Cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả tại nhà
Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ là liệu pháp an toàn, có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu. Từ đó làm giảm sự chèn ép và hỗ trợ đẩy lùi tình trạng đau nhức. Thực hiện đúng cách sẽ giúp ức chế triệu chứng và ngăn ngừa bệnh diễn tiến phức tạp.
Tác dụng của bấm huyệt trong chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng xương và sụn ở cột sống cổ bị bào mòn ảnh hưởng trực tiếp đến đốt sống cũng như đĩa đệm. Bệnh đặc trưng bởi những cơn đau được kích hoạt ở vùng cổ sau đó có thể lan rộng ra cả vùng vai gáy.
Đây là một trong những bệnh lý xương khớp mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Mục đích điều trị là kiểm soát tốt triệu chứng và ngăn ngừa diễn tiến của bệnh.
Ngoài việc điều trị bệnh theo các phương pháp Tây y thì bấm huyệt cũng là một liệu pháp được dùng phổ biến. Liệu pháp bấm huyệt có nguồn gốc từ y học cổ truyền được ứng dụng từ lâu đời.
Đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ, việc tác động đúng cách vào các huyệt đạo sẽ đem lại rất nhiều tác dụng tốt. Bấm huyệt sẽ kích thích quá trình lưu thông máu, từ đó có thể thúc đấy quá trình tái tạo và làm lành các mô sụn đang tổn thương.
Ngoài ra, lực tác dụng từ bàn và ngón tay khi bấm huyệt còn giúp các mô cơ được giãn ra. Từ đó góp phần giải phóng các rễ dây thần kinh cũng như mạch máu bị chèn ép. Nhờ vậy mà các cơn đau dần được ức chế và giảm tần suất xuất hiện.
Bấm huyệt còn là liệu pháp an toàn, giúp giảm đau nhưng lại không gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể chữa trị dứt điểm bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Gợi ý: Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì? Lưu ý điều gì?
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ
Để bấm huyệt mang lại kết quả tốt trong chữa thoái hóa đốt sống cổ cần thực hiện đầy đủ 3 bước cơ bản sau đây:
1. Xoa bóp trước khi bấm huyệt
Việc xoa bóp có tác dụng làm nóng, đồng thời giúp các mô cơ được thư giãn. Bạn có thể thực hiện việc xoa bóp theo từng vị trí:
- Đối với vùng cổ: Sử dụng bàn và ngón tay phải chà xát và massage lên vùng cổ bên trái. Cần thực hiện nhẹ nhàng từ trên xuống dưới rồi ngược lại trong khoảng một phút. Tiếp đến dùng tay trái thực hiện tương tự với vùng cổ bên phải.
- Đối với vùng gáy: Đan hai bàn tay với nhau ở sau gáy và tiến hành chà xát từ chân tóc xuống phía vai. Tiếp đến dùng hai bàn tay để bóp nhẹ cơ ở hai bên cổ. Thực hiện khoảng từ 10 – 15 lần.
- Vùng xương bả vai: Cúi đầu về phía trước, dùng tay phải chà xát và xoa bóp vai trái khoảng 10 – 15 lần. Tiếp tục dùng tay trái thực hiện tương tự với vai phải.
Khi chà xát và xoa bóp, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng để có thể giúp cơ bắp được thư giãn, đồng thời kích thích tuần hoàn máu. Tránh sử dụng lực tay quá mạnh bởi rất dễ gây bầm tím, tổn thương mô mềm và vùng da phía ngoài.
Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ: Khắc phục như thế nào?
2. Tiến hành bấm huyệt
Đây là bước quan trọng nhất trong bấm huyệt chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đầu tiên, bạn cần xác định rõ vị trí của các huyệt vị cần tác động sau đó mới tiến hành thực hiện các động tác.
Để hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì bạn cần tập trung vào các huyệt như phong trì, a thị, kiên tỉnh và bách hội:
- Huyệt a thị: Là những huyệt không có vị trí nhất định, tương ứng với vị trị đau nhức. Để xác định, bạn cần ấn đầu ngón tay vào đốt sống để tìm điểm gây đau nhức. Sau đó, tiến hành dây ấn vào các điểm này khoảng 1 – 2 phút.
- Huyệt kiên tỉnh: Nằm ở chỗ lõm sâu ở đỉnh vai, dễ xác định hơn khi giơ tay sang ngang. Dùng ngón trỏ để bấm vào huyệt này trong khoảng 1 – 2 phút.
- Huyệt phong trì: Nằm ở vùng lõm phía sau tai, ngay vị trí tiếp giáp giữa chân tóc và cổ. Dùng 2 bàn tay ôm lấy đầu để 2 ngón cái ở vị trí huyệt phong trì. Ấn và day nhẹ ngón cái trong khoảng 30 – 60 giây.
- Huyệt bách hội: Nằm ở ngay chính giữa đỉnh đầu. Dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt này đến khi có cảm giác hơi tê da đầu, thời gian khoảng 30 – 60 giây. Ấn vào huyệt bách hội sẽ giúp làm giảm đau đầu, tăng cường tuần hoàn máu não.
Vùng cổ là khu vực có chữa nhiều dây thần kinh quan trọng, chính vì vậy mà bạn cần xác định chính xác vị trí của huyệt vị cần tác động. Việc bấm không đúng huyệt có thể phát sinh một số rủi ro nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để chuyên viên thực hiện.
Tham khảo thêm: Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
3. Thư giãn vùng cổ
Sau khi bấm huyệt thì người bệnh nên thực hiện một vài động tác đơn giản để giúp vùng cổ được thư giãn. Điều này sẽ giúp nâng cao tác dụng của liệu pháp bấm huyệt.
Đồng thời còn tăng cường sự linh hoạt cho các đốt sống để cải thiện chức năng vận động của cột sống cổ. Sau đây là một vài động tác phù hợp trong lúc này:
- Cúi ngửa cổ: Bạn ngồi thẳng trên ghế, giữ đầu cân bằng với 2 vai, mắt hướng về phía trước. Tiến hành cúi đầu từ từ xuống cho đến khi cằm chạm với ngực. Giữ trong vài giây rồi trả về tư thế chuẩn bị và từ từ ngửa đầu hết cỡ ra phía sau lưng. Tiếp tục giữ trong vài giây rồi lại trở về tư thế ban đầu. Lặp lại các thao tác trên 5 – 7 lần.
- Kéo cổ sang hai bên: Tư thế chuẩn bị giống với động tác cúi ngửa cổ. Đầu tiên dùng tay trái vòng qua đầu ôm lấy tai phải. Từ từ kéo căng cổ sang bên trái và giữ trong vài giây rồi trả về tư thế chuẩn bị. Thực hiện tương tự đối với bên còn lại. Lặp lại xen kẽ cho mỗi bên cũng khoảng 5 – 7 lần.
Liệu pháp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ sẽ hỗ trợ giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu rất tốt nếu bạn thực hiện đúng cách. Để bệnh sớm được kiểm soát, bạn cần kết hợp với việc thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt khoa học.
Bạn có thể tham khảo:
- Các món ăn bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, đơn giản
- Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách Xoa bóp tại nhà đơn giản
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!