Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Tê Tay và Cách Xử Lý Tại Chỗ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Khi bị thoái hoá đốt sống cổ, các lỗ liên hợp bị thu hẹp lại, chèn ép lên các dây thần kinh gây ra hiện tượng tê tay. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón tay, có dấu hiệu tăng lên khi làm việc nhiều hoặc là lái xe máy.

Vì sao thoái hoá đốt sống cổ gây ra tê tay?

Tê tay là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Các đốt sống cổ được nối với nhau bằng các đĩa đệm, ở giữa các đốt sống có lỗ liên hợp để dây thần kinh đi ra, chi phối các hoạt động ở vùng cổ vai, gáy, cánh tay, cổ tay, ngón tay. 

Vì sao thoái hoá đốt sống cổ gây ra tê tay?
Tê tay là triệu chứng thường gặp khi bị thoái hoá đốt sống cổ

Khi bị thoái hoá đốt sống cổ, các dây thần kinh liên hợp bị thu hẹp, chèn ép lên các dây thần kinh gây ra hiện tượng tê tay. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn và khác lạ khi cầm nắm đồ vật.

Ngoài ra, thoái hoá đốt sống cổ nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm, gây chèn ép lên tuỷ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê tay. Khi bị tê tay do thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, tiến hành kiểm tra, xét nghiệm mức độ tổn thương của bệnh để phác đồ điều trị thích hợp.

Tình trạng này rất dễ gặp ở những người ngồi nhiều trên 8 tiếng một ngày, ngồi sai tư thế hoặc thường xuyên gục đầu, cúi người. Những người thường xuyên phải gõ phím khiến cho cổ tay bị áp lực, khuỷu tay bị tê, kém linh hoạt.

Gợi ý: Bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ và lưng đơn giản tại nhà

Dấu hiệu nhận biết tê tay do thoái hoá đốt sống cổ

Các triệu chứng tê tay do thoái hoá đốt sống cổ rất đa dạng, bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu điển hình dưới đây:

  • Hiện tượng tê nhức tay thường xảy ra ở dọc vùng cánh tay, ngón tay, bàn tay, cẳng tay,…
  • Thường xuyên có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và đau đầu, đau mỏi cổ và vai gáy, cảm thấy khó khăn khi xoay người, thay đổi tư thế.
  • Ban đầu, tình trạng tê tay còn nhẹ và có thể khỏi sau đó. Nếu bệnh chuyển biến nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm, các gai xương đốt sống ở cổ chèn ép lên các dây thần kinh, các cơn đau nhức tê tay sẽ biểu hiện rõ ràng hơn, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày.
  • Tình trạng tê tay do thoái hoá đốt sống cổ xảy ra tuỳ thuộc vào từng người bệnh, ở các mức độ khác nhau.
  • Khi thấy thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay diễn ra liên tục thì tốt nhất người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị tích cực.

Cách xử lý tại chỗ khi bị tê tay do thoái hoá đốt sống cổ

Để có thể khắc phục tình trạng thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay, người bệnh có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn đốt sống cổ tay. Dưới đây lá cách xoa bóp giúp giảm tê tay tại chỗ, bạn có thể tham khảo và áp dụng

  • Bước 1: Dùng mô ngón tay cái hoặc gốc bàn tay xoa tròn lên mu bàn tay, nên xoa theo chiều kim đồng hồ và lặp lại mỗi bên 10 lần.
  • Bước 2: Đan xen đầu ngón tay xát vào mu bàn tay rồi vuốt theo chiều thẳng lên, mỗi bên lặp lại 10 lần.
  • Bước 3: Dùng lực ngón cái miết dọc theo mu bàn tay và các ngón kẽ tay, mỗi bên lặp lại 10 lần.
  • Bước 4: Dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ, kẹp lại lên da như thực hiện động tác véo, lặp lại mỗi bên 10 lần, nên lặp lại lên nhiều vùng da ở bàn tay.
  • Bước 5: Nắm chặt các ngón tay, xoay tròn cổ tay sau đó mở bung, duỗi thẳng các ngón tay. Thực hiện liên tục trong 10 lần.
Cách xử lý tại chỗ khi bị tê tay do thoái hoá đốt sống cổ
Dùng ngón tay cái xoay tròn trên mu ban tay theo chiều kim đồng hồ giúp xử lý tê tay tại chỗ

Cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay

Khi bị tê tay do thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh nên đến các bệnh viện xương khớp để được bác sĩ chẩn đoán, sử dụng các biện pháp trị liệu tích cực. Nhằm loại bỏ sự chèn ép lên các dây thần kinh, giúp phục hồi chức năng hoạt động của hệ thần kinh.

Khắc phục tình trạng tê tay

Khi bị tê tay do thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần ursultiamin, giúp làm giảm cảm giác tê tay, khả năng vận động của tay được cải thiện.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên xoa bóp cánh tay, bàn tay và cổ tay sẽ giúp tình trạng trên giảm đáng kể. Nên duy trì hoạt động bình thường của tay để các triệu chứng tê tay không tiến triển sang mất cảm giác của tay.

Xem thêm: Bị thoái hóa đốt sống cổ có nên tập GYM? Giải đáp thắc mắc

Điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Đây là biện pháp giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra tê tay, người bệnh nên áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Thông thường bạn có thể điều trị thoái hóa đốt sống cổ theo Tây y hoặc là Đông y.

Điều trị theo Tây y

Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ làm thư giãn các đốt sống cổ. Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc có chứa Chondroitin, giúp bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp, cải thiện tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ làm giảm bớt cảm giác đau và tê tay, hoàn toàn không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh. Trong những trường hợp nặng, bạn có thể phải tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém và có những rủi ro không lường trước được.

Điều trị theo Đông y

Đây là phương pháp có thể giải quyết được nguồn gốc gây bệnh, ít gây ra tác dụng phụ nên được nhiều người bệnh lựa chọn. Khi tiến hành điều trị bằng phương pháp này, người bệnh có thể tiến hành điều trị bằng uống thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hoặc kết hợp cả uống thuốc và châm cứu bấm huyệt.

Trước khi tiến hành phương pháp này, người bệnh nên lựa chọn phòng khám uy tín, chất lượng, lương y có tay nghề cao để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ
Điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng Đông y giúp ngăn chặn biến chứng tê tay

Tham khảo thêm: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì để mau hết bệnh

Cách phòng ngừa tê tay do bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Bạn có thể phòng ngừa tình trạng tê tay do thoái hoá đốt sóng cổ gây ra thông qua các việc thay đổi thói quen hàng ngày, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế gây hại tới đốt sống cổ.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động xương khớp, tập luyện các bài tập tốt cho hệ thống xương cổ, nên xoay tròn cổ tay trước khi chơi thể thao hoặc là làm việc.
  • Khi ngủ nên chú ý không để cơ thể bị nhiễm lạnh, gây cứng cổ, ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Hạn chế các hoạt động thường xuyên phải sử dụng tới cánh tay, bàn tay và ngón tay.
  • Khi sử dụng chuột máy tính, nên điều chỉnh chiều cao của ghế để cổ tay và bàn tay đặt song song với mặt bàn, tránh tình trạng cổ tay phải ưỡn quá mức.
  • Thay đổi tư thế làm việc, nên đứng dậy thư giãn hoặc tập các bài tập phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ nhẹ nhàng sau 1-2 tiếng làm việc.
  • Khi phát hiện bệnh thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh cần tiến hành điều trị sớm để kiểm soát bệnh, hạn chế tiến triển nặng, biến chứng sang tê tay.
Cách phòng ngừa tê tay do bệnh thoái hoá đốt sống cổ
Làm việc đúng tư thế giúp phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay

Tê tay do thoái hoá đốt sống cổ là tình trạng xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ và công việc của mỗi người. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, phác đồ điều trị tích cực, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Đau Đầu – Biểu hiện chớ xem thường

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu là một triệu chứng nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo bệnh đã…

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Nguy Hiểm Không?

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh diễn biến chậm, gây tổn thương cho sụn khớp và đệm ở…

Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Bằng Lá Lốt Có Hiệu Quả Như Tin Đồn?

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt là phương pháp dân gian. Cách chữa này rất đơn giản,…

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Tê Tay và Cách Xử Lý Tại Chỗ

Khi bị thoái hoá đốt sống cổ, các lỗ liên hợp bị thu hẹp lại, chèn ép lên các dây…

Các Món Ăn Bài Thuốc Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ giúp cải thiện bệnh

Những món ăn bài thuốc kết hợp với các loại dược liệu quý trong Đông y, có tác dụng rất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua