốc giảm đau thông thường chưa đáp ứng được triệu chứng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc kháng viêm không steroid để giúp cải thiện tình hình.

Ngoài tác dụng giảm đau thì các thuốc thuộc nhóm này còn giúp ức chế các phản ứng viêm. Chính vì thế mà khi khớp gối bị đau nhức đi kèm với dấu hiệu sưng viêm, bạn có thể sẽ được cân nhắc chỉ định dùng kết hợp thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid.

đau khớp gối uống thuốc gì
Thuốc Aspirin thường được bác sĩ chỉ định khi chứng đau khớp gối đi kèm với dấu hiệu sưng viêm

Các thuốc kháng viêm không steroid được dùng phổ biến trong điều trị đau khớp gối, bao gồm:

  • Aspirin: Có tác dụng làm giảm tổng hợp prostaglandin E1 và E2 nhờ tham gia vào quá trình ức chế prostaglandin synthetase. Vì thế Aspirin có thể thúc đẩy tăng thải nhiệt, đồng thời ức chế quá trình sinh nhiệt của cơ thể. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng giảm đau nhờ vào khả năng làm giảm cảm thụ của hệ thần kinh với một số chất gây viêm.
  • Naproxen: Cũng có khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin synthetase. Đây là loại thuốc có thể hấp thụ nhanh khi được dung nạp vào cơ thể. Naproxen phát huy tác dụng giảm đau nhanh chỉ khoảng 15 – 30 phút sau khi dùng thuốc.
  • Ibuprofen: Hoạt động nhờ vào khả năng ức chế một số chất trung gian gây viêm, điển hình là prostaglandin. Cơ chế giảm đau của Ibuprofen khá giống với Aspirin.

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid thường dễ gây phản ứng phụ. Dễ gặp nhất là những kích ứng lên các cơ quan tiêu hóa và đường tiết niệu. Chính vì thế cần hết sức cẩn trọng trong quá trình sử dụng.

3. Thuốc giãn cơ

Nhóm thuốc này sẽ được sử dụng khi các cơ bắp ở khu vực đầu gối bị căng cứng và co thắt. Hiện trạng này không chỉ khiến tình trạng đau nhức nặng nề thêm mà còn làm giảm khả năng vận động của khớp gối.

Thuốc giãn cơ giúp thư giãn và giảm co thắt cơ bắp nhờ tác đụng đến hệ thần kinh trung ương. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn truyền tín hiệu đau từ dây thần kinh lên não.

Một số thuốc thường dùng như:

  • Orphenadrine
  • Tizanidine
  • Metaxalone
  • Methocarbamol
  • Dantrolene
  • Baclofen
  • Diazepam

Nhóm thuốc giãn cơ có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ hơn cả thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid. Bạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

4. Thuốc Corticosteroid

Khi các loại thuốc khác không thể khắc phục được triệu chứng thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định Corticosteroid. Cơ chế hoạt động của thuốc này giống với cortisone được sản sinh ở tuyến thượng thận.

Corticosteroid sẽ giúp ức chế hệ miễn dịch, từ đó làm giảm diễn tiến của phản ứng viêm tại khớp gối. Có thể dùng thuốc ở dạng uống hay dạng tiêm tùy thuộc vào triệu chứng mà bạn gặp phải.

viêm khớp gối uống thuốc gì
Thuốc Corticosteroid dùng theo đường tiêm có thể được chỉ định khi thuốc khác không đáp ứng triệu chứng

Mặc dù có tác dụng giảm đau tốt nhưng Corticosteroid có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm và gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng.

5. Thuốc chống thấp khớp

Loại thuốc này sẽ được dùng khi cơn đau khớp gối bị kích hoạt do bệnh viêm khớp gối hay viêm khớp dạng thấp. Các thuốc chống thấp khớp sẽ ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và làm chậm diễn tiến của bệnh. Từ đó có thể làm giảm mức độ nặng nề của triệu chứng đau nhức.

Một số thuốc thường dùng bao gồm:

  • Hydroxychloroquine
  • Methotrexate
  • Humira
  • Enbrel

Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau khớp gối

Để đảm bảo được hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây khi sử dụng thuốc chữa đau khớp gối:

  • Dùng thuốc đúng kế hoạch, theo chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ liều lượng, tần suất cũng như thời gian uống thuốc.
  • Không tự ý mua thuốc về dùng, ngưng thuốc hay tăng giảm liều.
  • Báo ngay cho bác sĩ khi liều dùng được chỉ định chưa thể đáp ứng triệu chứng.
  • Theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể. Hãy chủ động tìm gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường phát sinh.
  • Thiết lập kế hoạch chăm sóc để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề bị đau khớp gối nên uống thuốc gì? Để đảm bảo yếu tố an toàn, khi bị đau khớp gối bạn nên sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và kê toa thuốc phù hợp. Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng bất cứ thuốc nào chữa đau khớp gối để tránh gặp phải vấn đề không mong muốn.

Chia sẻ:
Thuốc gout của Úc loại nào tốt? Giá bán và cách dùng Thuốc gout của Úc loại nào tốt? Giá bán và cách dùng

Thuốc gout của Úc được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn cho người sử dụng. Tuy…

Triệu chứng và những biến chứng thường gặp của bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ và biến chứng của chúng không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng…

U xương ác tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị U xương ác tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

U xương ác tính được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm và khó nhận diện trong…

Tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để nhanh hết? Tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để nhanh hết?

Tình trạng tê chân tay có thể xuất phát từ những tổn thương ở hệ thần kinh, bệnh mạch máu…

Các nguyên nhân đau nhức xương khớp và cách điều trị

Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp ở người già, đối tượng bị béo phì, người lao động…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua